Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Thân Thị Hoàng Oanh | Ngày 09/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
LỚP VB2K3.2 (HỆ CHÍNH QUY)
MÔN
ĐẠI CƯƠNG VĂN HỌC VIỆT NAM
NHÓM 5
Thân chào
TRƯỜNG ĐHSP TP HCM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NHÓM 5 - LỚP VB2K3.2
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN:

ĐẠI CƯƠNG VĂN HỌC
VIỆT NAM


LỜI MỞ
“ Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng“
(Tố Hữu)
Lấp lánh rọi sáng như một ngôi sao Khuê trong tâm hồn, trong trái tim "ưu thời ái quốc“ - thâm thuý, sắc bén, đầy biến hoá trong tài mưu lược chính trị - nhẹ nhàng mà thanh tao, thi vị trong những vần thơ về thiên nhiên, cây cỏ, Nguyễn Trãi đã tạc mình vào vóc dáng dân tộc, tồn tại vĩnh hằng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, trong lịch sử dân tộc.
CUỘC ĐỜI & THƠ VĂN
NGUYỄN TRÃI
CHỦ ĐỀ 4:
CẤU TRÚC BÀI THUYẾT TRÌNH
A. CUỘC ĐỜI
I. THÂN THẾ - GIA ĐÌNH
II. CÁC GIAI ĐOẠN
1.Thời thơ ấu
2. Làm quan với nhà Hồ
3. Mười năm phiêu dạt
4. Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
5. Văn thần triều Lê
6. Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên
7. Được phục hồi danh dự
B. THƠ VĂN
I. TÁC PHẨM
1. Văn chính luận
2. Thơ

3. Lịch sử
4. Địa lí
II. NỘI DUNG & NGHỆ THUẬT
1.Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước thương dân
2. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình
3. Thể hiện sự triết lí thế sự
4. Nghệ thuật
C. TỔNG KẾT
Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
A.CUỘC ĐỜI
I. THÂN THẾ - GIA ĐÌNH
Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 tại Thăng Long (gia đình ông ngoại Trần Nguyên Đán). Năm 1385, chuyển về Chí Linh - Hải Dương sống cùng ông ngoại. Sau đó theo cha đến làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội) và lớn lên ở đó.
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê
Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh) một nho sĩ nghèo hay chữ. Ông đỗ Tiến sĩ thời nhà Trần và sau đó làm quan thời nhà Hồ.

Mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ( Nhà thơ, tể tướng nổi tiếng thời Trần).
I. THÂN THẾ - GIA ĐÌNH
Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước - văn hóa Nho học và nhiều lần thay đổi địa bàn sống tạo điều kiện thuận lợi để Nguyễn Trãi tiếp thu truyền thống văn hóa gia đình và nền văn học dân gian của nhiều vùng đất góp phần hình thành một nhân tài văn học trong tương lai.
 Thời thơ ấu
 Làm quan với nhà Hồ
 Mười năm phiêu dạt
 Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
 Văn thần triều Lê
 Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên
 Được phục hồi danh dự
A. CUỘC ĐỜI
II. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CUỘC ĐỜI NGUYÊN TRÃI
Tuổi thơ Nguyễn Trãi sớm chịu nhiều mất mát đau thương. Ông để tang mẹ lúc 5 tuổi rồi lại ông ngoại qua đời khi vừa tròn 10 tuổi.

Ở Nhị Khê, dưới sự rèn cặp của cha, Nguyễn Trãi tỏ ra rất ham học. Điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ “Gia viên lạc”:
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư
Nghĩa là:
Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ
Sáu tuổi con thơ rất thích sách

Thời thơ ấu
Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và thành lập nhà Hồ. Ông tham dự khoa thi Nho học do nhà Hồ tổ chức và đỗ Thái Học sinh. Và được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.

Năm 1407 :  Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn Phi Khanh. Đại Ngu rơi vào ách thống trị của giặc Minh.

Khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm.
Làm quan với nhà Hồ
``Con mau trở về lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước,
chớ theo cha khóc lóc mà làm gì !``
Mười năm phiêu dạt
.
Cuộc đời Nguyễn Trãi phiêu dạt từ sau năm 1407 đến khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.

Bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan, sau đó ông trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Đây là thời gian ông đi sâu vào nông thôn, hiểu được đời sống nhân dân, thấm thía sức mạnh của dân, và nhờ đó, ông nhận ra chân lí: muốn cứu nước phải dựa vào dân.

