Tuần 19. Vợ chồng A Phủ
Chia sẻ bởi Bùi Thanh Tùng |
Ngày 09/05/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Vợ chồng A Phủ thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hỏi: Dựa vào SGK nêu những nét cơ bản về nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A phủ ?
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng; là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của ông đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
2. Tác phẩm
- Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.
- Năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Trong đợt công tác 8 tháng ấy, nhà văn đã sống với nhân dân nhiều dân tộc ở những khu căn cứ du kích và những vùng bị địch chiếm đóng trước đây. Theo Tô Hoài “Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi…vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Hãy kể tên một số nhân vật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ?
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
3. Tóm tắt truyện:
- Truyện kể về cuộc đời của đôi vợ chồng người Mông là Mị và A Phủ. Truyện chia làm hai phần. Phần một: là thời gian Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. Mị - con dâu gạt nợ - thực chất là con ở trong nhà thống lí Pá Tra. Còn A Phủ vì đánh A Sử - con trai thống lí, trong một lần y đi phá rối - đã chịu cảnh tương tự. Mâu thuẫn giữa A Phủ và Mị với bố con Pá Tra phát triển gay gắt, đưa tới hành động Mị cứu A Phủ thoát chết và họ cùng bỏ trốn. Phần hai: là quãng thời gian ở Phiềng Sa; đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ thành vợ chồng. Cuộc sống hạnh phúc đơn sơ của họ bị bọn Tây ở đồn Bản Pe cướp phá. Sau đó họ được cán bộ A Châu giác ngộ; được thử thách và trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống giặc lên càn quét khu du kích Phiềng Sa.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
II. Đọc hiểu văn bản:
-Hỏi: Đọc đoạn văn mở đầu và nêu cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị ? ( Gợi ý: vị trí, thân phận)
“ Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuộc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cô Mị và cuộc đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra
- Mị xuất hiện ngay trong câu đầu của truyện; giữa khung cảnh tấp nập, giàu có nhà Pá Tra. Mị: “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Cô thường xuyên xuất hiện ở vị trí ấy. Nó tạo nên một mảng sống riêng: im lìm, tăm tối, cực nhọc; nó là một phần của hình ảnh trọn vẹn về nhà thống lý.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nhận xét về cuộc đời của Mị trước khi về làm con dâu nhà thống lí Pá Tra ?
“Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhắn cả chân vách đầu buồng Mị.”
“Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. {… } Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Mị trẻ đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo, chăm làm, hiếu thảo. Một cô gái xứng đáng được hưởng hạnh phúc, đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi trăng tròn, dù trong cảnh nghèo khó.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Nêu nhận xét về hành động bắt Mị về làm vợ của nhà thống lí Pá Tra ? ( Gợi ý: Theo đúng phong tục hay lợi dụng phong tục ?)
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Bọn phong kiến miền núi đã lợi dụng phong tục để ép cô về làm con dâu. Mị tiếng là con dâu nhưng thực chất là con ở, nô lệ chỉ vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ Mị.
- Trong thời gian đầu bị bắt về làm vợ A Sử, Mị đã phản kháng quyết liệt. Nhưng vì bố, Mị chấp nhận cuộc sống nô lệ.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét về cuộc sống của nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra ?
“Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa {…} Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại”.
“Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi, thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Những năm tháng trong nhà Pá Tra là sự bóc lột và hành hạ của bọn chủ nô với kẻ nô lệ mà Mị phải chịu đựng.
- Thêm vào sự đày đọa về thể xác là sự áp chế về tinh thần: bị ràng buộc bởi ý nghĩ bố con Pá Tra đã đem mình “trình ma” nhà nó thì phải ở đây cho đến lúc chết.
=> Địa ngục giữa trần gian.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét về không khí đón tết ở Hồng Ngài ?
“Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.”
“Nhưng trong các làng Mèo Ðỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ{…}. Ðám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
2 . Sự “trỗi dậy” mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc.
