Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Lâm Đặng Thùy Phương | Ngày 09/05/2019 | 49

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô
đến dự giờ lớp 10C1
KIỂM TRA BÀI CŨ: bài “Phú sông Bạch Đằng”
Trình bày 1 số nét chính về tác giả Trương Hán Siêu?
Nêu chủ đề bài phú? Trình bày ý nghĩa lời ca của bô lão và khách ở đoạn cuối bài phú?
Tiết 59
Văn học
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
NGUYỂN TRÃI
PHẦN 1: TÁC GIẢ
Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442 ) hiệu Ức Trai, quê ở Chi Ngại - Hải Dương sau dời về Nhị Khê.

Sinh ra trong gia đình vốn có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học

Cha là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) từng đỗ Thái học sinh.

- Mẹ là Trần Thị Thái con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.
I. CUỘC ĐỜI
- Những sự kiện, cột mốc quan trọng trong cuộc đời:
+ Thiếu thời chịu nhiều đau thương: 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi ong ngoại qua đời
- Những sự kiện, cột mốc quan trọng trong cuộc đời:
+ Năm 1400, thi đỗ Thái học sinh và cùng cha ra làm quan cho nhà Hồ.
"Con trở về lập chí rửa nhục cho nước, trả thù cho cha như thế mới là đại hiếu".
+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, cha bị bắt đưa sang Trung Quốc. Khắc sâu lời cha dạy, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa
Ông có những đóng góp to lớn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
C�ùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
Trở thành quân sư số một của Lê Lợi.
Bình Ngô sách đã đặt nền tảng tư tưởng cho toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và thắng lợi vẻ vang của phong trào Lam Sơn.
Dâng “Bình Ngô sách”
+ Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”, hăm hở tham gia công cuộc xây dựng đất nước. Sau đó, ông bị nghi oan, bị bắt giam
Viết “Đại cáo bình Ngô”
Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, ngợi ca lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa của nhân dân ta.
Đại cáo bình Ngô







+ Từ năm 1429-1439
Nguyễn Trãi và một số công thần bị vua nghi ngờ và bị bắt. Sau khi được tha, ông không được tin dùng nữa, chỉ được giao những chức “nhàn quan”.
+ Năm 1939, sau khi được tha ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn
Khu di tích Côn Sơn- nơi Nguyễn Trãi ở ẩn.
Khu di tích Côn Sơn- nơi Nguyễn Trãi ở ẩn.
+ Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông ra giúp việc nước và giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng.
+ Năm 1442, oan án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.
Tương truyền một hôm đi chầu về, trời đã xâm xẩm tối; ông gặp một người con gái bán chiếu, nhan sắc tuyệt trần, ông liền đọc bốn câu thơ:
Ả ở đâu ta bán chiếu con?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân thu phỏng độ chừng bao tuổi?
Ðã có chồng chưa, được mấy con?
Cô gái bán chiếu ấy tên là Nguyễn Thị Lộ, vốn xuất thân là con nhà gia thế, nên văn chương chữ nghĩa cũng không phải xoàng, bèn đọc ngay một bài thơ tứ tuyệt đáp lại:
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Chồng còn chưa có, hỏi chi con!,
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân thu tuổi mới trăng tròn lẻ,
Chẳng bao lâu, nàng lại được phong làm Lễ nghi nữ học sĩ trong triều và được Lê Thái Tông ( 1434- 1442) rất yêu mến. Rồi cũng chính vì thế mà gây nên tấm thảm kịch rất đáng thương tâm cho gia đình và họ hàng Nguyễn Trãi.
Nguyên sau hồi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần gièm pha nên phải xin về nghỉ ở Côn Sơn, Nhưng chẳng được bao lâu, ông lại được triệu ra làm quan. Năm 1442, Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Hải Dương và mất đột ngột ở Lệ Chi Viên, Bắc Ninh. Thị Lộ vì mối quan hệ thân cận với nhà vua cũng có mặt trong khi vua chết; do đó triều thần đã vu oan cho Nguyễn Trãi tội giết vua, rồi đem tru di cả 3 họ Nguyễn Trãi.
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho ông, cho sưu tầm thơ văn và tìm người con trai sống sót cho làm quan.
+ Năm 1980, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
=> Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng toàn đức, toàn tài hiếm có;cuộc đời có nhiều thăng trầm, suốt đời tận trung với dân với nước; là người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc dưới thời phong kiến.

