Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Trang | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Dựa vào SGK, em hãy nêu những nội dung chính của phần tiểu dẫn?
Hoàn cảnh sáng tác
- Thể cáo
- Nhan đề
- Bố cục
Dựa vào phần “Tiểu dẫn” và những hiểu biết của em về lịch sử, hãy dựng lại bối cảnh lịch sử khi Nguyễn Trãi viết “ Đại cáo bình Ngô”?
Từ 1418 - 1423: thời kì chuẩn bị, xây dựng lực lượng.
Từ 1424 : Chuyển sang thời kì phản công.
1427: Đánh tan 15 vạn viễn binh->đất nước hoàn toàn giải phóng.
1428: Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế và cử Nguyễn Trãi soạn bài “Đại cáo bình Ngô”
Hãy trình bày đặc điểm của thể cáo?
Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ.
Đối tượng sử dụng : Vua, Chúa hoặc thủ lĩnh.
Nội dung: Trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, hay tuyên ngôn một sự kiện.
- Thường viết theo thể tứ lục, lối văn biền ngẫu.
“Đại cáo bình Ngô“ là một nhan đề sâu sắc, thâm thuý, hãy giải thích ý nghĩa của nó?
Đại cáo: Có tính chất quốc gia, trọng đại. Gọi bài cáo của thời đại mình là “Đại cáo”->Thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc.
Ngô: Dùng từ Ngô để chỉ giặc Minh->sự khinh bỉ và lòng căm thù đối với giặc Minh.
Sau khi đọc xong bài cáo em có nhận xét gì về cách kết cấu cũng như lập luận của tác giả?
Kết luận: Lập luận logic, chặt chẽ.xuất sắc
Có những tư tưởng, chân lí nào được khẳng định để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo?
+ Căn cứ:
- Tư tưởng nhân nghĩa.
- Chân lí về sự tồn tại độc lập
Tư tưởng nhân nghĩa được Nguyễn Trãi nêu trực tiếp qua những câu văn nào? Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Cốt lõi :
+ Cốt ở yên dân
+ Trước lo trừ bạo
-> Với Nguyễn Trãi nước gắn với dân cứu nước là cứu dân.
Việc lấy tư tưởng nhân nghĩa của Nho gia và nâng phạm trù này thành chính nghĩa dân tộc, thành đạo lí để làm cơ sở cho nguyên lí chính nghĩa của mình có ý nghĩa gì?
- Khẳng định lập trường cho cuộc khởi nghĩa và làm cơ sở cho bài cáo
- Bóc trần luận điệu gian trá của kẻ thù.
Em hãy đọc kĩ đoạn “ Như nước … cho đến đời nào cũng có” và cho biết tác giả khẳng định quyền độc lập trên những phương diệnnào? Cách viết ra sao để nhằm khẳng định chủ quyền và thể hiện niềm tự hào dân tộc?
- Các yếu tố căn bản xác định độc lập chủ quyền dân tộc: cương vực, lãnh thổ ,phong tục ,văn hiến ,lịch sử, truyền thống anh hùng hào kiệt…
- Cách thể hiện:
+ Nhấn mạnh tính hiển nhiên vốn có .
+ So sánh sóng đôi.
+ Xưng “đế”.
+ Giọng văn đĩnh đạc ,trịnh trọng.
Tiểu kết:Tư tưởng mới mẻ ,sâu sắc
,thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc
Nhóm 1: Tác giả đã vạch trần âm mưu, tố cáo,lên án nhữngchủ trương cai trị thâm độc nào của giặc Minh? Tại sao nói đây là những chủ trương cai trị phản nhân nghĩa?
Nhóm 3: Phân tích nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn trên các phương diện lập luận, bút pháp, giọng điệu, cách xây dựng hình ảnh, hình tượng…?
Nhóm 2: Nguyễn Trãi đã tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác bằng những câu văn đầy hình tượng như:
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
- Thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán.
- Độc ác thay trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông hải không rửa sạch mùi.
Em hãy phân tích những câu văn trên và làm rõ cảm xúc của tác giả khi tố cáo tội ác quân thù.
Âm mưu:
+ Mượn danh nghĩa “ Phù Trần diệt Hồ” để thôn tính nước ta.
Chủ trương cai trị phản nhân nghĩa:
+ Huỷ hoại cuộc sống con người.
+ Huỷ hoại môi trường sống.
+ Vơ vét của cải.
+ Bóc lột dã man.
- Vì: Vừa gây tội ác đối với con người, vừa coi thường đạo hiếu sinh của trời đất.
Nhóm 1: Tác giả đã vạch trần âm mưu, tố cáo,lên án những chủ trương cai trị thâm độc nào của giặc Minh? Tại sao nói đây là những chủ trương cai trị phản nhân nghĩa?
Nhóm 2: Nguyễn Trãi đã tố cáo mạnh mẽ những hành động tội ác bằng những câu văn đầy hình tượng như:
a.) Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
b.) Thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bấy no nê chưa chán.
c.) Độc ác thay trúc Nam sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông hải không rửa sạch mùi.
Em hãy phân tích những câu văn trên và làm rõ cảm xúc của tác giả khi tố cáo tội ác quân thù.
1. Những câu văn giàu hình tượng .
Nghệ thuật:
Trình tự lập luận logic, chặt chẽ.
Kết hợp nhuần nhuyễn chất chính luận và chất văn chương .
Giọng điệu: linh hoạt.
Xây dựng hình ảnh, hình tượng giàu sức biểu cảm…
Nhóm 3: Phân tích nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn trên các phương diệnlập luận, bút pháp, giọng điệu, cách xây dựng hình ảnh, hình tượng…?
Hãy cho biết vai trò vị trí của hai câu kết thúc đoạn hai?
“Lẽ nào trời đất dung tha?
Ai bảo thần nhân chịu được?”
Lời luận tội được viết bằng một sự dồn nén cảm xúc cao độ.
Lời hịch kích động; chuẩn bị triển khai ý đoạn 3
Tóm lại: Cách kể tội ,luận tội đặc sắc. Chỉ trong một số câu văn biền ngẫu linh hoạt nhưng đây thực sự đã là một bản án đanh thép, đẫm máu và nước mắt .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)