Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Phạm Trung Thành | Ngày 19/03/2024 | 12

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

1
Nhiệt liệt chào mừng
Các thầy cô giáo
và các em học sinh
2
Kiểm tra bài cũ
3
4
Nguyễn Trãi
Tiết 82 :
5
6
MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu được Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ, một “áng thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam, mà ở đó tác giả đã kết hợp tài tình sức mạnh của lý lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật . Bài Cáo nêu cao tư tưởng Nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu một tác phẩm thuộc thể loại văn chính luận cổ điển với những đặc trưng riêng của thể Cáo.
- Bồi dưỡng tình yêu, sự tôn kính với anh hùng dân tộc, yêu nền văn học dân tộc
7
KẾT CẤU BÀI DẠY
Tìm hiểu chung
Đọc - hiểu văn bản tác phẩm
Tổng kết
Hoàn cảnh ra đời
Vị trí
Bố cục
8
I. TÌM HIỂU CHUNG
Bài “Bình Ngô đại cáo” ra
đời trong hoàn cảnh nào ?
Trong lịch sử phát triển của
dân tộc ta “Bình Ngô đại cáo”
có vai trò như thế nào?
CÂU HỎI 1
CÂU HỎI 2
ĐÁP ÁN 1
ĐÁP ÁN 2
9
- Hoàn cảnh ra đời : Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh, cuối năm 1427 Nguyễn Trãi được Lê Lợi giao soạn thảo Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết cuộc kháng chiến và tuyên bố trước nhân dân về sự ra đời của một triều đại mới, bắt đầu một thời đại mới trên đất nước Đại Việt.
ĐÁP ÁN 1
10
- Đại cáo bình Ngô là một văn kiện lịch sử quan trọng – là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc
NGUYỄN TRÃI
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
HỒ CHÍ MINH
Nam quốc sơn hà
11
Em hiểu như thế nào về thể
“Cáo” và nhan đề của bài ?
Bố cục của “Bình Ngô đại cáo”
gồm mấy phần ?
CÂU HỎI 3
CÂU HỎI 4
ĐÁP ÁN 3
ĐÁP ÁN 4
12
- Cáo là thể văn nghị luận có từ thời Trung Quốc, thường được các vua chúa hoặc các thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, kết quả của một sự nghiệp có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng lối văn biền ngẫu.
- Đại Cáo thể hiện tính chất quốc gia trọng đại.
- T/giả dùng từ Ngô để chỉ giặc Minh, gợi lên được sự khinh bỉ và lòng căm thù của nhân dân đối với giặc phương Bắc đã có từ ngàn xưa.
13
Từ đầu đến : “…Chứng cớ còn nghi”
Từ “Vừa rồi … Ai bảo thần dân chịu được”
Từ “Ta đây … cũng là chưa thấy xưa nay”
Phần còn lại
Phần 2
Phần 1
Phần 3
Phần 4
14
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TÁC PHẨM
1. Phần thứ nhất
Trong phần thứ nhất T/giả tập trung vào vấn đề gì? Em hiểu
như thề nào về nội dung đó ?
CÂU HỎI 5
- Nguyễn Trãi đã tập trung vào vấn đề tính chính nghĩa
- Tính chính nghĩa trong T/p bao gồm hai nội dung lớn
+ Tư tưởng nhân nghĩa…
+ Chân lý về độc lập, có chủ quyền của dân tộc…
15
* Tư tưởng Nhân nghĩa :
Em hiểu như thế nào
về Tư tưởng Nhân nghĩa ?
Vậy Tư tưởng Nhân nghĩa
trong T/p này có gì đặc sắc
Không ? Tại sao ?
CÂU HỎI 6
CÂU HỎI 7
ĐÁP ÁN 6
ĐÁP ÁN 7
16
- Xuất phát từ quan điểm của Nho học : “Nhân nghĩa” là mối quan hệ giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lý.
- Trong T/p “Nhân nghĩa” là “yên dân trừ bạo”  quan niệm “lấy dân làm gốc”, đánh đuổi quân giặc vì hạnh phúc của nhân dân.
ĐÁP ÁN 6
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
17
- Nguyễn Trãi đã tích luỹ chắt lọc được những tinh hoa, bản chất tích cực trong tư tưởng nhân nghĩa, kết hợp với sự sáng tạo đã để lại ý nghĩa hết sức sâu sắc : nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược…. ( tương đồng với cách viết của HCM trong Bản tuyên ngôn độc lập – 1945 )
- Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam cũng là chân lý khách quan phù hợp với chân lý đó
ĐÁP ÁN 7
18
Bên cạnh việc nhắc tới tư tưởng nhân nghĩa thì ở phần 1 T/g
còn đề cập đến vấn đề gì ?
CÂU HỎI 8
- Nguyễn Trãi còn nêu lên chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt - một đất nước có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời
So sánh với cách nói của Lý Thường Kiệt trong Nam quốc
sơn hà – bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất ?
CÂU HỎI NHÓM 1
CÂU HỎI NHÓM 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Trung Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)