Nguyễn Trãi nói nhiều đến thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) lênh đênh ở nơi chân trời góc biển trong một số văn thơ của ông.
Tổng kết về giai đoạn này của cuộc đời Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bích khẳng định:
Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.”
Mười năm phiêu dạt
Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Lê Lợi nghe Nguyễn Trãi trình bày
Bình Ngô sách tại căn cứ địa Lam Sơn.
Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
Khởi

Nghĩa

Lam

Sơn
=> Đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Nguyễn Trãi. Ông được vua rất tin dùng, được vua “nói tất nghe, kế tất theo” , thực hiện được lời cha dặn “trả thù nhà, đền nợ nước”.
Có thể nói phải có Lê Lợi mới có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phải có Nguyễn Trãi giúp mới có hội thề Đông Quan và bản Bình Ngô đại cáo sáng chói đến muôn đời.
Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn

Văn thần triều Lê

Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, ông có một hoài bão lớn: Đem tất cả tài “ kinh bang tế thế” của mình để giúp vua trị nước an dân, xây dựng một đất nước hùng cường, nhân dân được sống ấm no hạnh phúc. Nhưng cái hoài bão lớn lao ấy của ông không thực hiện được.
Để củng cố quyền lực, Lê Lợi nghe lời bọn gian thần nghi ngờ các tướng trung thần: giết chết Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Nguyễn Trãi cũng bị tống giam (vì có liên quan dòng họ Trần). Sau một thời gian được thả nhung ông không còn được trọng dụng như trước. Không thực hiện hoài bão của mình, ông buồn chán, lui về Côn Sơn ở ẩn, sống cuộc sống thanh bần (1439).
Chùa Côn Sơn, nơi ẩn cư của Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông được chỉ định nối ngôi.
Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, Ông lại hăm hở ra giúp nước mong có cơ hội thực hiện hoài bão.
Vua ban cho chức tước là Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự. Ông cũng được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân ở Tây đạo và Bắc đạo.
Văn thần triều Lê
Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên

Năm 1442, án Lệ Chi Viên xảy ra, thiếp của ông là bà Nguyễn Thị Lộ bị vu oan tội cố ý giết Vua.
Nguyễn Trãi vì thế bị coi là đồng phạm. Cả nhà ông bị hãm hại .
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất. Sự việc đã khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc.
Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên

Được phục hồi danh dự

Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan.
Đền thờ danh nhân Nguyễn Trãi
Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, chế văn truy tặng có câu:
“Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên
Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế”

Dịch là:

“Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ
Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau”


Được phục hồi danh dự

Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một vị anh hùng, của một người toàn đức toàn tài hiếm có nhưng cũng là người chịu nỗi oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử.
TIỂU KẾT
Quốc âm thi tập
ức Trai thi tập
?c Trai tập
Bình Ngô đại cáo
B. THƠ VĂN
I. NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH
Van chớnh lu?n: Quõn trung t? m?nh t?p, Bỡnh Ngụ d?i cỏo, B�i phỳ Chớ Linh son v� cỏc chi?u bi?u khỏc.

Tho: ?c Trai thi t?p, Qu?c õm thi t?p

L?ch s?: Lam Son th?c l?c, Van bia Vinh Lang ? ghi l?i quỏ trỡnh kh?i nghia Lam Son v� tinh th?n do�n k?t to�n dõn, g?n bú v?i dõn.

D?a lý: Du d?a chớ ? ghi l?i nh?ng s?n v?t v� con ngu?i nu?c ta th? k? XV
=> S? lu?ng l?n, phong phỳ v? cỏc phuong di?n
Quân trung từ mệnh tập
Quân trung từ mệnh tập là những thư từ gửi cho các tướng tá giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng” ngày nay gọi là địch vận.
Bình Ngô đại cáo
Bình Ngô đại cáo là áng Thiên cổ hùng văn trong lịch sử, tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh đầy hi sinh gian khổ nhưng cũng đầy thắng lợi vẻ vang và tuyên bố nước nhà độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho nước nhà.
Tập thơ viết bằng chữ Hán, hiện còn lại 107 bài, chủ yếu là thơ cách luật và đa phần là thất ngôn bát cú.
Ức trai thi tập
Quốc âm thi tập
Tập thơ viết bằng chữ Nôm, hiện còn 254 bài. Đây là tập thơ Nôm cổ nhất hiện còn và là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Nó đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca tiếng Việt. Ông là người đứng đầu trong sự nghiệp khởi xướng dòng thơ Nôm trong hàng nghìn , vạn văn chương chữ Hán dày đặc đương thời.
I. NỘI DUNG
1. Thơ văn Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng yêu nước, thương dân.
Thể hiện rõ lý tưởng anh hùng - phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cả cuộc đời ông đều canh cánh lý tưởng đó.
“ Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm nay cuồn cuộn nước triều đông”

“ Bui một tấc lòng trung lẫn hiếu
Mài chẳng khuyết, nhuộm chẳng đen”

“ Còn có một lòng âu việc nước
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung”



Thể hiện ở tư nhân nghĩa : lấy dân làm gốc, phải yêu thương dân phải có đức hiếu sinh, thực hiện chính sách “an dân – chống bạo tàn”:

“dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”.


