Tuần 19. Nghĩa của câu
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Minh Châu |
Ngày 10/05/2019 |
31
Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Nghĩa của câu thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
NGHĨA CỦA CÂU
Tiết 74 – Tiếng Việt
I/ HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU
1 Tìm hiểu ngữ liệu :
a.Cặp câu “a1” và “a2” :
-Giống nhau : Cả 2 câu đều đề cập đến cùng một sự việc : Chí Phèo từng có thời “ao ước có một gia đình nho nhỏ”.
- Khác nhau :
+ Câu “a1” kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc ( bởi từ “hình như”).
+ Câu” a2” đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.
b.Cặp câu “b” và “b1”:
-Giống nhau:
+ Cùng đề cập đến sự việc “ người ta cũng bằng lòng”.
- Khác nhau :
+ Câu “b1” : thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc.
+ Câu “b2” : chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.
Nhận xét:
Như vậy có thể chia nghĩa của câu ra làm mấy loại?
Nghĩa sự việc: thành phần phản ánh sự tình
Nghĩa tình thái: thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với người đối thoại.
Lưu ý: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái luôn hoà quyện với nhau. Có trường hợp câu có nghĩa tình thái không có nghĩa sự việc. Ngược lại câu có nghĩ sự việc luôn kèm theo nghĩa tình thái.
1.Nghĩa sự việc:
a. Khái niệm:
Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
b. Phân biệt:
- Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
+ Câu biểu hiện hành động.
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm, tư thế, tồn tại…
+ Câu biểu hiện quá trình
+ Câu biểu hiện tư thế
+ Câu biểu hiện sự tồn tại
+ Câu biểu hiện quan hệ.
2. Nghĩa tình thái
a. Khái niệm
Nghĩa tình thái là nghĩa biểu biện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.Nó được bộc lộ riêng qua các từ tình thái trong câu.
b. Nghĩa tình thái được thể hiện ở hai trường hợp.
b1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu. Có thể là:
- Khẳng định tính chân thật của sự việc
Phóng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc
-
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc
b2. Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi
- Thái độ bực tức, hách dịch
- Thái độ kính cẩn…
Ghi nhớ:
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ và một số thành phần phụ khác.
B/ LUYỆN TẬP
I/Thực hành về nghĩa sự việc:
- Các tổ làm bài theo nhóm:
+ Bài 1/9 : Tổ 1
+ Bài 2/9 : Tổ 2.
+ Bài 2/20 :Tổ 3
+ Bài tập 3/20 : Cả lớp cùng làm.
1/ Bài 1/9 : Phân tích nghĩa sự việc ở từng câu trong bài thơ.
-Câu 1: diễn tả 2 sự việc ( ao thu lạnh, nước trong) sự việc trạng thái.
- Câu 2: một sự việc ( thuyền bé) đặc điểm.
-Câu 3: một sự việc (sóng gợn) quá trình.
- Câu 4: một sự việc( lá đưa nhanh) quá trình.
- Câu 5 : hai sự việc ( tầng mây lơ lửng) trạng thái; (trời xanh ngắt) đặc điểm.
-Câu 6 :hai sự việc ( ngõ trúc quanh co) đặc điểm; (khách vắng) trạng thái.
-Câu 7: Hai sự việc( tựa gối, buông cần) tư thế.
- Câu 8 : Một sự việc ( cá đớp) hành động.
2. Bài 2/9: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu:
- Câu a:
+ Nghĩa sự việc : nói về Xuân .
+ Nghĩa tình thái : sự công nhận sự danh giá là có thực ( thể hiện ở các từ thực), nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (kể); còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.
- Câu b :
+ Nghĩa sự việc: Quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.
+ Nghĩa tình thái thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc việc chọn nhầm nghề.
- Câu c :
Câu này có hai sự việc và hai tình thái:
+ Sự việc thứ nhất : họ cũng phân vân như mình.
thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn được thể hiện bằng từ tình thái “ dễ”= có lẽ, hình như…
+ Sự việc thứ 2: mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không
người nói nhấn mạnh bằng 3 từ tình thái “đến chính ngay mình”)
3/ Bài 2 (tr/ 20) : Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu :
- Nói của đáng tội ( thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé).
- Có thể ( nêu khả năng).
- Những (đánh giá mức giá cả là cao).
-Kia mà ( nhắc nhở để trách móc.)
4/ Bài tập 3 ( tr/ 20 ).
- Câu a chọn “hình như”( thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn)
- Câu b : chọn từ “ dễ”(phỏng đoán…)
- Câu c : chọn từ “tận” (đánh giá khoảng cách là xa)
Bài tập về nhà
Bài 3/9
Bài 1/20
Bài 4/20
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
THẦY VÀ CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh Châu
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)