Tuần 19. Vợ chồng A Phủ

Chia sẻ bởi Phan Thành Đạt | Ngày 09/05/2019 | 110

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Vợ chồng A Phủ thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ GIỜ LỚP 12A
Vợ chồng A Phủ ( tiết 3)
(Tô Hoài)
Tiết 57:
Nhân vật A Phủ
II. Đọc – hiểu văn bản

Hoàn cảnh
Mồ côi, bất hạnh:
+ Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích
+ Sống sót qua nạn dịch 
+10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, sau đó trốn thoát và lưu lạc đến Hồng Ngài.

1. Nhân vật Mị
2. Nhân vật A Phủ
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Nhân vật Mị
2. Nhân vật A Phủ
a. Hoàn cảnh

Lớn lên
+Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh, tài giỏi: “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”
+ Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng nhưng A phủ nghèo, không lấy nổi vợ
-> Phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Nhân vật A Phủ
b. Số phận và tính cách

- Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi lạc đến Hồng Ngài”.
Lớn lên:
+ Là một chàng trai phóng khoáng, tự tin, hồn nhiên, yêu đời: nghèo nhưng vẫn đi tìm người yêu
+ Dũng cảm, không chịu nhục: dám đánh A Sử
 “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử … A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”
-> Các động từ nhanh, mạnh, dồn dập cho thấy sức mạnh và tính cách của A Phủ
Hoạt động nhóm: Tìm hiểu về số phận và tính cách của A Phủ:
Lúc nhỏ
Lớn lên
Khi trở thành người làm công gạt nợ
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Nhân vật A Phủ
b. Số phận và tính cách

+ Bị đánh trong cuộc xử kiện: mặt mũi xưng, môi và đôi mắt giập chảy máu không kêu mà vẫn quỳ chịu đòn, im như tượng đá
-> Phiên xử kiện: sự bi thảm, khổ cực của người dân miền núi, vạch trần bộ mặt của bọn chúa đất
-> Phiên xử kiện quái gở biến A Phủ trở thành nô lệ, con ở trừ nợ
=> Số phân đau khổ, bất hạnh của A Phủ và bản chất, bộ mặt của cha con thống lí Pá Tra
II. Đọc – hiểu văn bản
2. Nhân vật A Phủ
b. Tính cách của A Phủ
Khi trở thành người làm công gạt nợ: 
+ Vẫn giữ được sự phóng khoáng, tự do: “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng” như trước đây.
+ Để mất bò, điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về
+ Khát vọng sống và tự do mãnh liệt:

II. Đọc – hiểu văn bản
2. Nhân vật A Phủ
b. Tính cách của A Phủ

Khi bị trói: A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát
Khi được Mị cắt dây trói: A Phủ khuỵu xuống rồi lại quật sức vùng lên, chạy
=> Cuộc đời của A Phủ biểu tượng cho số phận của nhân dân lao động miền núi : cùng chịu áp bức , cùng tháo củi sổ lồng, vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do

Qua việc Mị cắt dây trói cho A Phủ và cả hai cùng trốn thoát khỏi Hồng Ngài, nhà văn Tô Hoài muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp về điều gì?
III. Tổng kết

1. Nội dung: Giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc.
- Cảm thông sâu sắc với nỗi khổ vật chất và nỗi đau tinh thần của các nhân vật Mị và A phủ dưới chế độ thống trị của phong kiến miền núi.
- Khám phá sức mạnh tiềm ẩn của những nạn nhân: niềm khát khao hạnh phúc, tự do và khả năng vùng dậy để tự giải phóng.
III. Tổng kết
2. Nghệ thuật
Khắc họa nhân vật: sống động và chân thực.
- Miêu tả tâm lí nhân vật: sinh động, đặc sắc (diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đem Mị cắt dây trói cho A Phủ).
- Quan sát, tìm tòi: Có những phát hiện mới lạ trong phong tục, tập quán (tục cưới vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết…).
Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển, linh hoạt
- Ngôn ngữ: giản dị, phong phú, đầy sáng tạo, mang bản sắc riêng.
- Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn người đọc.

Luyện tập
Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích giảng “Vợ chồng A Phủ” thể hiện:
A. Số phận nô lệ tủi nhục của người dân nghèo miền núi dưới ách thống trị của phong kiến miền núi.
B. Tội ác dã man của thực dân Pháp.
C. Sự cố gắng vươn lên để tự giải phóng của người miền núi.
D. Cả A và C
Luyện tập
Câu 2. Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn được in chung trong tập truyện nào của Tô Hoài?

A. Dế Mèn phiêu lưu ký.
B. Cát bụi chân ai
C. Miền Tây
D. Truyện Tây Bắc.
Luyện tập
Câu 3. Nỗi thống khổ lớn mà hai nhân vật Mỵ và A Phủ phải gánh chịu khi sống trong nhà thống lý Pá Tra:
A. Mỵ là con dâu gạt nợ và A Phủ là người ở trừ nợ nhà thống lý Pá Tra.
B. Bị hành hạ và bóc lột về thân xác, sống kiếp sống trâu ngựa
C. Bị tước đoạt quyền tự do, quyền hạnh phúc chính đáng, cam chịu nhẫn nhục, tê liệt khả năng phản kháng.
D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.
 
Luyện tập
Câu 4: Khi kể về A Phủ, Tô Hoài có dụng ý cho thấy trong nhân vật tiềm ẩn khả năng phản kháng. Điều đó không thể hiện ở chi tiết nào sau đây:
A. Lúc nhỏ bị bắt bán xuống vùng thấp không chịu, bỏ trốn lên núi cao.
B. Không sợ bọn nhà quan, đánh A Sử tới tấp.
C. Bị trói vào cột, nhai đứt hai vòng dây mây.
D. Biết đục cuốc, lại cày giỏi, đi ăn bò tót rất táo bạo
Vận dụng, mở rộng

So sánh cái chạy của Mị và A Phủ với cái chạy lao vào đêm tối đen như mực của Chị Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố?
Củng cố
Chi tiết nghệ thuật nào trong đoạn văn vừa học em thấy ấn tượng nhất? Vì sao?
Chúc quý thầy cô
và các em học sinh
dồi dào sức khỏe
.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thành Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)