Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt)
Chia sẻ bởi Lê Dung |
Ngày 10/05/2019 |
21
Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Lưu biệt khi xuất dương
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
I)Tác giả: (1867-1940)
- Là lãnh tụ cách mạng, một nhà yêu nước lớn, một nhà văn, nhà thơ đầu thế kỉ XX
- Tên thưở nhỏ là Phan Văn San , biệt hiệu chính là Sào Nam.
- Ông là người cống hiến suốt đời cho sự nghiệp cứu nước, ông lập ra Duy Tân hội khởi xướng phong trào Đông Du.
- Suốt 20 năm ông bôn ba khắp nơi để mưu sư phục quốc. Nhưng việc lớn không thành.
- Năm 1925, Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải và chúng định thủ tiêu ông nhưng trước làn sóng đấu tranh dữ dội của nhân dân ta, ông được trắng án và bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.
Sự nghiệp văn học:
- Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: Việt Nam vong quốc sử(1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Trùng Quang tâm sử (1910-1914),…
Nhận xét: Thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu là thơ văn tuyên truyền cách mạng, sức hấp dẫn của thơ văn Phan Bội Châu chính là ở sự nhiệt huyết, ở tấm lòng sục sôi ý trí đấu tranh cách mạng.
II) Tác Phẩm:
1)Chép thuộc:
Dịch thơ:
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
2)Xuất sứ:
- Bài: “Lưu biệt khi xuất dương” là bài thơ được Phan Bội Châu viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu lên đường sang Nhật Bản. Ông đã từ biệt đồng chí, bạn bè của mình bằng bài thơ này
3) Thể loại:
- Thất ngôn bát cú đường luật
- Bài thơ được viết bằng chữ Hán
4)Chủ đề:
-Bài thơ khắc họa vẻ đẹp hào hùng của người trí sĩ với khát vọng lớn lao với tư tưởng mới mẻ trên con đường ra đi cứu nước.
III) Đọc hiểu:
1)Vài nét về thể loại thơ tuyên truyền cách mạng:
- Đây là loại hình văn thơ xuất hiện vào đầu thế kỉ XX với mục đích để tuyên truyền vận động và cổ vũ cho phong trào cách mạng. Đặc trưng cơ bản của thể loại thơ ca này là ít được trau truốt về nghệ thuật. Nhưng sự hấp dẫn của thể loại thơ ca này chính là ở nhiệt huyết cách mạng ở sự sôi sục căm thù giặc và lòng yêu nước cháy bỏng.
2) Hình ảnh người anh hùng ra đi cứu nước với khát vọng lớn lao và tư tưởng mới mẻ:
a) Chí làm trai của người anh hùng:
- Mở đầu bài thơ là những câu thơ thể hiện chí làm trai của người đàn ông trong thời loạn
Dịch thơ: “Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.”
Dịch nghĩa: “Đã sinh ra làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ.
Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!”
- Điều lạ ở đây chính là những việc làm hữu ích cho đời cho nước nó giống nư quan điểm sống của Nguyễn Công Trứ và các nhà nho xưa: “ Làm trai đứng ở trong trời đất phải có danh gì với núi sông”
- Là người con trai sinh ra trong thời loạn thì phải mong cống hiến được những điều có ích cho xã hội.
b) Ý thức về trách nghiệm của cá nhân trước thời cuộc:
- Hai câu thơ tiếp nhà thơ đã thể hiện ý thức trách nghiệm cá nhân trước thời cuộc.
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ”
- Nghĩa là: “ Hữu ngã” là bản thân mình bản thân ,bản ngã là điều rất được đề cao và quý trọng. Vì vậy mỗi con người phải biết trân trọng bản thân mình và phải sống có ý nghĩa.
C) Một tư tưởng rất mới mẻ để xóa bỏ những giáo điều xưa cũ:
- Hai câu thơ Tiếp trong phần luận của bài thơ đề cao tư tưởng mới mẻ trước những giáo điều xưa cũ.
“Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”
- Nghĩa là: Khi Phan Bội Châu ra đời thì đất nước ta đã rơi vào tay thực dân Pháp được 9 năm. Trước cảnh nô lệ, nhà thơ thấy đau sót. Vốn là người học theo chữ Nho đọc sách thánh hiền, nhưng ông thấy những giáo điều xưa cũ đã lỗi thời.Không thể giữ đạo “Tam cương ngũ thường”với kẻ thù được. Vì vậy phải thay đổi tư tưởng để cứu nước
Cơn sóng bạc
d) Khát vọng lớn lao của người anh hùng trên đường cứu nước:
- Kết thúc bài thơ là hai câu thơ nói lên khát vọng lớn lao của người anh hùng”
“ Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
- Hai câu thơ dịch này không nói lên được âm hưởng hùng tráng của nguyên tác.
Phiên âm: “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”
- Mong đuổi theo ngọn gió dài đi theo biển Đông ngàn đợt sóng bạc cùng bay với những cơn gió phơi phới lồng lộng tượng trưng cho khát vọng cho khí thế của người chí sĩ trên đường đi cứu nước. Người đàn ông ở đây mang tầm vóc lớn lao sánh ngang cùng biển khơi.
3) Nghệ thuật:
- Bài thơ điển hình cho thể thoe tuyên truyền cách mạng.
- Một số hình ảnh thơ trong bài mang tính biểu cảm gây ấn tượng mạnh với người đọc.