Tượng đài Nguyễn Trãi ở Thường Tín
Đền thờ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, Thường Tín , Hà Tây
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN
1. Những tác phẩm chính:

Dựa vào SGK trang 10, em hãy sắp xếp các tác phẩm của Nguyễn Trãi vào bảng sau cho phù hợp?
Đại cáo bình Ngô
Quân trung từ mệnh tập
Ức Trai thi tập
Văn bia Vĩnh lăng
Băng Hồ di sự lục
Lam Sơn thực lục
Dư địa chí
Quốc âm thi tập
Nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Về lịch sử
Lam Sơn thực lục
Về lịch sử
Văn bia Vĩnh Lăng
Về địa Lí
Cu�n s�ch ��a l� x�a nh�t cđa n�íc ta, n�i vỊ nĩi s�ng, s�n v�t cđa ��t n�íc.
Dư điạ chí
VỀ CHÍNH TRỊ , QUÂN SỰ
Tập văn chính luận hoàn chỉnh nhất trong lịch sử văn học việt Nam. Gồm những giấy tờ, thư từ giao thiệp với nhà Minh và các tướng giặc, thực hiện chiến lược "tâm công".
Quân trung từ mệnh tập
Thư dụ Vương Thông
Áng thiên cổ hùng văn của dân tộc
Tổng kết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa sâu sắc.
Về văn học
Quốc âm thi tập
Tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành của nền thơ ca tiếng Việt
Thảo luận nhóm trong 3 phút, hoàn thành câu trả lời vào phiếu học tập
2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất.
- Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất, để lại khối lượng khá lớn văn chính luận.
2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất.
- Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất, để lại khối lượng khá lớn văn chính luận.
Tác phẩm tiêu biểu:
+ Quân trung từ mệnh tập : là tác phẩm mang tính chiến luận bậc thầy “có sức mạnh của 10 vạn quân” (Phan Huy Chú)
“Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn ; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư ? Sao đủ để cùng nói việc binh được?”
(Thư lại dụ Vương Thông)
Nay ta suy tính hộ các ông thì cớ bại vong có sáu!
Nước lụt mênh mông, tường rào đổ lở, lương cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm; bại vong đó là một!
Xưa Đường Thái Tông bắt Kiến Đức và Thế Sung phải ra hàng; nay bao nhiêu cửa quan hiểm trở đều có binh tướng đồn đóng, viện binh đến, tất nhiên bị bại, viện binh đã bại, các ông còn trốn đằng trời; bại vong đó là hai!
Nước ông binh khỏe ngựa béo, nay còn để ở miền Bắc để phòng thủ quân Nguyên, không rỗi đâu ra nhìn sang nước Nam được; bại vong đó là ba!
Can qua liên miên, chinh phạt không nghỉ, người sống chẳng yên, nhao nhao thất vọng; bại vong đó là bốn!
Gian thần chuyên chính, chúa yếu trị vì, xương thịt hại nhau, “gia đình sinh biến”; bại vong đó là năm!
Nay ta dấy nghĩa quân trên dưới đồng lòng, anh hùng tận lực, quân lính càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc, trong thành quân sĩ mỏi mệt, tự chuốc diệt vong; bại vong đó là sáu!
( Trích Thư dụ Vương Thông lần nữa - Quân trung từ mệnh tập)
Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta:
- Chỉ rõ sự thất bại của địch, khẳng định thế tất thắng của ta (sáu cớ bại vong).
- Khuyên dụ đầu hàng, mở ra đường thoái lui cho đối phương: “sửa sang cầu cống, mua sắm tàu thuyền, thuỷ lục hai đường, tuỳ theo ý muốn; quân ra khỏi bờ cõi, muôn phần bảo đảm được yên ổn”.
- Bộc lộ quan điểm hoà hữu, bang giao thân thiện, lâu dài: “nước tôi lại phụng cống xưng thần, theo như lệ trước”.
- Lời lẽ vừa mềm mỏng vừa cứng rắn, lập luận chặt chẽ....
 
