Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Xá | Ngày 09/05/2019 | 77

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

I/ Tìm hiểu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Trãi
1. Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
2. Những tác phẩm chính
- Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc với nhiều thể loại văn học như chữ Hán, chữ Nôm, văn chính luận, thơ trữ tình, với nhiều thành tựu lớn
- Sau thảm họa chu di tam tộc, các tác phẩm của ông bị thất lạc nhiều.
- Một số tác phẩm chính:
+ chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Ức Trai thi tập (150 bài), Chí Linh sơn phú, Lam Sơn thực lục....
+chữ Nôm: Quốc âm thi tập (254 bài)
+ Sách Địa lí cổ nhất VN: Dư Địa Chí
Một số tác phẩm
Một đoạn Bình Ngô Đại cáo - Nguyên văn chữ Hán
3. Kết luận
* Giá trị nghệ thuật:
- Thể loại: tạo ra những áng văn chính luận xuất sắc, mở đường cho thơ Nôm Đường luật phát triển thành thể thơ của dân tộc
Ngôn ngữ: đưa tiêng Việt lên thành ngôn ngữ văn học giàu đẹp
* Giá trị nội dung:
- Tinh thần yêu nước: ca ngợi cuộc chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì đạo lí chính nghĩa
- Tinh thần nhân đạo: quan niệm sức mạnh vô địch bắt nguồn từ nhân dân
4. Tác phẩm: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
a. Thể cáo
- Khái niệm: Cáo là thể văn nghị luận có từ thời Trung Quốc được dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện cho mọi người cùng biết.
- Đặc điểm: Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng chủ yếu được viết nhiều bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau. Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc
4. Tác phẩm: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
b. Đại cáo bình Ngô
- Đại cáo bình Ngô: bản tuyên ngôn độc lập lần hai của nước ta, được công bố vào tháng chạp, Đinh mùi (đầu 1428) tuyên bố rộng khắp về sự nghiệp dẹp yên giặc Minh do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo.
- Với nghệ thuật chính luận tài tình, với cảm hứng trữ tình sâu sắc, Đại Cáo Bình Ngô tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.
4. Tác phẩm: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
b. Đại cáo bình Ngô
- Bài cáo đã khái quát quá trình kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.
- Qua đó tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc
- Bố cục: Chặt chẽ cân đối.
- Câu văn, giọng văn linh hoạt.
- Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khía quát.
b.1/ Giá trị nghệ thuật.
b.2/ Giá trị nội dung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Xá
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)