Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)

Chia sẻ bởi Trưong Thị Lệ Duyên | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Lưu biệt khi xuất dương
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
GV : Trương Thị Lệ Duyên
I, Tìm hiểu chung:
1, Tác giả:
PHAN BỘI CHÂU - YouTube - Shortcut.lnk
a, Cuộc đời : (1867-1940)
- Là nhà yêu nước và cách mạng lớn đầu TK XX, lãnh tụ của các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam quang phục Hội.
- Là một chí sĩ có tấm lòng yêu nước và khát vọng cứu nước nồng cháy, là “ vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc”
b, Những tác phẩm chính:
Hải ngoại huyết thư
Trùng Quang tâm sử
Việt Nam vong quốc sử
Ngục trung thư
- Là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Ông là người khơi nguồn cho văn chương trữ tình chính trị .

2, Tác phẩm:
a, Hoàn cảnh ra đời:
Hoàn cảnh lịch sử : Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại; ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài vào
Hoàn cảnh bài thơ : 1905 trước khi chia tay bạn bè lên đường sang Nhật Bản
b ,Thể loại: Viết bằng chữ Hán theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật
c, Chủ đề : Bài thơ thể hiện khát vọng cứu nước thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân và lòng hăm hở quyết tâm lên đường tìm đường cứu nước của nhà thơ
d, Bố cục: 4 phần : Đề , thực , luận , kết
II, Đọc hiểu văn bản:
1,Đọc , chú thích, so sánh phần phiên âm dịch nghĩa, dịch thơ
2, Tìm hiểu bài thơ :
a, Hai câu đề: Một chí làm trai với ý thức về hoài bão, sứ mệnh

Sinh vi nam tử yếu hi kì
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di
Quan niệm mới về chí làm trai
Lý tưởng làm trai : lẽ sống đẹp , sống cho phi thường hiển hách, phải dám mưu đồ xoay chuyển càn khôn.
Há : từ nghi vấn? Câu hỏi tu từ thể hiện tình cảm mãnh liệt tạo cho người làm trai với một tư thế mới khỏe khoắn, ngang tàng, với ý tưởng táo bạo.
Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Phạm Ngũ Lão :
Múa giáo non sông đã mấy thu
.......................................
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

b, Hai câu thực: ý thức khẳng định mình trong cuộc đời:
Khẳng định ý thức trách nhiệm cái tôi trước thời cuộc, không chỉ là trách nhiệm hiện tại mà còn là trách nhiệm trước lịch sử dân tộc
=> Giọng thơ khẳng định đan xen với cảm thán, câu hỏi tu từ hàm ý khẳng định thể hiện một thái độ tự tin, khí lực dồi dào của bản thân kẻ nam nhi đang khao khát việc hi kì trong sự nghiệp cứu nước.
C, hai câu luận : Một quan điểm dứt khoát, táo bạo về lẽ sống- chết và sách vở thánh hiền
+ nêu hiện tình của đất nước : ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước
+Đề xuất tư tưởng mới mẻ táo bạo về nền học vấn cũ, bộc lộ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt, của một nhà cách mạng tiên phong
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già
( Nguyễn Khuyến )
d, hai câu kết : Một khát vọng, một tư thế lên đường lãng mạn và kì vĩ:

. - Đây là khoảnh khắc “xuất dương” trong tâm tưởng của người chí sĩ CM Phan Bội Châu: khát vọng và tư thế đều vươn lên tầm vóc sánh ngang hàng với vũ trụ như: Đông hải(Biển đông), thiên trùng bạch lãng (ngàn đợt sóng bạc), trường phong (ngọn gió lớn) nhất tề phi (cùng bay lên)
→ tạo nên sự rộng lớn, hoành tráng
- Đây là một dự cảm, một khát vọng, một liên tưởng hào hùng bất chợt đến trong niềm tin mãnh liệt của nhà thơ, sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc, tìm đường làm sống lại giang san đã chết
III, Tổng kết :

1, Nghệ thuật : Ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ, sánh ngang tầm với vũ trụ
Hình tượng đẹp giàu chất sử thi.
2, Ý nghĩa văn bản:
Lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sục sôi, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cưu nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trưong Thị Lệ Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)