Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Thương | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)

Phan Bội Châu Tên Phan Văn San
hiệu Sào Nam (1867-1940)
A- Vài nét về tác giả:

Làng Đan Nhiệm
Huyện Nam Đàn
Tỉnh Nghệ An.

I- Quê hương:

II- Sự nghiệp cách mạng:
- Trước 1905 hoạt động trong nước.
- 1905-1925 hoạt động cách mạng ở nước ngoài. Lập hội Duy Tân, phong trào Đông Du, Việt Nam quang phục hội.
- 1925 bị Pháp giam lỏng ở Huế đến lúc mất.
* Phan Bội Châu là lãnh tụ của các phong trào yêu nước và cách mạng hồi đầu thế kỷ XX. Sự nghiệp cứu nước của ông không thành nhưng tấm lòng yêu nước thiết tha, nồng cháy của ông thì còn mãi với cuộc đời. Cuộc đời "Vị anh hùng, bậc thiên sứ được 25 triệu đồng bào yêu quý" (Nguyễn ái Quốc)
III- Sự nghiệp văn chương:
- Là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Các tác phẩm tiêu biểu (Sgk)
- Văn thơ Phan Bội Châu là một thành tựu rực rỡ nhất của loại văn chương tuyên truyền cổ động cách mạng
B- Bài thơ:
I- Hoàn cảnh ra đời:
- 1905: Bài thơ là lời tạm biệt các đồng chí trước khi xuất dương cứu nước.
II- Phân tích:
1- Hai câu thơ đầu:
"Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời."
- Là triết lý sống, là chí làm trai của Phan Bội Châu.
- Con người (Bậc tu ni nam tử) được đặt vào không gian kì vĩ, có sức mạnh xoay chuyển vũ trụ bao la.
- Lời tuyên ngôn cuộc đời một trang nam nhi trong thời đại Phan Bội Châu.
2- Hai câu thực:
"Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thủơ há không ai ?"
- Không phải cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi có trách nhiệm lớn lao với đất nước.
- Phan Bội Châu đã tự tạo vị thế, tên tuổi của mình sừng sững giữa vũ trụ, lòng người và thời gian vĩnh cửu.
- Sự thách thức, khảng định ý thức mãnh liệt của cái tôi cá nhân mình trên cõi thế gian này.
3- Hai câu luận:
"Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài."
- Đất nước mất chủ quyền, cuộc sống của kiếp người nô lệ thật nhục nhã.
- Sách thánh hiền chẳng còn ý nghĩa gì trong thời đại này.
- Nỗi đau, hận, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan.
- Tư tưởng rất tiến bộ vượt thời đại, không thể sống nhục.
- Phải tìm ra con đường cứu nước mới.
4- Hai câu kết:
"Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi."
(Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.)
- Tư thế lên đường hoành tráng, kì vĩ, rất đẹp, tư thế trào dâng lên phía trước, quyết tâm cao độ vượt qua trùng dương mênh mông để thực hiện ý chí làm trai cứu nước.
- Trí tưởng tượng phong phú tuyệt vời.
III- Kết luận:
- Bài thơ 56 chữ chứa đựng một dung lượng tư tưởng lớn lao: Chí làm trai độc đáo, khát vọng đổi thay thế sự, tư tưởng tiến bộ, hoài bão táo bạo, mới mẻ trong buổi đầu xuất dương cứu nước.
- Hình tượng thơ kì vĩ.
- Giọng thơ tâm huyết hùng tráng.
"Phan Bội Châu đã làm chính trị bằng sức mạnh của văn chương" (Nguyễn Đình Chú).
IV- Hướng dẫn học tập:
- Học thuộc lòng tác phẩm.
- Hiểu được tư tưởng tiến bộ, khát vọng cứu nước của Phan Bội Châu.
- Chuẩn bị bài "Bài ca chúc tết Thanh Niên"
+ Hoàn cảnh ra đời ?
+ Kết cấu bài thơ ?
+ Nhhệ thuật thể hiện ?
Xin chân thành cảm ơn
Các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)