- Cái tết năm ấy, gió và rét dữ dội, nhưng vẫn không ngăn được những sắc màu của mùa xuân: “những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòa như con bướm sặc sỡ.
- Những âm thanh rộn rã báo hiệu mùa xuân: “đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Sự sống của tạo vật và con người như được khởi động, bừng tỉnh. Hoàn cảnh ấy đã tác động đến tâm hồn Mị.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét ?
“Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.”
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát. nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi {…}. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo.”
“Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.
Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.”
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói {…}. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi."
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hơi rượu, tiếng sáo làm Mị nhớ ra mình ngày trước: thổi sáo giỏi, có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo; thấy lòng phơi phới trở lại, thấy mình vẫn còn trẻ, muốn đi chơi.
- Nhưng phản ứng đầu tiên đến trong tâm trí Mị là ý nghĩ “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa…”. Ý nghĩ về cái chết là sự phản kháng với hoàn cảnh.
- Trong khi ấy thì tiếng sáo gọi bạn tình cứ thôi thúc, quyến rũ; từ chỗ là sự việc bên ngoài “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngòai đường”, đã trở thành tiếng sáo trong tâm hồn “trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Đến đây đã xảy ra bước phát triển quyết định: từ những sôi sục trong tâm trí chuyển thành hành động. Hành động đầu tiên mang nhiều ý nghĩa: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. (thắp lên một ngọn đèn soi rọi vào cuộc sống của mình). Và hành động này thúc đẩy hành động khác tiếp theo, như một “phản ứng dây chuyền” không thể ngăn lại: quấn lại tóc, rút cái váy hoa…, sửa soạn đi chơi Tết.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Khi lòng ham sống trỗi dậy mãnh liệt nhất, cũng là lúc nó bị vùi dập phũ phàng nhất. A Sử bước vào, thản nhiên, lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà; tóc Mị xõa xuống, y quấn tóc lên cột. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo, rồi tắt đèn, đi ra, khép cửa lại. Cái kỹ càng, rành rẽ của từng động tác, cho thấy sự tàn ác đến thản nhiên của kẻ không còn chút lương tri nào.
- Lúc mới bị trói, Mị vẫn sống trong tâm trạng say mê với tiếng sáo, với những đám chơi Tết ngoài kia. Nhưng thực tế phũ phàng là những vòng dây trói đang thít chặt. Thực tại phũ phàng lấn át, bóp nghẹt những ước mơ, khát vọng tươi sáng.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét ?
“Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi {...}. Người kia việc gì mà phải chết.”
“Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Từ những giọt nước mắt của A Phủ, Mị nhớ lại nước mắt của mình, nhớ ra thân phận mình. Mị đã đi từ thương mình sang thương người; có hành động quyết liệt: giải thoát cho A Phủ và cũng là giải thoát cho chính cuộc đời mình.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
III. Tổng kết
- Nội dung: tác phẩm lôi cuốn người đọc bằng chất thơ đậm đà trong sáng. Chất thơ ấy cũng thắm đượm trong những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển và hùng vĩ của Tây Bắc, làm nền cho những cảnh sinh hoạt giàu chất trữ tình của con người
- Nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng nhân vật (vừa mang tính tiêu biểu cho dân tộc, cho giai cấp của họ, đồng thời cũng có nét cá tính rõ rệt). Tác giả đã nắm bắt, lựa chọn được nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà có sức khái quát cao.
IV. Luyện tập:
- Hỏi: Trình bày quan điểm cá nhân của anh/ chị về nhân vật Mị ?
Tô Hoài
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hỏi: Dựa vào SGK nêu những nét cơ bản về nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A phủ ?
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
-Tô Hoài viết văn từ trước cách mạng; là một nhà văn lớn sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm của ông đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
2. Tác phẩm
- Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc (1954). Tập truyện được tặng giải nhất- giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954- 1955.