4)Ghi nhớ: (SGK-5)
(Xuất dương lưu biệt)
Phan Bội Châu
I)Tác giả: (1867-1940)
- Là lãnh tụ cách mạng, một nhà yêu nước lớn, một nhà văn, nhà thơ đầu thế kỉ XX
- Tên thưở nhỏ là Phan Văn San , biệt hiệu chính là Sào Nam.
- Ông là người cống hiến suốt đời cho sự nghiệp cứu nước, ông lập ra Duy Tân hội khởi xướng phong trào Đông Du.
- Suốt 20 năm ông bôn ba khắp nơi để mưu sư phục quốc. Nhưng việc lớn không thành.
- Năm 1925, Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải và chúng định thủ tiêu ông nhưng trước làn sóng đấu tranh dữ dội của nhân dân ta, ông được trắng án và bị giam lỏng ở Huế cho đến khi qua đời.
Sự nghiệp văn học:
- Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ: Việt Nam vong quốc sử(1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Trùng Quang tâm sử (1910-1914),…
Nhận xét: Thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu là thơ văn tuyên truyền cách mạng, sức hấp dẫn của thơ văn Phan Bội Châu chính là ở sự nhiệt huyết, ở tấm lòng sục sôi ý trí đấu tranh cách mạng.
II) Tác Phẩm:
1)Chép thuộc:
Dịch thơ:
Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?
Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
2)Xuất sứ:
- Bài: “Lưu biệt khi xuất dương” là bài thơ được Phan Bội Châu viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu lên đường sang Nhật Bản. Ông đã từ biệt đồng chí, bạn bè của mình bằng bài thơ này
3) Thể loại:
- Thất ngôn bát cú đường luật
- Bài thơ được viết bằng chữ Hán
4)Chủ đề:
-Bài thơ khắc họa vẻ đẹp hào hùng của người trí sĩ với khát vọng lớn lao với tư tưởng mới mẻ trên con đường ra đi cứu nước.
III) Đọc hiểu:
1)Vài nét về thể loại thơ tuyên truyền cách mạng:
- Đây là loại hình văn thơ xuất hiện vào đầu thế kỉ XX với mục đích để tuyên truyền vận động và cổ vũ cho phong trào cách mạng. Đặc trưng cơ bản của thể loại thơ ca này là ít được trau truốt về nghệ thuật. Nhưng sự hấp dẫn của thể loại thơ ca này chính là ở nhiệt huyết cách mạng ở sự sôi sục căm thù giặc và lòng yêu nước cháy bỏng.
2) Hình ảnh người anh hùng ra đi cứu nước với khát vọng lớn lao và tư tưởng mới mẻ:
a) Chí làm trai của người anh hùng:
- Mở đầu bài thơ là những câu thơ thể hiện chí làm trai của người đàn ông trong thời loạn
Dịch thơ: “Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.”
Dịch nghĩa: “Đã sinh ra làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ.
Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!”
- Điều lạ ở đây chính là những việc làm hữu ích cho đời cho nước nó giống nư quan điểm sống của Nguyễn Công Trứ và các nhà nho xưa: “ Làm trai đứng ở trong trời đất phải có danh gì với núi sông”
- Là người con trai sinh ra trong thời loạn thì phải mong cống hiến được những điều có ích cho xã hội.
b) Ý thức về trách nghiệm của cá nhân trước thời cuộc:
- Hai câu thơ tiếp nhà thơ đã thể hiện ý thức trách nghiệm cá nhân trước thời cuộc.
“Trong khoảng trăm năm cần có tớ”
- Nghĩa là: “ Hữu ngã” là bản thân mình bản thân ,bản ngã là điều rất được đề cao và quý trọng. Vì vậy mỗi con người phải biết trân trọng bản thân mình và phải sống có ý nghĩa.
C) Một tư tưởng rất mới mẻ để xóa bỏ những giáo điều xưa cũ:
- Hai câu thơ Tiếp trong phần luận của bài thơ đề cao tư tưởng mới mẻ trước những giáo điều xưa cũ.
“Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”
- Nghĩa là: Khi Phan Bội Châu ra đời thì đất nước ta đã rơi vào tay thực dân Pháp được 9 năm. Trước cảnh nô lệ, nhà thơ thấy đau sót. Vốn là người học theo chữ Nho đọc sách thánh hiền, nhưng ông thấy những giáo điều xưa cũ đã lỗi thời.Không thể giữ đạo “Tam cương ngũ thường”với kẻ thù được. Vì vậy phải thay đổi tư tưởng để cứu nước
Cơn sóng bạc
d) Khát vọng lớn lao của người anh hùng trên đường cứu nước:
- Kết thúc bài thơ là hai câu thơ nói lên khát vọng lớn lao của người anh hùng”
“ Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
- Hai câu thơ dịch này không nói lên được âm hưởng hùng tráng của nguyên tác.
Phiên âm: “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”
- Mong đuổi theo ngọn gió dài đi theo biển Đông ngàn đợt sóng bạc cùng bay với những cơn gió phơi phới lồng lộng tượng trưng cho khát vọng cho khí thế của người chí sĩ trên đường đi cứu nước. Người đàn ông ở đây mang tầm vóc lớn lao sánh ngang cùng biển khơi.
3) Nghệ thuật:
- Bài thơ điển hình cho thể thoe tuyên truyền cách mạng.
- Một số hình ảnh thơ trong bài mang tính biểu cảm gây ấn tượng mạnh với người đọc.
4)Ghi nhớ: (SGK-5)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)