Thư lại dụ Vương Thông là thư số 35, một trong những bức thư gửi cho Vương Thông. Bấy giờ thành Đông Quan (Hà Nội nay) bị quân ta vây hãm, quân địch ở trong thành đang khốn đốn. Bức thư này viết vào khoảng tháng 2 – 1427 thì đến tháng 10 năm ấy, sau khi Liễu Thăng bị giết ở gò Mã Yên, Vương Thông không đợi lệnh vua Minh đã “tự ý giảng hoà” với quân Lam Sơn rồi rút quân về nước.
+ “Đại cáo bình Ngô” là áng văn yêu nước lớn, bản tuyên ngôn độc lập dân tộc, bản cáo trạng đanh thép, bản anh hùng ca.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
......
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên làm đế một phương




*

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta Họ đã tham sống sợ mở đường hiếu sinh
chết mà hòa hiếu thật lòng
Ta lấy toàn dân là hơn, để nhân dân nghỉ sức
(Đại cáo bình Ngô)

* Nhận xét:
- Số lượng lớn, ý nghĩa lịch sử đặc biệt
- Chứa đựng những tư tưởng lớn lao vượt tầm thời đại
- Đạt đến trình độ nghệ thuật chính luận mẫu mực
- “Văn chương chính luận có truyền thống vững chắc trước Nguyễn Trãi. Nhưng Nguyễn Trãi là người đưa văn chương chính luận đến một trình độ bậc cao” – Đinh Gia Khánh
- “Quân trung từ mệnh tập là đỉnh cao của dòng văn học luận chiến ngoại giao chống xâm lược” - Nguyễn Huệ Chi
“Toàn bộ tập văn sắc sảo này như một cái thòng lọng vô hình mà mỗi bức thư là một cái nút” – Bùi Văn Nguyên
- “Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất có ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho mục đích chính trị” – Bùi Duy Tân
Những ý kiến về giá trị văn chương chính luận của Nguyễn Trãi
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập
- Nội dung: Hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là con người anh hùng vừa là con người trần thế
+ Con người anh hùng.
 Nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
 Phẩm chất, nhân cách cao cả trong sáng.
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
Còn một tấc lòng âu việc nước
Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung
Tóc nên bạc bởi lòng ái ưu
………….
Nhân nghĩa, yêu nước, thương dân
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
(Cảnh ngày hè)
- Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn
Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền
(Tự thán)
Tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân: Mong muốn đem lại cuộc sống yên ổn, no ấm cho nhân dân
Chớ cậy sang mà ép nề,
Lời chẳng phải vưỡn không nghe.
Ung dung cứ nói điều ta thích
Uốn gối theo đời không thể vâng.
Vườn quỳnh dầu có chim hót
Cõi trần có trúc đứng ngăn
- Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình Ưa mi vì bởi tiết mi thanh
Phẩm chất ngay thẳng, cứng cỏi.
+ Con người trần thế.
 Đau nỗi đau của con người
 Yêu tình yêu của con người (Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người, tình cha con...)
Phượng những tiếc cao diều hãy liệng
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn
Lòng người quanh những nước non quanh
- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay
- Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc
Cho hay đường lợi cực quanh co
………………..
Đau xót trước những nghịch cảnh của cuộc sống, trước nhân tình thế thái, những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời
- Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng
- Cửa biển có non tiên
……

- Nước biếc, non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh, nguyệt bạc, khách lên lầu
- Hái cúc ương lan hương bén áo
Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn

Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi hiện lên với nh?ng vẻ đẹp tiêu biểu nào?
Thiên nhiên bỡnh dị, mộc mạc
Thiên nhiên thanh cao, ước lệ
Thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ
Tỡnh yêu thiên nhiên
- Cây rợp chồi cành, chim kết tổ Ao quang mấu ấu, cá nên bầy
- Ao quan thả gửi đôi bè muống
Đất bụt ương nhờ một lảnh mùng
_Tả lòng thanh vị núc nác
Vun đất ải lảnh mồng tơi

Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha
Lòng bạn trăng vằng vặc cao
Nghĩa vua tôi, tình cha, con bạn bè trong sáng, nồng hậu
Một tấm lòng gắn bó tha thiết với quê hương
Mười năm phiêu bạt ngán bình bồng
Nỗi nhớ như cờ chẳng bớt rung
Quê quán hằng đem hồn gửi mộng
Mả mồ suông rưới lệ pha hồng




Quét trúc bước qua lòng suối,
Thưởng mai về đạp bóng trăng.
Phần du lẽo đẽo thương quê cũ,
Tùng cúc bù trì nhớ việc hằng.
Một phút thanh nhàn trong thuở ấy,
Thiên kim ước đổi được hay chăng.
(Ngôn chí - bài 15)

Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá,
Rừng tiếc chim về ngại phát cây.
(Mạn thuật - bài 6)
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem..
(Cây chuối - Ba tiêu)





*

Công danh đã được hợp về nhàn
Lành dữ âu chi thế nghị khen
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc
Thuyền chở yên hà nặng vạy then
Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng 24)
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn…
(Bài ca Côn Sơn)
- Nghệ thuật:
+ Về thể loại: Có sự cách tân của thơ đường luật bằng cách xen kẽ những câu ngũ ngôn và lục ngôn.
+ Về ngôn ngữ: Sử dụng nhiều chất liệu dân gian, từ ngữ bình dị, gần gũi; dùng nhiều từ thuần Việt...
Câu1: Hãy điền những từ vào chỗ trống để có được một nhận định khái quát và chính xác nhất về vị trí và vai trò của thiên tài văn học Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại
“Thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học... truyền thống văn học Lí – Trần, đồng thời .... cho cả một giai đoạn mới.”

A. Kết tinh - mở đường

B. Kết tinh - khuôn mẫu

C. Khác hẳn với – mở đường
III. Kết luận
1. Vị trí: Thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học độc đáo ở hai phương diện: kết tinh và mở đường
III. Kết luận
Câu 2:
Nội dung văn chương Nguyễn Trãi là sự hội tụ hai nguồn cảm hứng nào của văn học dân tộc?
A. Nhân đạo- dân chủ
B. Yêu nước- nhân đạo
C. Nhân đạo- anh hùng ca
1. Vị trí: Thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học độc đáo ở hai phương diện: kết tinh và mở đường
2. Nội dung: Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ và làm phong phú hơn cho hai nguồn cảm hứng: yêu nước và nhân đạo
III. Kết luận
Câu 3:
Về hình thức nghệ thuật, đóng góp lớn của văn chương Nguyễn Trãi với văn học dân tộc là ở những phương diện cơ bản nào?
1. Vị trí: Thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học độc đáo ở hai phương diện: kết tinh và mở đường
2. Nội dung: Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ và làm phong phú hơn cho hai nguồn cảm hứng: yêu nước và nhân đạo
3. Nghệ thuật: Văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn về hai phương diện: thể loại và ngôn ngữ
III. Kết luận
Câu 1: Nối dữ liệu ở hai bảng để hoàn thành những cột mốc trong cuộc đời Nguyễn Trãi
Câu 2: Tác phẩm nào của Nguyễn Trãi được đánh giá là “Có sức mạnh của 10 vạn quân” (Phan Huy Chú)
A. D?i cỏo bỡnh Ngụ
B. Bang h? di s? l?c
C. ?c trai thi t?p
D. Quõn trung t? m?nh t?p
Câu 3: Dòng nào sau đây khái quát không đúng những đóng góp của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của văn học dân tộc
A. Nghệ thuật viết văn chính luận kiệt xuất
B. Nhà thơ trữ tình sâu sắc
C. L� ngu?i tiờn phong sỏng t?o trong tho Nụm, vi?t nhi?u v� hay nh?t
D. Có nhiều bài sáng tác theo thể thơ thuần chất dân tộc nhất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Đặng Thùy Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)