- Năm 1952 Tô Hoài đi với bộ đội trong chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Trong đợt công tác 8 tháng ấy, nhà văn đã sống với nhân dân nhiều dân tộc ở những khu căn cứ du kích và những vùng bị địch chiếm đóng trước đây. Theo Tô Hoài “Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi…vì thế tôi viết Truyện Tây Bắc.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Hãy kể tên một số nhân vật trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ ?
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
3. Tóm tắt truyện:
- Truyện kể về cuộc đời của đôi vợ chồng người Mông là Mị và A Phủ. Truyện chia làm hai phần. Phần một: là thời gian Mị và A Phủ ở Hồng Ngài. Mị - con dâu gạt nợ - thực chất là con ở trong nhà thống lí Pá Tra. Còn A Phủ vì đánh A Sử - con trai thống lí, trong một lần y đi phá rối - đã chịu cảnh tương tự. Mâu thuẫn giữa A Phủ và Mị với bố con Pá Tra phát triển gay gắt, đưa tới hành động Mị cứu A Phủ thoát chết và họ cùng bỏ trốn. Phần hai: là quãng thời gian ở Phiềng Sa; đến Phiềng Sa, Mị và A Phủ thành vợ chồng. Cuộc sống hạnh phúc đơn sơ của họ bị bọn Tây ở đồn Bản Pe cướp phá. Sau đó họ được cán bộ A Châu giác ngộ; được thử thách và trưởng thành trong cuộc chiến đấu chống giặc lên càn quét khu du kích Phiềng Sa.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
II. Đọc hiểu văn bản:
-Hỏi: Đọc đoạn văn mở đầu và nêu cảm nhận của anh/ chị về nhân vật Mị ? ( Gợi ý: vị trí, thân phận)
“ Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuộc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Cô Mị và cuộc đời làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra
- Mị xuất hiện ngay trong câu đầu của truyện; giữa khung cảnh tấp nập, giàu có nhà Pá Tra. Mị: “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Cô thường xuyên xuất hiện ở vị trí ấy. Nó tạo nên một mảng sống riêng: im lìm, tăm tối, cực nhọc; nó là một phần của hình ảnh trọn vẹn về nhà thống lý.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nhận xét về cuộc đời của Mị trước khi về làm con dâu nhà thống lí Pá Tra ?
“Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhắn cả chân vách đầu buồng Mị.”
“Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. {… } Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Mị trẻ đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo, chăm làm, hiếu thảo. Một cô gái xứng đáng được hưởng hạnh phúc, đang sống những ngày tươi đẹp của tuổi trăng tròn, dù trong cảnh nghèo khó.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Nêu nhận xét về hành động bắt Mị về làm vợ của nhà thống lí Pá Tra ? ( Gợi ý: Theo đúng phong tục hay lợi dụng phong tục ?)
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Bọn phong kiến miền núi đã lợi dụng phong tục để ép cô về làm con dâu. Mị tiếng là con dâu nhưng thực chất là con ở, nô lệ chỉ vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ Mị.
- Trong thời gian đầu bị bắt về làm vợ A Sử, Mị đã phản kháng quyết liệt. Nhưng vì bố, Mị chấp nhận cuộc sống nô lệ.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét về cuộc sống của nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra ?
“Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa {…} Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại”.
“Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi, thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi...”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Những năm tháng trong nhà Pá Tra là sự bóc lột và hành hạ của bọn chủ nô với kẻ nô lệ mà Mị phải chịu đựng.
- Thêm vào sự đày đọa về thể xác là sự áp chế về tinh thần: bị ràng buộc bởi ý nghĩ bố con Pá Tra đã đem mình “trình ma” nhà nó thì phải ở đây cho đến lúc chết.
=> Địa ngục giữa trần gian.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét về không khí đón tết ở Hồng Ngài ?
“Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.”
“Nhưng trong các làng Mèo Ðỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ{…}. Ðám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
2 . Sự “trỗi dậy” mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc.
