Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO



NGUYỄN TRÃI
1380 -1442
I. Cuộc đời
Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai 抑齋.
Quê: Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây).
Cha: Nguyễn Phi Khanh
Ông ngoại: Trần Nguyên Đán
Chịu nhiều đau thương thuở thiếu thời.
1400: đỗ Thái học sinh, cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ.
giàu truyền thống yêu nước và văn hoá, văn học.
1407, giặc Minh cướp nước ta. Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào thắng lợi.
Cuối 1427 đầu 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo, hăm hở xây dựng đất nước.
1439 về ở ẩn tại Côn Sơn.
1440 được Lê Thái Tông vời ra giúp việc nước.
1442: oan án Lệ Chi Viên  “tru di tam tộc”.
1464 Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
II. Sự nghiệp thơ văn
1. Những tác phẩm chính
Văn học:
Chữ Hán:
Quân trung từ mệnh tập
Bình Ngô đại cáo
Ức Trai thi tập
Chí Linh sơn phú
Băng Hồ di sự lục
Lam Sơn thực lục
Văn bia Vĩnh Lăng …
Chữ Nôm: Quốc âm thi tập.
Địa lý: Dư địa chí.
2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất
Khối lượng văn chính luận khá lớn.
Tư tưởng chủ đạo: nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
đạt đến trình độ mẫu mực. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận lỗi lạc nhất của văn học trung đại Việt Nam.



3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
a. Người anh hùng vĩ đại
Lí tưởng: yêu nước, thương dân
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông

Phẩm chất, ý chí: ngay thẳng, đấu tranh chống cường quyền, bạo ngược, bảo vệ chân lí:
Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng.
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
b. Con người trần thế
Đau trước nghịch cảnh xã hội:
Phượng những tiếc cao diều hãy lượn
Hoa thường hay héo cỏ thường tươi (Tự thuật – Bài 9)
Yêu thiên nhiên:
Bức tranh hoành tráng
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng (Cửa biển Bạch Đằng)
b. Con người trần thế
Yêu thiên nhiên:
Bức tranh xinh xắn
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu
(Bảo kính cảnh giới – Bài 26)
Thiên nhiên bình dị, dân dã, được con người nâng niu gìn giữ:
Viện có hoa tàn chăng quét đất
Nước còn nguyệt hiện xá thôi chèo
(Mạn thuật 10)
3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
a. Người anh hùng vĩ đại
b. Con người trần thế

Đau trước nghịch cảnh xã hội
Yêu thiên nhiên
Tình yêu, nỗi nhớ quê hương, tình cha con, bạn bè, nghĩa vua tôi…
vẻ đẹp nhân bản góp phần nâng người anh hùng dân tộc lên tầm nhân loại.
Nghệ thuật
Thể loại: thất ngôn xen lục ngôn  Việt hoá thơ Đường.
Ngôn ngữ: dùng chữ Nôm, sử dụng từ thuần Việt, vận dụng thành công tục ngữ, ca dao, lời ăn tiếng nói của nhân dân.
“bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí Viễn).

III. Kết luận
Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại phải chịu những oan khiên thảm khốc.
Nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, danh nhân văn hoá thế giới, có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc:
Về nội dung: yêu nước và nhân đạo.
Về nghệ thuật: đóng góp về thể loại và ngôn ngữ, khai sáng văn học tiếng Việt.
Chân dung Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi
Kịch “Bí mật vườn Lệ Chi"
BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO


I. Đọc hiểu tiểu dẫn
1. Hoàn cảnh sáng tác
Sau khi quân ta đại thắng quân Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo.
2. Thể loại “cáo”
Thể văn chính luận có từ thời cổ Trung Quốc, dùng để trình bày một chủ trương, sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.
Viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
Văn hùng biện  lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ.
3. Ý nghĩa:
công bố dẹp yên giặc Ngô  bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa trọng đại với quốc gia.
4. Bố cục: 4 phần
Nêu luận đề chính nghĩa.
Vạch rõ tội ác của kẻ thù.
Kể lại quá trình chiến đấu của nghĩa quân.
Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Luận đề chính nghĩa
nhân nghĩa – yên dân
điếu phạt - trừ bạo
lập trường nhân nghĩa gắn liền với chống xâm lược.
Khẳng định:
Tên nước: Đại Việt
Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia
Văn hiến: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Hào kiệt.
tuyên ngôn hùng hồn: nước ta có đầy đủ tư cách của một quốc gia độc lập.
Từ Triệu, Đinh, Lý Trần…
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên…
đối: ta hoàn toàn ngang hàng với Trung Quốc

Nhắc lại chiến công trong lịch sử
khẳng định địch làm trái lẽ phải nên thất bại + tự hào dân tộc.

Lập trường nhân nghĩa đúng đắn và chân lí khách quan về nền độc lập dân tộc.

1. Luận đề chính nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)