Tuần 19. Nghĩa của câu

Chia sẻ bởi Đon Văn Đông | Ngày 10/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Nghĩa của câu thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Bài tập: Tìm nghĩa sự việc trong câu văn sau:
“Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả mầu” . (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
- Đáp án: Hai nghĩa sự việc:
+ Tư thế (ngồi đấy)
+ Đặc điểm (tóc: hoa râm; râu: ngả mầu)
Tiết 77: Tiếng Việt
NGHĨA CỦA CÂU (tiếp)
III. Nghĩa tình thái
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu
a, Xét ngữ liệu:
+ Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)
-> Từ ngữ tình thái: Sự thật là (Tính chân thực của sự việc)
+ Bá Kiến quả có ý muốn dàn xếp cùng hắn thật.
(Nam Cao, Chí Phèo)
->Từ ngữ tình thái:quả….thật (Tính chân thực của sự việc)
=>Nghĩa tình thái khẳng định tính chân thực của sự việc.
+ Khi Chí Phèo mở mắt thì trời sáng đã lâu. Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ.
(Nam Cao, Chí Phèo)
-> Từ ngữ tình thái: Chắc, chắc là (Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao)
+ Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao.
(Kim Lân, Làng)
-> Từ ngữ tình thái: Hình như (Phỏng đoán sự việc với độ tin thấp)
=> Nghĩa tình thái: phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc với độ tin cậy thấp.
+ Tôi xin thề với ông rằng, tuy chính phủ có cho tôi hai trăm mẫu đồn điền thật, nhưng tôi mất theo vào cái ấy có đến sáu vạn bạc, mà vẫn chưa thu về một xu nào cả!.
(Vũ Trọng Phụng, Giông tố)

-> Từ ngữ tình thái: + hai trăm mẫu đồn điền thật + +có đến sáu vạn bạc
(Đánh giá về số lượng đối với sự vật)
+ Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
-> Từ ngữ tình thái: Chỉ, là cùng.(đánh giá về mức độ tối thiểu, tối đa về sự vật)
=>Nghĩa tình thái: Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
+ Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết.
(Nam Cao, Chí Phèo)
-> Từ ngữ tình thái: Giá thử (Sự việc không có thực)
+ Hắn nhặt một hòn gạch vỡ, toan đập đầu.
(Nam Cao, Chí Phèo)
-> Từ ngữ tình thái: toan (Sự việc chưa xảy ra)
=> Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
+ Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với gióng nòi lo lắng.
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
->Từ ngữ tình thái: phải (Khẳng định sự cần thiết của sự việc)
+ Tao không thể là người lương thiện nữa. (Nam Cao)
-> Từ ngữ tình thái: không thể (khả năng của sự việc)
+ Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi. (Trường Chinh)


