Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

Chia sẻ bởi Mai Khanh Ly | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:


Phân tích đoạn một trong Bình Ngô Đại Cáo

Kính chào cô giáo và các bạn
Tổ 1
.
=>Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng xã hội phải chăm lo cho dân được sống có hạnh phúc và yên bình.Tư tưởng đó trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt của lịch sử Việt Nam
Mở đầu bài cáo tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài:
Hai câu này có nghĩa: việc nhân nghĩa cốt làm cho nhân dân được yên, mà muốn làm cho nhân dân được yên thì trước hết phải lo tiêu diệt quân tàn bào
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Cho nên tiếp theo bài cáo nhắc lại truyền thống "yên dân trừ bạo" của các triều đại
”Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có “

Kinh đô nước Đại Việt
- Thứ năm chính là nhân tài, là con người cũng là yếu tố quan trọng để khẳng định nền độc lập của chính mình."Song hào kiệt thời nào cũng có."
Nền độc lập của ta được Nguyễn Trãi liệt kê ra năm yếu tố
-Thứ nhất là nền văn hiến, mỗi quốc gia, dân tộc đều phải có nền văn hiến riêng của mình từ văn hoá, xã hội, lịch sử tất cả đều khác và có nét riêng của mình như để khẳng định nền văn hiến đã có từ lâu không phải ai cũng có được "Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, "

-Thứ hai chính là cương thổ là núi, sông, đồng ruộng, biển cả đã được chia rõ ràng. "Nước non bờ cõi đã chia"
-Thứ ba là phong tục tập quán cũng như văn hoá nỗi miền Bắc và Nam"Phong tục Bắc Nam cũng khác"Ở đây là nhấn mạnh Trung Quốc và Đại Việt đều có những nét riêng không thể nhầm lẫn.
-Thứ tư là triều đại riêng nhằm khẳng định chủ quyền"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương"
Chùa Một Cột-biểu hiện của nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam trước đây
=>Từ năm yếu tố Nguyễn Trãi đã khái quát gần như toàn diện về nền độc lập của một quốc gia so với “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt, thật sự hay hơn về nội dung và đầy đủ, toàn diện hơn về một bản tuyên ngôn độc lập.
Bình Ngô Đại Cáo
Chính vì thế, đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập khi tác giả khẳng định mạnh mẽ cái chân lí lịch sử ấy, đồng thời cũng khẳng định cái hậu quả tất yếu về phía kẻ thù, khi chúng xâm phạm đến độc lập chủ quyền dân tộc ta
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Cửa Hàm Tử
Sông Bạch Đằng
Bốn triều đại mạnh nhất của ta với bốn triều đại hùng mạnh của Trung Quốc chứng tỏ ta chẳng hề thua kém gì chúng.Không có lòng tự hào dân tộc mãnh liệt thì không có sự so sánh như vậy
Nói về nước Đại Việt ta, cảm hứng của tác giả tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
=>thể văn biền ngẫu, giọng điệu trang nghiêm được Nguyễn Trãi viết rất tài tình như câu:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương”

Đại cáo mở đầu không chỉ với tư tưởng nhân nghĩa, mà còn với tư thế của một quốc gia có chủ quyền, khẳng định sự nghiệp Lê Lợi là sự nghiệp kế tục vẻ vang của các truyền thống đó.
Cùng với đó là tư tưởng mới mẻ ,sâu sắc,thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe
Chúc các bạn học tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Khanh Ly
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)