Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thúy Vy | Ngày 09/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Thpt Nguyễn Du ( Quận 10- TPHCM)
Thực hiện bởi
Học sinh 10C14
Trường THPT NGUYỄN DU
_
NGUYỄN TRÃI (1380 -1442

Hiệu là Ức Trai 

Quê gốc : làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.) 

Xuất thân trong gia đình có truyền thống : ông ngoại là Tể tướng, cha là Tiến sĩ Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh) và bà Trần Thị Thái.
Chân dung Nguyễn Trãi
SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ
Hoàn cảnh sáng tác
_ Sau khi quân ta giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh của Lê Lợi viết bài cáo để tuyên bố nền độc lập của dân tộc ta
Thể loại : Cáo
Ý nghĩa nhan đề
_ Bài cáo lớn tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô
Bố cục: 4 phần
Sơ lược về tác phẩm
LUẬN ĐỀ CHÍNH NGHĨA
1. Tư tưởng nhân nghĩa
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập,
chủ quyền của Đại Việt
(Tư tưởng độc lập)
2. Tư tưởng độc lập
của Nguyễn Trãi
Tư tưởng yêu nước gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc
Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân.
=> Nguyễn Trãi đã biết chắc lọc hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất trong tư tưởng nhân nghĩa chân chính
KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ->Truyền thống văn hóa lâu đời
Núi sông bờ cõi đã chia, -> Lãnh Thổ riêng biệt
Phong tục Bắc Nam cũng khác.-> Văn hóa riêng biệt
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương -> Triều đại riêng biệt
Song hào kiệt đời nào cũng có -> Nhân tài hào kiệt

Ý thức và tự hào về chủ quyền độc lập dân tộc một cách toàn diện và sâu sắc
Đoạn mở đầu có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc
Bản cáo trạng đanh thép
vạch trần âm mưu và tội ác của giặc

Giặc Minh muốn cướp nước ta nhưng rất xảo quyệt, thủ đoạn: núp dưới chiêu bài bịp bợm giúp dân ta Phù Trần diệt Hồ
=>Tác giả đã vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn giặc thâm độc và tham lam
Âm mưu của giặc Minh


Khủng bố, tàn sát man rợ người dân vô tội
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.”

Nhũng nhiễu, ức hiếp không để người dân sống yên ổn:
“Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm”

“Nặng nề những núi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.”

Bốc lột sức lao động con người tới cạn kiệt thiệt hại cả tính mạng
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.”





Tố cáo tội ác trời đất không thể dung tha
của giặc Minh






*Vơ vét tới tận cùng tài nguyên sản vật
“Nặng thuế khoá sạch không đầm núi. “

“Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt “

*Hủy hoại cả môi trường sống
“Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ, “
=> Chính sách cai trị phản nhân đạo


-> Lấy cái vô hạn của trúc Nam Sơn, nước Đông Hải để nói đến cái vô hạn của tội ác, sự nhơ bẩn của kẻ thù -> Để lại ấn tượng sâu sắc về tội ác của giặc và lòng căm phẫn và khinh bỉ của dân ta

=> Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa của một bản tuyên ngôn độc lập


Giọng văn vừa nghẹn ngào, thống thiết vừa sôi trào phẫn uất.
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi “
Ca ngợi khởi nghĩa Lam Sơn
Trận chiến ác liệt ở Bồ Đằng và Trà Lân
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, 
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay. 
Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,”
-> Giặc sợ, quân ta càng đánh càng mạnh
Hai trận có ý nghĩa chiến lược và diễn ra ác liệt là trận Ninh Kiều và trận Tốt Động

“ Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tuỵ Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.”
-> Giặc thì huy động lục sống chết cố thủ, ta thì
quyết chiến quyết thắng
=> Cuộc chiến dữ dội hơn
Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, bản hùng ca vang dội nhất của cuộc kháng chiến
“ Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực”

Giặc Minh bản chất ngoan cố,
cử viện binh tiến xuống Đại Việt
Những đòn đánh cấp tập của nghĩa quân
"Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.”
-> Những chiến thắng dồn dập
Khí thế áp đảo của quân ta
“Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.”
Hình ảnh ta hoành tráng bao nhiêu thì quân địch thảm hại bấy nhiêu:
“Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
=> Qua hình ảnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cho thấy lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương tổ quốc.
Tác giả muốn khẳng định rằng chính nghĩa luôn luôn thắng những điều phi nghĩa
Non sông nước ta mãi trường tồn những kẻ xâm lược sẽ tiêu vong
Lý tưởng của người anh hùng Nguyễn Trãi
là sự quyện hòa
giữa nhân nghĩa với yêu nước, thương dân
và khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc
Kết luận
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thúy Vy
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)