Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)

Chia sẻ bởi Hoang` An | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 73: Đọc - Hiểu văn bản:
Lưu biệt khi xuất dương
Phan Bội Châu
(Xuất dương lưu biệt)
nội dung
I. Tìm hiểu chung:
Tác giả:
Tác phẩm:
II. Tìm hiểu tác phẩm:
Đọc - Chú thích:
Bố cục:
Phân tích:
3.1. Bốn câu đầu:
3.2. Bốn câu cuối:
4. Tổng kết:
5. Luyện tập
1. Tác giả:
I. tìm hiểu chung
- Tên thật Phan Văn San
- Biệt hiệu: Hải Thu, Thị Hán, Sào Nam, Độc Tỉnh Tử...
Quê quán: Làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Cha là: Phan Văn Phổ, một nhà Nho không đậu đạt.
- Mẹ là Nguyễn Thị Nhàn, cũng là con nhà Nho.
=> Nhờ ảnh hưởng của quê hương, gia đình, thầy dạy, tác động của tình hình thực tế của đất nước, Phan Bội Châu sớm hình thành tư tưởng yêu nước.
* Quá trình trưởng thành:
- Phan Bội Châu từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng.
- 6 tuổi bắt đầu đi học chữ Hán.
- 8 tuổi biết làm văn.
- 13 tuổi thành thạo các thể văn cử tử.
- Năm 17 tuổi viết hịch Bình Tây thu Bắc.
- Năm 19 tuổi, nghe tin vua Hàm Nghi (1872 - 1943) phát hịch Cần Vương... thành lập sĩ tử Cần Vương đội.
- Từ năm 1900 - thi Hương đỗ Giải Nguyên.
- Từ 1905 - 1925: ông sống cuộc đời nhà cách mạng lưu vong ở Trung Quốc, Thái Lan.
I. tìm hiểu chung
Cuộc đời của PBC đi qua nhiều khuynh hướng chính trị: ảnh hưởng của phong trào Cần vương, chuyển sang chủ trương quân chủ lập hiến, chủ trương dân chủ cách mạng tư sản, và tư tưởng cách mạng dân chủ mới...
I. tìm hiểu chung
* Sự nghiệp sáng tác:
3 giai đoạn:
+ TK ở trong nước: 1886 - 1904:
+ Văn chương yêu nước chống Pháp:
- Bình Tây thu Bắc.
- Song Tuất lục....; phú...
? Tâm huyết yêu nước.
+ Thời kỳ thứ 2: Viết ở nước ngoài:
. Việt Nam vong quốc sử; Hải ngoại...
. VN quốc sử khảo.
.Trùng quang tâm sử.
=> Khích lệ nhân dân đấu tranh cách mạng;
+ Thời kỳ thứ ba: Bị giam lỏng ở Huế.
. Nam quốc dân tu tri.
. Ngục trung thư.
. Phan Bội Châu niên biểu.
+ Chủ đề chính: Tiếng nói, tư tưởng, tình cảm, ý chí của dân tộc thời đại; tiếng thét căm hờn dữ dội và những bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép về tội ác của thực dân, phong kiến.
+ Thể loại - phong phú: Thơ luật Đường, tiểu thuyết chữ Hán...
I. tìm hiểu chung
* Phong cách:
- Nhiệt huyết của PBC trước số phận của đất nước, nhân dân.
- Văn chương tuyên truyền cổ động chiến đấu mang tính nghệ thuật cao.
- PBC là nhà yêu nước Cách mạng những năm đầu TK XX, một trong những người khai sáng con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Văn thơ tuyên truyền cách mạng mang tính trữ tình.
- Là nhà văn lớn để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ, là cây bút xuất sắc nhất của thơ văn cách mạng những năm đầu thế kỉ XX.
- Sức ảnh hưởng của thơ văn PBC là lớn lao.
I. tìm hiểu chung
2. Tác phẩm:
2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
I. tìm hiểu chung
2.2. Thể thơ:
Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật (thơ chữ Hán), một thể thơ cổ rất quen thuộc ở thời trung đại.
Ii. tìm hiểu văn bản
1. Đọc - Chú thích:
- Giọng đọc: Mạnh mẽ, say sưa, hào hùng, chú ý ngữ điệu của các câu khẳng định, câu hỏi tu từ, câu cảm thán.
2. Bố cục:
4 câu đầu: Chí làm trai ở nhân vật trữ tình.
4 câu cuối: Chí làm trai trong hiện thực đất nước và khát vọng lên đường.
2 phần
Ii. tìm - hiểu văn bản
3. Phân tích:
* So sánh giữa nguyên tác và bản dịch:
Nguyên tác
+ Câu 3: Ngã - ta
+ Dịch thơ là "tớ".
Bản dịch
+ Câu 6: diệc si - ngu
+ Dịch thơ là "hoài".
+ Câu 8: nhất tề phi (nhất loạt bay lên)
+ Dịch thơ là "tiễn ra khơi"
- Tác giả bản dịch Tôn Quang Phiệt đã thể hiện khá thành công bài thơ.
- Tuy nhiên có những từ, câu, những hình ảnh cần căn cứ vào bản dịch nghĩa.
Ii. tìm - hiểu văn bản
3. Phân tích:
3.1. Bốn câu đầu: Chí làm trai ở nhân vật trữ tình:
Câu 1,2: Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu:
Sinh vi nam tử yếu hi kì.
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di"
( Làm trai phải lạ ở trên đời.
Há để càn khôn tự chuyển dời).
PBC quan niệm như thế nào về kẻ làm trai?
