Tuần 19. Nghĩa của câu

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hải | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Nghĩa của câu thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu có thành phần nghĩa cơ bản nào?
Nghĩa của câu:
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
Hai thành phần này hòa quyện nhau, tuy nhiên, câu có khi chỉ có nghĩa tình thái:Khi câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán(chà chà!)


NGHĨA CỦA CÂU (tt)
Tiết 87 – Tiếng Việt
III. Nghĩa tình thái :
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Khi nói, thái độ và sự đánh giá của người nói thường bộc lộ ở: Sự tin tưởng chắc chắn, sự hoài nghi, sự phóng đoán và sự đánh giá cao - thấp; tốt -xấu; sự nhấn mạnh hoặc coi nhẹ...đối với sự việc được đề cập.
Do đó: khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình.
Khi nói, thái độ, sự đánh giá của người nói thường được bộc lộ ở những điểm nào đối với sự việc?
Nghĩa của câu (tt)
a, Khẳng định tính chân thực của sự việc:
Ví dụ: Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! (Hầu Trời – Tản Đà)
b, Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp:
Ví dụ: Văn trần như thế chắc có ít ! (Hầu Trời – Tản Đà)
c, Đánh giá sự việc có thực hay không có thực:
Ví dụ: Những áng văn con in cả rồi (Hầu Trời – Tản Đà)
d, Đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra:
Ví dụ: Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu (Hầu Trời – Tản Đà)
e, Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc:
Ví dụ: Trời rằng: “không phải là Trời đày,
Trời định sai con một việc này...” (Hầu Trời – Tản Đà)
Dựa vào các ví dụ của SGK hãy cho thêm những ví dụ tương tự?
Đọc kĩ và phân tích một số nghĩa tình thái đã được in đậm (trang 18 SGK):
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
Khi muốn thể hiện thái độ, tình cảm đối với người nghe, người nói thường thông qua các từ ngữ xưng hô, từ ngữ cảm thán hoặc từ tình thái ở cuối câu...
a, Thể hiện tình cảm thân mật gần gũi:
Ví du: Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ? (Hai đứa trẻ- Thạch Lam)
b, Thể hiện thái độ bực tức, hách dịch:
Ví dụ: Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao?(Tinh thần thể dục- Nguyễn Công Hoan)
c, Thể hiện thái độ kính cẩn:
Ví dụ: Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ! (Tinh thần thể dục-Nguyễn Công Hoan)
Khi muốn thể hiện thái độ, tình cảm đối với người nghe, người nói thường thông qua những loại từ ngữ nào?
Đọc kĩ các ví dụ(trang 19 –SGK) chú ý các từ ngữ in đậm và cho thêm các ví dụ tương tự?
Qua bài học hôm nay, em hiểu thế nào là nghĩa tình thái?
3. Ghi nhớ:
Nghĩa tình thái là nghĩa thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ qua các từ ngữ tình thái trong câu.
Bài tập1 : Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
4, Luyện Tập)
Bài tập 3 :Chọn từ ngữ tình thái ở cột B điền vào chỗ trống của câu ở cột A để tạo câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc:
a, Câu a: Chọn từ “hình như” điền vào chỗ trống => thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn.
b, Câu b: Chọn từ “dễ” điền vào chỗ trống => thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn(có thể thay bằng “có lẽ”).
c, Câu c: Chọn từ “tận” điền vào chỗ trống => đánh giá khoảng cách là khá xa.

4, Luyện Tập)
Bài tập 4 : Đặt câu có sử dụng các từ ngữ tình thái: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà
“Chưa biết chừng”: chưa biết chừng trời nắng đẹp cũng nên.( thể hiện sự chưa chắc chắn)
“Là cùng”: bài kiểm tra của tôi lần này được sáu điểm là cùng. (phỏng đoán ở mức độ tối đa)
“Ít ra”: ít ra anh phải biết mình là ai chứ. (mang tính nhắc nhở)
“Nghe nói”: nghe nói chương trình học năm nay có nhiều thay đổi. (nói lại lời người khác mà không tỏ thái độ riêng)
“Chả lẽ”: chả lẽ em lại tệ đến sao. ( chưa tin vào sự việc đã có phần nào biểu hiện)
“Hóa ra”: Hóa ra sự thật không như tôi tưởng. (sự việc xảy ra ngoài ý muốn)
“Sự thật là”: Sự thật là cậu ấy không phải là người xấu. (mang tính khẳng định)
“Đặc biệt là”: Lớp ta đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là tiến bộ trong học tập. (thể hiện sự nhấn mạnh)
“Đấy mà”: ông ta đã từng nói như thế đấy mà. (khẳng định sự việc từng diễn ra thuộc về quá khứ)
“Cơ mà”: tuần sau mới kiểm tra cơ mà. (khẳng định sự việc xẩy ra ở thì tương lai)






IV. Dặn dò:
Nắm vững các khái niệm nghĩa của câu(nghĩa sự việc-nghĩa tình thái)
Xem kĩ lại các ví dụ đã học (ở các phần). Phát hiện thêm các ví dụ mới.
Cảm ơn quý Thầy cô và các em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)