Tuần 18. Ôn tập phần Văn học

Chia sẻ bởi La Thị Huyền | Ngày 09/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Tuần 18. Ôn tập phần Văn học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
về dự Hội nghị tập huấn thay sách Ngữ văn Lớp 11!
văn học nước ngoài
1. Nội dung - chương trình và SGK
2. Những lưu ý về phương pháp
3. một số bài trong chương trình sách Ngữ văn 11
văn học nước ngoài
1.1 Nội dung - chương trình
1. nội dung - chương trình và Sgk
Tuy vẫn giữ lại những đại diện tiêu biểu nhưng số tác giả và tác phẩm được chọn học giảm và có sự thay đổi. Số tiết dành cho phần VHNN 11 tiết (Ngữ văn nâng cao) 12 tiết (Ngữ văn chuẩn).
- Xét về mặt thể loại cả Văn học 11và Ngữ văn 11 đều có thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn. Ngữ văn 11 có thêm thể loại nghị luận.
- Thống nhất với Ngữ văn10, Ngữ văn 11 cấu trúc chương trình VHNN trên cơ sở kết hợp trục thể loại và trục lịch sử văn học.
1.1 Nội dung - chương trình
?Ngữ văn 11 vừa thể hiện tinh thần giảm tải, vừa thể hiện tinh thần kế thừa và đổi mới.
1.2 Cấu trúc của bài
? Kế thừa SGK Ngữ văn 10.
2. Những lưu ý về phương pháp
2.1 Dạy đúng kiểu bài
* Kiểu bài đọc - hiểu: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - hiểu tác phẩm văn chương. Đọc - hiểu không chỉ dừng lại ở mức hiểu nghĩa thông tin của văn bản mà còn giúp học sinh tiếp cận với vẻ đẹp thẩm mĩ của tác phẩm...
* Lưu ý :
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS đọc tác phẩm.
- Chú ý giọng điệu, nhịp điệu, vần điệu..
- Các chú giải, các điển tích, điển cố .... được quan tâm.
- Đọc - hiểu VHNN là đọc - hiểu qua bản dịch . Học sinh cần hiểu những thành tố trong tác phẩm nguyên bản về cơ bản được chuyển qua bản dịch và những thành tố khó hoặc hầu như không được chuyển qua bản dịch để phân tích cho trúng.
2.2 Phương pháp dạy học tích hợp
VHNN
Tiếng Việt
Làm văn
VHNN
VHVN
2.3 Phương pháp dạy học tích cực
*Bản chất của phương pháp dạy học tích cực:
- Dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ thông tin một chiều , kiến thức có sẵn.
- Phù hợp với đặc điểm đối tượng, đặc điểm của từng lớp học, điều kiện dạy học của nhà trường.
- Båi d­ìng häc sinh ph­¬ng ph¸p tù häc, kh¶ n¨ng hîp t¸c, rÌn luyÖn kÜ n¨ng vËn dông vµo thùc tiÔn.
- Tận dụng được công nghệ mới nhất.
*Một số phương pháp dạy học tích cực:
- Dạy học VHNN theo phương pháp quy nạp.
- Dạy học VHNN theo phương pháp vấn đáp, đàm thoại.
+ giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc để có thể tranh luận với nhau hoặc với giáo viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.
+ Mục đích: nâng cao chất lượng giờ học bằng cách tăng cường hình thức hỏi - đáp, đàm thoại giữa giáo viên và học sinh, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể.
+ Hệ thống câu hỏi:
> Phù hợp với yêu cầu bài học, sát đối tượng, xác định được chức năng của từng câu hỏi , mục đích hỏi, yếu tố kết nối câu hỏi, thứ tự các câu hỏi.
> Tăng cường câu hỏi mang tính chất gợi mở .
> Hạn chế những câu hỏi mang tính chất áp đặt,vụn vặt
> Có những câu hỏi nâng cao, phát huy trí tuệ của học sinh.
- Dạy- học theo hợp tác nhóm.
- Dạy - học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Thông qua quá trình gợi ý, nêu giả định, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề. Khuyến khích học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề.
:
2.4 Phương pháp dạy học theo đặc trưng, thể loại
- Học sinh sẽ hiểu rằng đọc - hiểu một tác phẩm kịch sẽ khác với đọc - hiểu một tiểu thuyết, khác với đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình .
