Tuần 19. Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài)

Chia sẻ bởi Au Ngoc Ha | Ngày 08/05/2019 | 130

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Luyện tập tả người (Dựng đoạn mở bài) thuộc Tập làm văn 5

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ BỘ MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP NĂM
Minh hoạ chuyên đề môn Tập làm văn lớp năm bằng giáo án điện tử
Nhóm thực hiện chuyên đề
môn tập làm văm lớp năm
Bài dạy:
DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI
Giáo viên : Giang Thị Kiều Lệ
Luyện tập tả người
I) kiểm tra: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI:

- Một bài văn tả người gồm có mấy phần? Là những phần nào ?

- Một bài văn tả người gồm có ba phần: Phần mở bài, thân bài, kết bài.
? Mở bài: Giới thiệu người định tả.
? Thân bài: - Tả ngoại hình.
- Tả tính tình, hoạt động
? Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả
- Mỗi phần nêu nội dung gì ?

II) BÀI GIẢNG: MÔN TẬP LÀM VĂN
Tiết 38:
DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI
Tầm Vu ngày 05 tháng 12 năm 2007
Luyện tập tả người
b)Lần về quê nội vừa qua, một buổi sáng, em chạy ra cánh đồng làng. Nơi ấy vòm trời cao vời vợi, không khí thoáng đãng, mùi lúa chín vẫn còn thoang thảng, những chú trâu đang thong thả gặm cỏ; tất cả đều hấp dẫn em đến kì lạ.
Phía trước, em thấy một bác nông dân đang cày ruộng. Em chợt nhận ra đó là bác Tư, người lối xóm nội em.
(Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng)
1) Bài tập 1:Nhận xét sự khác nhau giữa hai cách mở bài :
a) Nếu có ai hỏi rằng "Em yêu ai nhất ?" thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: "Em yêu bà nhất."
(Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)
Hình ảnh minh họa về hai cách mở bài :
a) Nếu có ai hỏi rằng "Em yêu ai nhất ?" thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: "Em yêu bà nhất."
b)Lần về quê nội vừa qua, một buổi sáng, em chạy ra cánh đồng làng. Nơi ấy vòm trời cao vời vợi, không khí thoáng đãng, mùi lúa chín vẫn còn thoang thảng, những chú trâu đang thong thả gặm cỏ; tất cả đều hấp dẫn em đến kì lạ.
Phía trước, em thấy một bác nông dân đang cày ruộng. Em chợt nhận ra đó là bác Tư, người lối xóm nội em.
Nhận xét về sự khác nhau giữa hai cách mở bài (thực hành nhóm)
Mở bài đã cho
Mở bài a
Mở bài b
Đối tượng được giới thiệu
Nội dung khác được đề cập
Kết luận
Người bà
Bác nông dân cày ruộng
Không có
Em ra đồng vào buổi sáng
Các cảnh vật: cánh đồng, bầu trời, không khí, mùi lúa, trâu ăn cỏ
Kiểu mở bài trực tiếp
Kiểu mở bài gián tiếp
*Đoạn a
*Đoạn b
- Mở bài trực tiếp
- Mở bài gián tiếp
- Giới thiệu trực tiếp người định tả là bà
- Giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới thiệu người định tả là bác nông dân đang cày ruộng
? Kết luận về sự khác nhau giữa hai cách mở bài ở hai đoạn văn trên:
Chúng ta có thể vận dụng một trong hai cách trên để dựng đoạn mở bài.
1.1 Thế nào là mở bài trực tiếp ?
Mở bài trực tiếp là giới thiệu trực tiếp người định tả
1.2 Thế nào là mở bài gián tiếp ?
Mở bài gián tiếp là giới thiệu hoàn cảnh sau đó chuyển sang giới thiệu người định tả.
2)Bài tập 2: Hãy viết hai đoạn mở bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề sau:
Tả một người thân trong gia đình em.
b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc một người bạn ở gần nhà em.
c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn.
d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
? Trước hết xác định người định tả là ai.
?Khi viết mở bài trực tiếp thì giới thiệu tên hoặc quan hệ tình cảm của em với người định tả.
? Lưu ý lối mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
?Khi viết mở bài gián tiếp thì giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện rồi giới thiệu người định tả.
Hướng dẫn nhận xét:
Đúng yêu cầu của bài tập.
2) Đúng đối tượng định tả.
3) Đúng kiểu mở bài.
4) Diễn đạt rõ ràng, đúng ngữ pháp.
Hai đoạn mở bài cho cùng một đề
Giới thiệu đúng người định tả.
Kiểu trực tiếp, kiểu gián tiếp.
Diễn đạt tốt, không bị sai ngữ pháp.
b) Trong gia đình, bà là người cưng chiều, lo lắng cho em nhiều nhất. Vì vậy, người gần gũi với em nhất là bà nội.
c) Tuổi già cần được phụng dưỡng và nghỉ ngơi. Nghĩ vậy nên lần về quê nhân dịp Tết Nguyên đán vừa rồi bố mẹ em đã quyết định đưa bà nội lên sống cùng gia đình em.
Em hãy xác định kiểu mở bài của ba đoạn văn sau: (Thực hiện trò chơi)
a) Gần đây, bố mẹ em bận nhiều việc ở cơ quan, có khi còn đi công tác xa nữa. Vì vậy, ở nhà người gần gũi và chăm sóc em chu đáo là bà nội em.
G
T
G
Cây có cội mới nở cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới biển rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc ở đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình
(CHÂM NGÔN)
* Dặn dò :
1) Về nhà viết lại sạch sẽ bài thực hành vào tập.
2) Tìm một số thí dụ về hai cách mở bài trong sách làm văn tham khảo.
3) Chuẩn bị : Tiết luyện tập dựng đoạn kết bài cho bài văn tả người.
NHÓM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TẬP LÀM VĂN LỚP NĂM

Xin cám ơn các
thầy cô giáo đã đến
dự tiết thao giảng
Thực hiện tháng 12 năm 2007
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Au Ngoc Ha
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)