Tuần 19. Nghĩa của câu

Chia sẻ bởi Lê Thị Mỹ Ny | Ngày 10/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Nghĩa của câu thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

NGHĨA CỦA CÂU
TuẦN 20 - TiẾT 74
Tiếng Việt

A/ HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU

I. Tìm hiểu ngữ liệu : 1. So sánh:
a1: Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
a2: Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ
- Giống nhau ở nội dung sự việc: Chí Phèo từng có thời “ao ước có một gia đình nho nhỏ”.
- Khác nhau về ý nghĩa
+ Câu “a.1”Thể hiện sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc ( bởi từ ngữ tình thái“hình như ”).
+ Câu “a.2” đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra (bởi từ tình thái khẳng định “có”).
b.1: Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng.
b.2: Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng.
- Giống nhau :
+ Cùng đề cập đến sự việc “ người ta cũng bằng lòng”.
- Khác nhau về nghĩa tình thái:
+ Câu “b.1” : thể hiện sự đánh giá chủ quan (phỏng đoán) của người nói về kết quả sự việc.( “thì chắc” sự việc có thể xẩy ra)
+ Câu “b.2” : chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.(nếu- thì -cũng Khẳng định sự việc sẽ xẩy ra)
II.Nhận xét:
Từ việc phân tích hai ví dụ trên hãy cho biết: Nghĩa của phát ngôn là gì?
Hai thành phần ngữ nghĩa của phát ngôn là gì?
Hai thành phần đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?Có trường hợp nào chỉ có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái không và ngược lại?
Thông thường hai thành phần ngữ nghĩa trên thường hòa quyện với nhau; không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái và ngược lại.
- Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc và Nghĩa tình thái
Thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái?
+ Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc).
+ Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó
Căn cứ nhận ra được nghĩa tình thái của phát ngôn là gì?
- Nghĩa tình thái thường được biểu hiện bằng các từ ngữ tình thái (thành phần tình thái)
Câu không có từ ngữ tình thái riêng là câu mang nghĩa tình thái trung hòa (VD: câu a2,b2)
Trường hợp câu chỉ có từ (hoặc ngữ) cảm thán thì lúc đó câu có nghĩa tình thái mà không có nghĩa sự việc.
Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
Câu 1
Nghĩa sự việc: y văn võ đều có tài cả
Nghĩa tình thái:
- Thái độ kính cẩn: Dạ bẩm
Thái độ ngạc nhiên: thế ra
Chỉ có từ cảm thán Chà chà nên câu chỉ có nghĩa tình thái: Bày tỏ thái độ thán phục (không có nghĩa sự việc
Câu 2
VD:
1.Sự việc, nghĩa sự việc:
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần ngữ nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
+ Sự việc biểu hiện tư thế.
- Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
+ Sự việc biểu hiện hành động, tư thế.
VD: Sáu người đều quỳ cả xuống đất, hai tay ôm lấy thành gông, đầu cúi cả về phía trước. ( Chữ người tử tù – N. Tuân)
+ Sự việc biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm…
VD:- Cần trúc lơ phơ, gió hắt hiu. ( Thu vịnh- N.Khuyến)
- Oán hận trông ra khắp mọi chòm ( Tự tình 1- Hồ Xuân Hương)
+ Sự việc biểu hiện quá trình:
VD: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
( Chạy giặc – N.Đ Chiểu.
VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú
( Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan
- Sự việc là những hiện tượng, sự kiện, hoạt động (ở trạng thái động hoặc tĩnh) có diễn biến trong thời gian, không gian hay những quan hệ giữa các sự vật…
VD: - Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng.
- Trong nhà có khách…
(Ở vị trí tồn tại có thể là động từ hay tính từ miêu tả cách thức tồn tại(ngoài, trong…) nhưng đều có nghĩa cơ bản như động từ “có”.)
- Sự việc biểu hiện sự tồn tại:
VD:“Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượi, hết ông tôi”
( Thói đời – N.B.Khiêm
Lưu ý:
 Câu tồn tại có thể có 2 bộ phận :
+ Động từ tồn tại ( có, còn , mất, hết..).
+ Sự vật tồn tại ( khách, tiền, gạo, đệ tử, ông , tôi…)
 Có thể thêm bộ phận thứ 3 chỉ nơi chốn hay thời gian tồn tại. ( Trong, ngoài, trên, dưới..., đêm, ngày, lâu, mau…)
Sự việc biểu hiện quan hệ :
VD: - Đội Tảo là một tay vai vế trong làng
- Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Lưu ý: Ở sự việc quan hệ thì có nhiều loại quan hệ
+ Quan hệ đồng nhất (là)
+ Quan hệ sở hữu (của)
+ Quan hệ so sánh ( như, giống, hệt, tựa,khác,...)
+ Quan hệ nguyên nhân (vì, tại, do, bởi,...)
+ Quan hệ mục đích (để, cho,..)
- Trong câu, những từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc thường đóng các vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, hoặc các thành phần phụ khác.
GHI NHỚ:
Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
B/ LUYỆN TẬP
1/ Bài 1 : Phân tích nghĩa sự việc ở từng câu trong bài thơ.
-Câu 1: diễn tả 2 sự việc ( ao thu lạnh, nước trong)
 sự việc trạng thái, tính chất.
- Câu 2: một sự việc ( thuyền bé)  đặc điểm.
- Câu 3: một sự việc (sóng gợn) quá trình
- Câu 4: một sự việc( lá đưa nhanh)  quá trình
Câu5 : hai sự việc ( tầng mây- lơ lửng) trạng thái;
(trời xanh ngắt) đặc điểm.
- Câu 6 :hai sự việc ( ngõ trúc- quanh co)  đặc điểm; (khách - vắng teo) trạng thái.
- Câu 7: Hai sự việc( tựa gối, buông cần)  tư thế.
- Câu 8 : Một sự việc ( cá đớp)  hành động.
2. Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu:
- Câu a: “Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm.”
+ Nghĩa sự việc : nói về Xuân .
+ Nghĩa tình thái : sự công nhận sự danh giá là có thực ( thể hiện ở từ thực), nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (kể); còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.

