Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)
Chia sẻ bởi Dương Thị Lợi |
Ngày 19/03/2024 |
9
Chia sẻ tài liệu: Tuần 19. Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Bài thuyết trình
VỀ CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRÃI
Thực hiện:
Nhóm 3 – 10A2
THPT Nguyễn Tất Thành
Các giai đoạn trong cuộc đời của Nguyễn Trãi
Thời thơ ấu
Làm quan với nhà Hồ
Mười năm phiêu dạt
Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Văn thần triều Lê
Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên
Được phục hồi danh dự
Thời thơ ấu
Nguyễn Trãi , hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 tại Chí Linh - Hải Dương, sau đó theo cha mẹ đến làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội) và lớn lên ở đó. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán .
Mẹ không may qua đời sớm. Ở Nhị Khê, dưới sự rèn cặp của cha, Nguyễn Trãi tỏ ra rất ham học. Điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ “Gia viên lạc”:
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư
Nghĩa là:
Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ
Sáu tuổi con thơ rất thích sách
Làm quan với nhà Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và thành lập nhà Hồ. Ông tham dự khoa thi Nho học do nhà Hồ tổ chức và đỗ Thái Học sinh. Và được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.
Năm 1407 : Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn Phi Khanh. Đại Ngu rơi vào ách Minh thuộc.
Lúc này, Nguyễn Trãi đang chạy trốn để thoát khỏi sự truy bắt của quân Minh. Trương Phụ ép Phi Khanh viết thư gọi ông, ông bất đắc dĩ phải ra hàng. Nhiều tài liệu khác thì kể rằng, khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm.
``Con mau trở về lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước,
chớ theo cha khóc lóc mà làm gì !``
Mười năm phiêu dạt
Cuộc đời Nguyễn Trãi từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Bình Định Vương ở Lỗi Giang để tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn là một ẩn số. Sử sách không chép cũng như chép không thống nhất và bản thân Nguyễn Trãi cũng không ghi lại điều gì cụ thể . Nguyễn Trãi nói nhiều đến thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) lênh đênh ở nơi chân trời góc biển trong một số văn thơ của ông, áng chừng là để chỉ khoảng thời gian này. Tất nhiên con số mười năm chỉ mang tính tương đối.
Tổng kết về giai đoạn này của cuộc đời Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bích khẳng định:
“Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.”
Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
Văn thần triều Lê
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trẫn Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Ông về ở ẩn tại Côn Sơn.
Công thần bị tội
Văn thần triều Lê
Lão thần triều vua Lê Thái Tông
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, an táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Lê Thái Tông được chỉ định nối ngôi vua chỉ hơn một tháng trước khi Lê Thái Tổ qua đời.
Những năm Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn cũng là những năm mà Lê Thái Tông, tuy chỉ là một vị vua thiếu niên, nhưng đã nắm lấy quyền hành cũng như thẳng tay trừng trị Lê Sát, Lê Ngân và nhiều người trong phe cánh của họ. Nhà vua cũng có những động thái tỏ ý trọng dụng lại vị lão thần Nguyễn Trãi.
Năm 1439, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, ban cho chức tước là Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự. Ông cũng được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân ở Tây đạo và Bắc đạo
Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên
Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông. Nhà vua lúc đó mới hai mươi tuổi, đang độ thanh niên, không ai nghĩ rằng đó lại là chuyến tuần du cuối cùng của vua. Và kéo theo sau đám tang là một vụ án oan khiên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch.
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Được phục hồi danh dự
Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, bèn được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện.
Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, chế văn truy tặng có câu:
“Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên
Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế”
Dịch là:
“Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ
Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau”
Nguyễn Duy Anh
Hoàng Thị Ngọc Ánh
Lã Thị Chính
Đỗ Trường Hải
Nguyễn Huy Hoàng
Nguyễn Thu Hương
Phạm Thị Minh Hương
Nguyễn Anh Quân
Lê Thị Minh Thảo
Hồ Nguyễn Anh Minh
Danh sách các thành viên trong nhóm
VỀ CUỘC ĐỜI NGUYỄN TRÃI
Thực hiện:
Nhóm 3 – 10A2
THPT Nguyễn Tất Thành
Các giai đoạn trong cuộc đời của Nguyễn Trãi
Thời thơ ấu
Làm quan với nhà Hồ
Mười năm phiêu dạt
Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Văn thần triều Lê
Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên
Được phục hồi danh dự
Thời thơ ấu
Nguyễn Trãi , hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 tại Chí Linh - Hải Dương, sau đó theo cha mẹ đến làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội) và lớn lên ở đó. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán .
