Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi phạm sen | Ngày 09/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 4
CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên, sinh ngày mồng 3 tháng 1 năm (1766) tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tại phường Bích Câu - Thăng Long. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan to dưới triều vua Lê, chúa Trịnh. Đó là một gia đình có truyền thống yêu chuộng văn chương và nghệ thuật.
Cha là ông là Nguyễn Nghiễm, sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tức Thượng thư bộ hộ triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần (1740 - 1778), con gái một người làm chức Câu kế, quê làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà có tài hát xướng. Năm Đinh Hợi (1767), khi Nguyễn Du mới một tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, Hàm tòng nhất phẩm, tức Xuân Quận công nên Nguyễn Du thời đó sống trong giầu sang phú quý.
Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều người làm quan dưới triều Lê - Trịnh. Người địa phương có câu ca dao nói về dòng họ này:
“Bao giờ ngàn Hống hết cây,
Sông Rum hết nước, họ này hết quan”.
I- KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN DU
II- CUỘC ĐỜI CỦA NGUYỄN DU
Thời Lê sơ, họ Nguyễn của Nguyễn Du vốn ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội). Bấy giờ họ này có một người là Nguyễn Thiến, đậu trạng nguyên dưới thời nhà Mạc (1532), sau theo giúp nhà Lê, làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lại, Đông các đại học sỹ, được phong tước Thư Qụân Công. Ông có hai người con trai là Nguyễn Quyện và Nguyễn Miễn, đều được phong tước công. Gặp hoạ, Nguyễn Nhiệm, con Nguyễn Miễn trốn được, chạy vào làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh mai danh ẩn tích và sinh cơ lập nghiệp ở đấy. Bấy giờ vùng này còn hết sức hoang vắng. Người địa phương không biết tên, gọi ông là Nam Dương công. Đó là ông tổ của họ Nguyễn làng Tiên Điền. Từ đời Nam Dương công đến đời Nguyễn Nghiễm, ông thân sinh của Nguyễn Du, tất cả là sáu đời.


III- TÁC PHẨM

Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.
Sáng tác của Nguyễn Du được lưu hành ngay từ lúc ông còn sống. Tương truyền Truyện Kiều được Phạm Quý Thích nhuận sắc và cho in ở phố Hàng Gai - Hà Nội lúc ấy. Sau khi Nguyễn Du mất chỉ vài chục năm, vua Tự Đức từng có sớ cho quan tỉnh Nghệ An thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để đưa về kinh. Từ đó đến nay, việc sưu tập, nghiên cứu phổ biến di sản văn học của Nguyễn Du vẫn còn tiếp tục.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du (Nhà xuất bản Văn hóa, 1959) chỉ gồm có 102 bài. Đến năm 1965 Nhà xuất bản Văn học đã ra Thơ chữ Hán Nguyễn Du tập mới do Lê Thước và Trương Chính sưu tầm, chú thích, phiên dịch, sắp xếp, gồm 249 bài 
1- TÁC PHẨM BẰNG CHỮ HÁN
Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
Nam trung tạp ngâm gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

2- TÁC PHẨM BẰNG CHỮ NÔM
Đoạn trường tân thanh, được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809).
Văn chiêu hồn, viết bằng thể thơ song thất lục bát hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên "Đông Dương tuần báo" năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát.
Thác lời trai phường nón, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm sen
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)