“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Đ
“ Đêm đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”

Giặc Minh tàn bạo, bất nhân, bất nghĩa  thất bại.Khởi nghĩa Lam Sơn  nhân nghĩa. Trong hòa bình, nhân nghĩa là xây dựng cuộc sống âm no – thái bình muôn thuở cho nhân dân.

Căm thù quân giặc bạo tàn cũng đươc thể hiện sục sôi trong thơ ông

Là bậc anh hùng với lý tưởng cao cả nhưng Nguyễn Trãi xót xa và nghẹn ngào đau xót trước cảnh người dân bị tàn hại vô tội. Thương khóc cho “dân đen” đang rên xiết dưới gót giày quân giặc, ông vạch trần tội ác của chúng:

“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
hay;
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi !”
(Bình Ngô đại cáo)



Thể hiện ở lối sống thanh bạch, một lòng vì dân, không màng giàu sang danh lợi:

“ Ngôi nhà ta thiếu cửa vào
Rau trong nội, cá trong ạo”

Suốt đời mình, Nguyễn Trãi xem công danh chỉ
là điều kiện giúp đời:

“Một thân lẩn quất đường khoa mục
Hai chữ mơ màng việc quốc gia
Vì nợ quân thân chưa báo được
Hài hoa còn bận dặm thanh vân”
(Ngôn chí 11)



* Tâm tư đau xót, day dứt vì thời cuộc:
“ Hai chục năm trời danh tiếng hảo
Ngoảnh đầu muôn việc tựa chiêm bao”
“ Ở thế nhiều phen thấy khóc cười”

Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp thanh cao, cững cỏi của người quân tử bằng các hình ảnh:Tùng - Trúc - Mai:
“Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi;
 Ưa mày vì tiết sạch hơn người.
     Gác Đông ắt đã từng làm khách,
      Há những Bô tiên* kết bạn chơi”
          (“Mai”)
Phong cách ấy, vẻ đẹp cứng cỏi, hiên ngang ấy là để giúp dân, giúp nước.



2. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình với một tâm hồn tinh tế, giàu cảm xúc
 Ðối với Nguyễn Trãi, quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp. Thơ ông nói rất nhiều về quê hương bằng một tình cảm thiết tha, lắng đọng. Có khi, đó là những hồi ức đẹp thời thơ ấu:
Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Rau trong nội, cá trong ao
(Ngôn chí 13)
Có khi, đó là nỗi nhớ day dứt trong những năm thángxa quê tìm đường cứu nước:
Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng
Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền
(Mạn hứng)
Thơ Nguyễn Trãi luôn chan hòa tình cảm đối với thiên nhiên, con người.
 Thiên nhiên dân dã, bình dị, tự nhiên, gần gũi: râm bụt, rau muống, cây chuối:

Ao cạn vớt bèo, cấy muống
Điafthanhphats cỏ ương sen

 Ông có cách nhìn, cách cảm tuyệt với trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Ông xem thiên nhiên là bạn, láng giềng, anh em, những người an ủi mình trên đỉnh Côn Sơn cô độc:
“Cò nằm hạc lặc nên bầy bạn
Ủ ấp cùng ta làm cái con
Láng giềng một áng mây bạc
Khách khứa hai ngàn núi xanh”

Vì yêu thiên nhiên nên Nguyễn Trãi đã viết được những câu thơ tuyệt vời về vẻ đẹp của thiên nhiên:

“ Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Ðêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu
Hương cách gác vân thu lạnh lạnh
Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh”





