Tuần 19. Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thy Nhân | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

BẠCH ĐẰNG GIANG PHÚ
TRƯƠNG HÁN SIÊU
Tiết 57 :
Văn bản :
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
I/ TIỂU DẪN :
1) TÁC GiẢ :
Trương Hán Siêu ( ? – 1354), tựThăng Phủ, người làng Phúc Thành (nay thuộc Thị xã Ninh Bình);
Là môn khách của THĐ, từng giữ chức Hàn lâm học sĩ;
Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng .
2) THỂ LoẠI :
Phú : thể văn vần hoặc văn vần xen văn xuôi;
Dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời… gồm 4 đoạn: Mở, Giải thích, Bình luận và Kết .
II/ TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1) Nhân vật “KHÁCH” :
Không gian nghệ thuật lớn lao hoành tráng để con thuyền thơ phiêu bồng chở bậc tao nhân mặc khách tự do tung hoành.
Thời gian nghệ thuật mang tầm vóc vũ trụ hóa thân tạo ra những không gian xuất hiện liên tiếp  nâng tầm vóc của khách sánh ngang vũ trụ:
+ Các hành động luân phiên: giương, chứa, lần thăm,… thái độ nhập cuộc say sưa chủ động của khách;
1) Nhân vật “KHÁCH” :
+ Một con người có tâm hồn thơ mộng, phóng khoáng, đầy chí khí, hoài bão lớn lao :
“ Đầm Vân Mộng… vẫn còn tha thiết”
 Ví cuộc dạo chơi của mình như những cuộc phiêu lưu của Tư Mã Thiên qua những địa danh nổi tiếng: nhập thế tích cực, tha thiết với quê hương, quá khứ hào hùng của dân tộc.
Phong cảnh Bạch Đằng:

Bát ngát sóng kình Bờ lau san sát
thiết tha đuôi trĩ bến lách đìu hiu
phong cảnh ba thu gò đầy xương khô

(xưa diễm lệ) (nay hoang vu, đìu hiu)
1) Nhân vật “KHÁCH” :

><
1) Nhân vật “KHÁCH” :
Từ đó “Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu” tạo nên ngã rẽ đột ngột của tâm trạng: buồn đau cho những người thời Trần đã ngã xuống vì đất nước; thương cho những kẻ là nạn nhân của phong kiến phương Bắc.
 Tâm trạng từ phơi phới, sôi nổi, hướng ngoại đọng lại ở chiều sâu hướng nội với những cảm xúc nhân văn sâu sắc về con người và quá khứ lịch sử của dân tộc.
2) Hình tượng các bô lão :
“Đương khi ấy:
Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến lũy bắc nam chống đối…”
Trận chiến gay go quyết liệt, sự đối đầu cả về lực lượng lẫn ý chí (ta yêu nước, chính nghĩa >< địch thế cường, mưu ma chước quỷ)
2) Hình tượng các bô lão :
Những hình tượng kì vĩ, mang tầm vóc trời đất đặt trong thế đối lập
“nhật nguyệt / mờ, trời đất / đổi”
 báo hiệu một trận thủy chiến kinh thiên động địa. (ngôn từ khoa trương, phóng đại)
Cuối cùng, người chính nghĩa chiến thắng >< giặc “hung đồ hết lối”, chuốc nhục muôn đời:
“Đến nay nước sông…khôn rửa nổi”
 ngôn từ cô đúc, súc tích đầy nhiệt huyết, tự hào phù hợp tâm trạng và hiện thực
2) Hình tượng các bô lão :
Suy ngẫm và bình luận:
“Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.”
khẳng định vai trò, vị trí con ngườiquyết định trận chiến(cảm hứng nhân văn có tầm triết lí sâu sắc).
“Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
 Lời ca tổng kết khẳng định sự vĩnh hằng của chân lí chính nghĩa như quy luật của tự nhiên muôn đời.
3) Lời ca = lời bình của “Khách”
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Khẳng định yếu tố “nhân kiệt” quyết định yếu tố “địa linh”
 Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp.
GHI NHỚ
Qua những hoài niệm về quá khứ, Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đống thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại VN.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thy Nhân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)