-> Từ ngữ tình thái: nhất định (Khẳng định tính tất yếu của sự việc)
=> Nghĩa tình thái: Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc
b, Nhận xét:
- Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói thường bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình với sự việc đó. Đó có thể là:
+Sự tin tưởng chắc chắn.
+Sự hoài nghi.
+Sự phỏng đoán.
+Sự đánh giá cao hay thấp, … , đối với sự việc.
+…..
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe:
a, Xét ngữ liệu:
+ Em thắp đèn lên chị Liên nhé?
+ Cái chõng này sắp gẵy rồi chị nhỉ? (Thạch Lam)
-> Từ ngữ tình thái: nhé, nhỉ
=> Tình cảm thân mật, gần gũi.
+ Ông Lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm dọa:
- Kệ mày, theo lệnh lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi. (Nguyễn Công Hoan)
-> Từ ngữ tình thái: Kệ mày
=> Thái độ bực tức, hách dịch
+ Người loong toong đáp:
- Bẩm chỉ mới có hai ông ở Hải Phòng và ở Hà nội về trình sổ sách. (Vũ Trọng Phụng, Giông tố)
-> Từ ngữ tình thái: Bẩm, thưa.
=> Nghĩa tình thái: Thái độ kính cẩn.
+ Thưa cô, con mới về.
b, Nhận xét:
- Người nói thể hiện rõ thái độ, tình cảm đối với người nghe:
+ Tình cảm thân mật, gần gũi.
+ Thái độ bực tức, hách dịch.
+ Thái độ kính cẩn.
….
3. Khái niệm nghĩa tình thái:
- Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
- Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.
1. Bài tập 1 (sgk tr 20): Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu.
a, Ngòai này nắng đỏ cành cam
Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa. (Tố Hữu)
- Nghĩa sự việc: Hiện tượng thời tiết (Nắng) ở hai miền (Bắc/Nam) có sắc thái khác nhau.
-Từ ngữ tình thái: Chắc -> Nghĩa tình thái: Phỏng đoán sự việc ở mức độ tin cậy cao.
b, Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia rõ ràng là mợ Du và thằng Dũng. (Nguyên Hồng)
- Nghĩa sự việc: ảnh là của Mợ Du và thằng Dũng.
- Từ ngữ tình thái: rõ ràng là -> Nghĩa tình thái: Khẳng định sự việc ở mức độ cao.
c, Thật là một cái gông xứng đáng với tội án sáu người tử tù. (Nguyễn Tuân)
- Nghĩa sự việc: Cái gông tương xứng với tội án tử tù.
- Từ ngữ tình thái: Thật là -> Nghĩa tình thái: Khẳng định một cách mỉa mai.
d, Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. (Nam Cao)
+ Nghĩa sự việc: Nghề cướp giật của hắn.
+ Từ ngữ tình thái: Chỉ-> Nghĩa tình thái: nhấn mạnh sự việc.
- Câu 1:
- Câu 3:
+ Nghĩa sự việc: hắn mạnh vì liều.
+ Từ ngữ tình thái: Đã đành, chỉ -> Nghĩa tình thái: Miễn cưỡng công nhận sự thực.
2.Bài tập 2 (sgk tr 20): Xác định những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong câu:
a, Nói của đáng tội
->Nghĩa tình thái: Thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé
b, Có thể
-> Nghĩa tình thái: Nêu khả năng.
c, những
-> Nghĩa tình thái: đánh giá mức độ giá cả là cao
d, kia mà
-> Nghĩa tình thái: nhắc nhở để trách móc.

3.Bài tập 3 (sgk tr 20): Chọn từ ngữ tình thái để tạo câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc.
a, hình như
-> Nghĩa tình thái: phỏng đoán chưa chắc chắn.
b, dễ
-> Nghĩa tình thái: phỏng đoán chưa chắc chắn
c, tận
-> Nghĩa tình thái: đánh giá khoảng cách là xa.
4.Bài tập 4 (sgk tr 20): Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái
Từ ngữ tình thái: Chưa biết chừng.
-> Nghĩa tình thái: Cảnh báo dè dặt sự việc
- Là cùng-> Nghĩa tình thái: phỏng đoán mức độ tối đa
-nghe nói -> Nghĩa tình thái: nói lại lời người khác mà không tỏ thái độ riêng.
- Chả lẽ -> Chưa tin vào sự việc.
- Cơ mà -> Gợi nhắc để nhớ một sự thật.
Ví dụ: + Nó không học nữa cũng chưa biết chừng.
+ Cái áo này một trăm ngàn đồng là cùng.
+ Chả lẽ giá cả cứ tăng mãi.
+….
5. Bài tập bổ sung 1: Xác định nghĩa tình thái trong hai câu thơ:
“Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!”
Văn trần được thế chắc có ít”
(Tản Đà, Hầu trời)
- Từ tình thái: thật tuyệt -> Nghĩa tình thái: Đánh giá cao của Trời với tài văn chương của nhà thơ.
- Từ ngữ tình thái: chắc có ít-> Nghĩa tình thái: Phỏng đoán sự việc với mức độ tin cậy cao.
6. Bài tập bổ sung 2: Dùng từ tình thái để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu.
-VD: Nam học bài.
Nam học bài.
à ?
nhé !
đi.
hả ?
ư ?
=> Lưu ý: Từ tình thái (Tình thái từ) góp phần tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc biểu thị sắc thái tình cảm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đon Văn Đông
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)