hay “ Côn Sơn suối chảy rì rầm,
          Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
          Côn Sơn có đá rêu phơi,
          Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.”
(Côn Sơn ca)
Nguyễn Trãi viết về tình cảm nhân văn giữa con người với con người như nghĩa vua tôi, tình cha con sâu sắc: “Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha”
Xa quê lòng ông tràn ngập một nỗi xót xa, đau đớn vì không chăm lo được mồ mả người thân :
“Thân mình ở xa ngàn dặm, mồ mả ông bà ở quê không sao giẩy cỏ, thắp hương. Mười năm đã qua, những người ruột thịt, quen thân cũ đã chẳng còn ai”.
=> Những vần thơ của Nguyễn Trãi dù viết về tình yêu quê hương, gắn bó với thiên nhiên hay tình cha con, tình bạn …. đều rất gần gũi. Chính hình ảnh con người trong thơ đã làm cho Nguyễn Trãi nổi bật rõ hơn vẻ đẹp nhân bản, nhân văn trong tâm hồn người anh hùng, nâng cao tầm vóc, vị thế của một con người thời đại.
3. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện tính triết lý thế sự của một trí tuệ uyên bác
- Nhà thơ là con người giàu suy tư để dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đó là cuộc đời của người anh hùng:
Kim cổ vô cùng giang mạc mạc
Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu
(Vãng hứng) -
- Nhà thơ có những kết luận có giá trị về vai trò và sức mạnh vĩ đại của quần chúng, những người làm nên lịch sử:
Phúc chu thủy tín dân do thủy
Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên
(Quan hải)
- Phải là người có vốn sống, sự từng trải mới có thể có những nhận xét sâu sắc về cuộc đời:
Tĩnh lý càn khôn kinh vạn biến
Nhàn trung nhật nguyệt trị thiên kim
(Thu nguyệt ngẫu thành)
- Có khi, chính vốn sống, sự nếm trải trong cuộc đời thăng trầm đã giúp nhà thơ thấy rõ hơn bản chất của lòng người:
“Dễ hay ruột bể sâu can
Không biết lòng ngươi ngắn dài”


NGHỆ THUẬT
1. Những áng văn chính luận xuất sắc đạt đến đỉnh cao nghệ thuật.
Cách lập luận sắc xảo, khúc chiết, thấu tình đạt lí, có nhu có cương; thể hiện sức mạnh của mười vạn quân… nổi bật trong hai tác phẩm Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo.

=> Nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy
2. Về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong thơ Nguyễn Trãi
Ðây là một thể thơ được sáng tác dựa trên quy cách và cấu trúc của thơ Ðường luật. Ðiểm khác biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu sáu tiếng vào các câu 7 tiếng của bài thơ bát cú lẫn tứ tuyệt luật Ðường.

Xét về tác dụng nghệ thuật, câu thơ 6 tiếng trong bài thơ thất ngôn xen lục ngôn khiến lời thơ trở nên cô đọng, giản dị, ý thơ mạnh mẽ, sắc sảo, thường phù hợp với việc diễn đạt những chân lý của đời sống, những quyết tâm hành động của nhà thơ. Ngoài ra, cách ngắt nhịp phong phú của câu thơ 6 chữ khiến nó có khả năng diễn đạt được những cung bậc tình cảm đặc biệt tinh tế, sâu sắc của con người.


3. Ngôn từ thơ Nôm Nguyễn Trãi
Bị chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ của văn chương trung đại, thơ Nôm Nguyễn Trãi vẫn mang tính uyên bác, sử dụng nhiều điển cố và các hình ảnh tượng trưng ước lệ.

Tuy nhiên, nhờ sử dụng chữ Nôm, thơ Nguyễn Trãi đã ngày càng dung dị, tự nhiên, gần gũi hơn với cuộc sống của nhân dân lao động. Từ ngữ trong thơ Nôm thường có sức gợi tả mạnh và đặc biệt độc đáo.

- Nhờ chữ Nôm, Nguyễn Trãi đã thành công trong việc đưa vào thơ ca bác học nguồn thi liệu vô cùng quý giá của tục ngữ, thành ngữ, ca dao.
Thơ văn Nguyễn Trãi là kết tinh được những truyền thống lớn của văn học Lí – Trần, đồng thời cũng là người mở đường cho cả một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ ở những thế kỷ sau.
TIỂU KẾT
TRƯỜNG ĐHSP TP HCM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
NHÓM 5 - LỚP VB2K3.2
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN:

ĐẠI CƯƠNG VĂN HỌC
VIỆT NAM




Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ trí dũng song toàn trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Ông là danh nhân văn hóa lỗi lac và cũng là người có số phận bi thương nhất trong lịch sử VN. Nguyễn Trãi chẳng những góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Năm1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Các tác phẩm bất hủ của Nguyễn Trãi với tầm vóc lớn lao, với giá trị xuất chúng xứng đáng để toàn dân tộc học tập, nghiền ngẫm trên con đường đi tới tương lai. Đó cũng chính là sự trả lời của hậu thế với câu hỏi da diết của ông:

Hậu học thùy tương tác chuẩn thằng?
(Mực thước người sau học nữa chăng?)

TỔNG KẾT
Nhắc đến tên ông
là thấy thơ
Như một nguồn thiêng
chẳng bến bờ
(Tế Hanh)
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 5:
Thân Thị Hoàng Oanh
Lê Thị Huyền Trang
Nguyễn Kim Ngọc Thúy
Nguyễn Hoàng Thanh Nguyên
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE
Chào tạm biệt . Hẹn gặp lại .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Hoàng Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)