- Cái tết năm ấy, gió và rét dữ dội, nhưng vẫn không ngăn được những sắc màu của mùa xuân: “những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòa như con bướm sặc sỡ.
- Những âm thanh rộn rã báo hiệu mùa xuân: “đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà”. Sự sống của tạo vật và con người như được khởi động, bừng tỉnh. Hoàn cảnh ấy đã tác động đến tâm hồn Mị.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét ?
“Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.”
“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát. nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi {…}. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo.”
“Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng.
Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.”
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói {…}. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi."
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hơi rượu, tiếng sáo làm Mị nhớ ra mình ngày trước: thổi sáo giỏi, có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo; thấy lòng phơi phới trở lại, thấy mình vẫn còn trẻ, muốn đi chơi.
- Nhưng phản ứng đầu tiên đến trong tâm trí Mị là ý nghĩ “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa…”. Ý nghĩ về cái chết là sự phản kháng với hoàn cảnh.
- Trong khi ấy thì tiếng sáo gọi bạn tình cứ thôi thúc, quyến rũ; từ chỗ là sự việc bên ngoài “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngòai đường”, đã trở thành tiếng sáo trong tâm hồn “trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo”.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Đến đây đã xảy ra bước phát triển quyết định: từ những sôi sục trong tâm trí chuyển thành hành động. Hành động đầu tiên mang nhiều ý nghĩa: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. (thắp lên một ngọn đèn soi rọi vào cuộc sống của mình). Và hành động này thúc đẩy hành động khác tiếp theo, như một “phản ứng dây chuyền” không thể ngăn lại: quấn lại tóc, rút cái váy hoa…, sửa soạn đi chơi Tết.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Khi lòng ham sống trỗi dậy mãnh liệt nhất, cũng là lúc nó bị vùi dập phũ phàng nhất. A Sử bước vào, thản nhiên, lầm lì trói đứng Mị vào cột nhà; tóc Mị xõa xuống, y quấn tóc lên cột. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo, rồi tắt đèn, đi ra, khép cửa lại. Cái kỹ càng, rành rẽ của từng động tác, cho thấy sự tàn ác đến thản nhiên của kẻ không còn chút lương tri nào.
- Lúc mới bị trói, Mị vẫn sống trong tâm trạng say mê với tiếng sáo, với những đám chơi Tết ngoài kia. Nhưng thực tế phũ phàng là những vòng dây trói đang thít chặt. Thực tại phũ phàng lấn át, bóp nghẹt những ước mơ, khát vọng tươi sáng.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Hỏi: Đọc những câu văn sau và nêu nhận xét ?
“Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi {...}. Người kia việc gì mà phải chết.”
“Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây.”
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
- Từ những giọt nước mắt của A Phủ, Mị nhớ lại nước mắt của mình, nhớ ra thân phận mình. Mị đã đi từ thương mình sang thương người; có hành động quyết liệt: giải thoát cho A Phủ và cũng là giải thoát cho chính cuộc đời mình.
Vợ chồng A Phủ
Tô Hoài
III. Tổng kết
- Nội dung: tác phẩm lôi cuốn người đọc bằng chất thơ đậm đà trong sáng. Chất thơ ấy cũng thắm đượm trong những bức tranh thiên nhiên giàu màu sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển và hùng vĩ của Tây Bắc, làm nền cho những cảnh sinh hoạt giàu chất trữ tình của con người
- Nghệ thuật: nghệ thuật xây dựng nhân vật (vừa mang tính tiêu biểu cho dân tộc, cho giai cấp của họ, đồng thời cũng có nét cá tính rõ rệt). Tác giả đã nắm bắt, lựa chọn được nhiều chi tiết chân thực, sinh động mà có sức khái quát cao.
IV. Luyện tập:
- Hỏi: Trình bày quan điểm cá nhân của anh/ chị về nhân vật Mị ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thanh Tùng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)