- Câu b : “Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.”
+ Nghĩa sự việc: Quản ngục nghĩ về việc chọn nghề của mình và thầy thơ lại.
+ Nghĩa tình thái : thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc việc chọn nhầm nghề (có lẽ )

- Câu c : “ Dễ họ cũng phân vân như mình, vì chính đến ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không!”
Câu này có hai sự việc và hai tình thái:
+ Sự việc1 : “họ cũng phân vân như mình.”
 thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn về “họ”( từ “dễ”= có lẽ, hình như…).
+ Sự việc 2: “mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không.”
 thái độ chưa chắc chắn về “mình” được nhấn mạnh bằng các từ tình thái (“chính đến ngay”, “cũng không”)
2.Tình cảm, thái độ của người nói với người nghe. ( thể hiện qua các từ xưng hô, các từ gọi đáp, các từ tình thái cuối câu)
TiẾT 78: Nghĩa tình thái :
I. Nghĩa tình thái :
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Tình thái là các trạng thái cảm xúc hay tình cảm của con người trước sự việc, hiện tượng.
Khi đề cập đến sự việc nào đó, người ta thường bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó. Đó có thể là sự tin tưởng, hoài nghi, phỏng đoán, đánh giá cao-thấp, tốt-xấu; sự nhấn mạnh, coi nhẹ sự việc…
Một số loại tình thái phổ biến tạo nên nghĩa của câu:
VD: SGK
VD: SGK
GHI NHỚ:Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái.
II/ Thực hành về nghĩa tình thái:
Bài 1(trang 19 SGK):
a. - Nghĩa sự việc :
Hiện tượng thời tiết ( nắng) ở hai miền Nam-Bắc có sắc thái khác nhau.
Phỏng đoán với độ tin cậy cao ( chắc)
b . Nghĩa sự việc
ảnh là của mợ Du và thằng Dũng.
- Nghĩa tình thái
khẳng định sự việc ở mức cao (rõ ràng là)
- Nghĩa tình thái
c. Nghĩa sự việc: “Cái gông to nặng tương xứng với tội án sáu tử tù.”
- Nghĩa tình thái : Khẳng định một cách mỉa mai “thật là”
d. Câu 1:
- Nghĩa sự việc : nói về lối sống của Chí “cướp giật, dọa nạt”
- Nghĩa tình thái: nhấn mạnh thái độ của người nói“chỉ”
Câu 2:
Nghĩa tình thái: Thể hiện thái độ băn khoăn của người nói về lối sống của Chí khi không còn đủ sức để sống như cũ nữa. “nếu không- Thì sao?”
Câu 3 : - Nghĩa sự việc: “hắn mạnh vì cái liều”
Nghĩa tình thái: hàm ý thái độ miễn cưỡng công nhận một sự thật là : “Đã đành”
Bài 2 (tr/ 19) : Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu :
- Nói của đáng tội ( thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé).
- Có thể ( nêu khả năng).
- Những (đánh giá mức giá cả là cao).
-Kia mà ( nhắc nhở để trách móc.)
Bài tập 3 ( tr/ 19 ).
- Câu a  chọn “hình như”( thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn)
- Câu b : chọn từ “ dễ”(phỏng đoán…)
- Câu c : chọn từ “tận” (đánh giá khoảng cách là xa)
BT 4/tr 20: Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau:
- Chưa biết chừng việc mình nghĩ là có thật cũng nên.
- Anh ấy có cố gắng lắm cũng chỉ đạt loại trung bình là cùng.
- Ít ra, anh cũng hãy nghe tôi một lần xem sao.
- Nghe nói anh ấy mới về hả chị ?
- Chả lẽ, chỉ có vậy cũng sinh chuyện cãi nhau sao?
- Hóa ra đó lại là sự thật.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Mỹ Ny
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)