Mẹ không may qua đời sớm. Ở Nhị Khê, dưới sự rèn cặp của cha, Nguyễn Trãi tỏ ra rất ham học. Điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ “Gia viên lạc”:
Cố viên loạn hậu hữu tiên lư
Lục tuế nhi đồng phả ái thư
Nghĩa là:
Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ
Sáu tuổi con thơ rất thích sách
Làm quan với nhà Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và thành lập nhà Hồ. Ông tham dự khoa thi Nho học do nhà Hồ tổ chức và đỗ Thái Học sinh. Và được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng.
Năm 1407 : Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn Phi Khanh. Đại Ngu rơi vào ách Minh thuộc.
Lúc này, Nguyễn Trãi đang chạy trốn để thoát khỏi sự truy bắt của quân Minh. Trương Phụ ép Phi Khanh viết thư gọi ông, ông bất đắc dĩ phải ra hàng. Nhiều tài liệu khác thì kể rằng, khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm.
``Con mau trở về lo trả thù cho cha, rửa nhục cho nước,
chớ theo cha khóc lóc mà làm gì !``
Mười năm phiêu dạt
Cuộc đời Nguyễn Trãi từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Bình Định Vương ở Lỗi Giang để tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn là một ẩn số. Sử sách không chép cũng như chép không thống nhất và bản thân Nguyễn Trãi cũng không ghi lại điều gì cụ thể . Nguyễn Trãi nói nhiều đến thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) lênh đênh ở nơi chân trời góc biển trong một số văn thơ của ông, áng chừng là để chỉ khoảng thời gian này. Tất nhiên con số mười năm chỉ mang tính tương đối.
Tổng kết về giai đoạn này của cuộc đời Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bích khẳng định:
“Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.”
Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.
Năm 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.
Văn thần triều Lê
Sau thắng lợi 1 năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trẫn Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.
Ông về ở ẩn tại Côn Sơn.
Công thần bị tội
Văn thần triều Lê
Lão thần triều vua Lê Thái Tông
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, an táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Lê Thái Tông được chỉ định nối ngôi vua chỉ hơn một tháng trước khi Lê Thái Tổ qua đời.
Những năm Nguyễn Trãi về ở ẩn tại Côn Sơn cũng là những năm mà Lê Thái Tông, tuy chỉ là một vị vua thiếu niên, nhưng đã nắm lấy quyền hành cũng như thẳng tay trừng trị Lê Sát, Lê Ngân và nhiều người trong phe cánh của họ. Nhà vua cũng có những động thái tỏ ý trọng dụng lại vị lão thần Nguyễn Trãi.
Năm 1439, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, ban cho chức tước là Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự. Ông cũng được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân ở Tây đạo và Bắc đạo
Bị oan trong Vụ án Lệ Chi Viên
Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông. Nhà vua lúc đó mới hai mươi tuổi, đang độ thanh niên, không ai nghĩ rằng đó lại là chuyến tuần du cuối cùng của vua. Và kéo theo sau đám tang là một vụ án oan khiên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch.
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng Tám năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Được phục hồi danh dự
Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, bèn được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện.
Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, chế văn truy tặng có câu:
“Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên
Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế”
Dịch là:
“Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ
Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau”
Nguyễn Duy Anh
Hoàng Thị Ngọc Ánh
Lã Thị Chính
Đỗ Trường Hải
Nguyễn Huy Hoàng
Nguyễn Thu Hương
Phạm Thị Minh Hương
Nguyễn Anh Quân
Lê Thị Minh Thảo
Hồ Nguyễn Anh Minh
Danh sách các thành viên trong nhóm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Lợi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)