Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Ánh | Ngày 09/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa
ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
- Nguyễn Trãi -
Từng nghe :
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.

Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.

a. Tư tưởng nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”
“Nhân nghĩa”: là mối quan hệ giữa người với nguời trên
cơ sở tình thương và đạo lý. Nhân nghĩa là yên dân trừ bạo
(tiêu diệt bọn tham tàn, bạo ngược để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân.
“Yên dân” : Nhân dân được sống yên lành, hạnh phúc trong một Đất nước độc lập.
“Trừ bạo” : diệt trừ kẻ tàn bạo xâm lược đất nước và bọn
tham tàn trong nước.

Cốt lõi của lịch tư tưởng nhân nghĩa: Là lấy dân làm gốc,
vì dân mà diệt trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên
bình cho nhân dân.Vì vậy nd ta chiến đấu chống quân xâm
lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lý chính nghĩa.
“Như nước Đại Việt ta từ trước
[…] mỗi bên xưng đế một phương.
- Những yếu tố cơ bản khẳng nước Đại Việt tồn tại độc lập:

+ Lãnh thổ,ranh giới,tên nước
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Phong tục tập quán
+ Lịch sử các triều đại
+ Truyền thống anh hùng
Đều là những căn cứ chắc chắn trong thực tế lịch sử dân tộc.
- Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn đặt các triều đại phong kiến của Việt Nam sóng đôi với các triều đại hùng mạnh của Trung Hoa.
Ý nghĩa : Khẳng định lịch sử tồn tại và phát triển lâu đời cũng như sức mạnh dân tộc không hề thua kém của nước ta.
“Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
+ Thể hiện sự ngang tài ngang sức của nước ta với các nước phương Bắc .
+ Dù có trải qua bao khó khăn thì dân tộc ta vẫn luôn sinh ra anh hùng, nhân tài,hào kiệt để đưa đất nước ngày phát triển,cường thịnh .
Câu thơ nêu ra một lẽ rất đúng đắn chính là : nước ta tuy nhỏ bé nhưng đã sinh ra rất nhiều hào kiệt qua các thời đại .
Đinh Bộ Lĩnh
Lý Công Uẩn
Trần Hưng Đạo
Lưu Cung tham công nên thất bại
[…] Chứng cớ còn ghi
Trong những câu thơ trên, Nguyễn Trãi đã đề cập đến những thất bại của giặc ngoại xâm và cái giá chúng phải trả khi xâm lược nước ta.
Nếu bài thơ Nam Quốc Sơn Hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta thì bài thơ Đại Cáo Bình Ngô chính là bản tuyên ngôn thứ hai của nước ta . Nó tuyên bố cho toàn thể thế giới về một đất nước Đại Việt hùng mạnh và không thua kém bất kì nước nào .
Chân lý từ đoạn thơ 1
Mở rộng : So sánh đoạn thơ với bài thơ “Sông núi nước Nam” (Lý Thường Kiệt)
Các đế nhất phương
Lịch sử, văn hóa, con người
Nam Đế
Sông núi nước Nam
Đất đai bờ cõi đã chia
triều đại,phong tục khác biệt,nhiều hào kiệt
Lịch sử, văn hóa, con người, thực tiễn
Thiên thư
Cơ sở
Thế kỉ XV
Thế kỉ X
Thời gian
Yếu tố địa lí (đất đai)
Khía cạnh so sánh
Nam quốc sơn hà
Bình Ngô đại cáo
- Tóm lại , đoạn thơ 1 mang đậm cảm hứng trữ tình và tính chất hào hùng hiếm có qua nghệ thuật văn biền ngẫu đã nêu ra nội dung chính của phần đầu là nhân nghĩa và nền độc lập dân tộc.
- Đoạn thơ nói riêng và cả tác phẩm nói chung đã thể hiện tài năng ,sự thành công của Nguyễn Trãi qua đó thể hiện tình yêu nước thương dân của tác giả .
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)