- Từ ngữ: Hi kì
hiếm, lạ, khác thường -> tầm vóc lớn lao của những công việc mà kẻ nam nhi gánh vác.
Em hiểu điều lạ mà tác giả nói đến trong câu thơ là gì?
- Điều lạ là can dự vào sự chuyển vần của vũ trụ, lay trời, chuyển đất.
- Cách nói khẳng định mạnh mẽ. Lối sống chủ động tích cực, có tinh thần làm chủ.
Nét độc đáo trong cách thể hiện đấy?
- Lời thơ - hơi thở của thời đại và thái độ nồng nhiệt của cái tôi trữ tình đối với đất nước.
- Bộc lộ lý tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn.
- Cách nói táo bạo và quyết liệt.
Ii. tìm - hiểu văn bản
* Câu 3, 4: Khẳng định trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc:
Quan niệm về chí làm trai được nhà thơ thể hiện cụ thể ntn?
Ư bách niên trung tu hữu ngã.
Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ.
(Trong khoảng trăm năm cần có tớ.
Sau này muôn thủa há không ai?)
- PBC nói đến "ngã" - "ta"
- Cái tôi công dân đầy trách nhiệm với cuộc đời. Nó chẳng những được trong không gian càn khôn vần xoay đắp đổi mà nó còn hiện lên trong thời gian trăm năm và muôn thuở.
- Trách nhiệm của nhà thơ là quan tâm đến vận mệnh của đất nước và số phận giống nòi.
ý thức về cái tôi như thế càng chứng tỏ điều gì về con người PBC?
- Giọng thơ nghi vấn
Những nhận xét của em về nghệ thuật trong 2 câu thơ?
Quan niệm công danh mới mẻ, tiến bộ và sự kêu gọi đấu tranh.
Ii. tìm - hiểu văn bản
=> Tóm lại: Bốn câu thơ đầu:
- Nhân vật trữ tình:
+ Có khát vọng làm những việc lớn lao trọng đại.
+ Có ý thức về cái tôi, nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi trách nhiệm.
+ Có ý thức cống hiến cho đời để tên tuổi mãi mãi về sau.
Ii. tìm - hiểu văn bản
3.2. Bốn câu cuối: Chí làm trai trong hiện thực đất nước và khát vọng lên đường:
+ Thái độ quyết liệt trước hiện thực đất nước và những tín điều xưa cũ:
- Nền thống trị của đế quốc đã được xác lập, làm tan rã cơ cấu xã hội phong kiến.
* Câu 5, 6:
- Quan niệm sống - chết; nhục - vinh của mỗi cá nhân gắn liền với số phận đất nước.
Ii. tìm - hiểu văn bản
- Từ ngữ: Hiền thánh liêu nhiên ...
. Trước nhiệm vụ cứu nước thế kỷ XIX Nho giáo hoàn toàn bất lực.
Nhà thơ: + Có nhiệt huyết cứu nước.
+ Có khát vọng tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước.
+ Chịu ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới từ những cuốn Tân thư.
Ii. tìm - hiểu văn bản
* Câu 7, 8:
- Tư thế và khát vọng lên đường của nhân vật trữ tình:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ.
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió.
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi)
* Các hình ảnh:
- Đông hải: biển Đông.
- Thiên trùng bạch lãng: ngàn đợt sóng bạc.
- Trường phong: ngọn gió dài, ngọn gió lớn.
- Nhất tề phi: cùng bay lên
Hình ảnh kì vĩ, lớn lao mang tầm vũ trụ, đậm chất sử thi ? Khát vọng mạnh mẽ, lãng mạn bay bổng.
-> Tư thế hăm hở, sục sôi...
Hình tượng người cách mạng tạm biệt tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước trong tư thế hiên ngang, bất khuất.
Người ra đi như đang lao vào một trường hoạt động mới mẻ, sôi
động đang mở ra trước mắt.
Khát vọng lớn lao hoài bão cao cả, bầu máu nóng sục sôi của cái
tôi trữ tình!
4. Tổng kết:
4.1. Nội dung:
+ Bài thơ thuyết phục người đọc bằng tình cảm thiết tha sôi trào, hình ảnh kỳ vĩ hoành tráng
+ ý chí lên đường bất chấp thử thách của nhà cách mạng PBC.
+ Bài thơ chứa đựng những tư tưởng mới ...
+ Niềm tin tưởng, tinh thần lạc quan cách mạng.
4.2. Nghệ thuật:
Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với giọng thơ hào sảng, với hình ảnh thơ kì vĩ, phi thường mang đậm chất sử thi lãng mạn.
4.3 Ghi nhớ:
Câu 1: Câu "Hiến thánh ... hoài" thể hiện quan niệm thời thế tiến bộ nào của Phan Bội Châu?
a. Trong cảnh nước mất nhà tan, con người càng đọc sách, càng ngu dốt đi.
b. Chẳng có thánh hiền nào trong sách để học theo, nên cứ đọc sách thì chỉ là "ngu" mà thôi.
c. Phủ nhận toàn bộ nền học vấn Nho giáo.
d. Phủ nhận những cái lỗi thời của nền học vấn Nho giáo, khuyên mọi người nhìn thẳng vào thực tế.
câu hỏi trắc nghiệm
Câu 2: Những yếu tổ nào đã tạo nên sức lôi cuốn của bài thơ này?
a. Hình tượng chủ thể trữ tình mang vẻ đẹp kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.
b. Bài thơ được viết bằng giọng thơ tâm huyết, sôi sục, hào hùng.
c. Tấm lòng yêu nước cháy bỏng, khí phách ngang tàng, dám đương đầu với mọi thử thách.
d. Cả a, b, c.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoang` An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)