2.5 Dạy văn học nước ngoài phải đặt tác phẩm vào vào bối cảnh văn hoá, thời đại...của đất nước, dân tộc cũng như cần phải quan tâm đến vấn đề tiếp nhận.
3. một số bài trong chương trình sách Ngữ văn 11
3.1 Tình yêu và thù hận
3.1 Tình yêu và thù hận
(Rô-mê-ô và Ju-li -et)
Sếch-xpia
* Văn bản kịch
- Được chia thành các hồi, các lớp, có lời thoại nối tiếp nhau của các nhân vật và có các chỉ dẫn.
"Tình yêu và thù hận" trích lớp 2, hồi II.
Gồm 16 lời thoại (74 câu thơ), lời dẫn
--> phù hợp với 2 tiết học .
- Không nên đồng nhất kịch bản với nghệ thuật sân khấu nhưng cũng không nên hoàn toàn tách rời --> hình dung ra đoạn kịch trên sân khấu với không gian và thời gian.
- Khi nói tới vở kịch Rô-mê-ô và Ju-li-et người ta thường nghĩ tới xung đột giữa tình yêu của 2 nhân vật này với mối thù hận truyền kiếp giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Cam-piu-lét. Nhưng đoạn trích " Tình yêu và thù hận" thì giữa Rô-mê-ô và ju-li-et không có xung đột mà giữa họ chỉ có một tình yêu duy nhất, trong trắng, hồn nhiên, mang vẻ đẹp của tình người, tình đời. ***
- Tuy nhiên Rômêô và juliet là một vở bi kịch, giáo viên nên chú ý một số chi tiết thể hiện tính chất bi kịch trong mối tình của 2 người.
* Xung đột kịch
- 6 lời thoại đầu: độc thoại nội tâm.
- 74 câu thơ trong đó có 16 lời thoại
* Ngôn ngữ kịch:
- Từ lời thoại thứ 7 là đối thoại.
--> chứa đựng cảm xúc yêu thương chân thành, đằm thắm
--> Tâm trạng của Rômêô và Juliet cũng như những khát vọng hạnh phúc mà họ hướng tới.
3.2 Người trong bao
* Vị trí của Sê-khốp trong lịch sử văn học Nga và những cống hiến nghệ thuật to lớn của ông trong lĩnh vực truyện ngắn.
Sê-khốp
- Là một trong những đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, bước vào lịch sử văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói.
- "Sê-khốp là người duy nhất có được cái biệt tài nghệ thuật là ở chỗ nào cũng phát hiện được ra sự tầm thường dung tục" (Gooc-ki)
- Mạch ngầm văn bản:
* Hoàn cảnh lịch sử xã hội ra đời của truyện ngắn.
* Vận dụng những hiểu biết về phong cách truyện ngắn Sê-khốp.
+ Bình diện thứ hai là bình diện chìm, bên trong kín đáo, khó thấy. Đó là tư tuởng, khát vọng, là những suy nghĩ lớn lao, là số phận nhân dân, tương lai đất nước, những vấn đề đạo đức, triết học. Đây là bề dài, bề sâu, chất thơ của cuộc đời.
+ Bình diện thứ nhất là bình diện nổi, bình diện thông thường. Đó là dòng đời bằng phẳng, đơn điệu, là cuộc sống hằng ngày của một số tầng lớp xã hội ở các tỉnh lẻ nước Nga. Cũng đủ cả hi vọng, cả thất vọng.. Cái bề mặt của cuộc sống ấy thấy dễ, dễ quan sát .
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Miêu tả chân dung, thói quen sinh hoạt, ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vât.
Nhân vật Bê-li-cốp
- Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được thầy giáo Bu-rơ-kin kể cho bác sĩ i-van-i-va-nứt nghe về Belicốp nhân một chuyến đi săn về muộn phải ngủ lại nhà kho của ông trưởng xóm ở cuối làng
--> đảm bảo tính khách quan.
--> Đan xen hài hào tự nhiên, khéo léo giữa tả, kể, phát biểu cảm xúc, bình luận.
"Cái bao":
- Chi tiết, hình ảnh: Sê-khốp đặc biệt kì công trong việc xây dựng chi tiết, hình ảnh, tưởng như là chi tiết thừa...
+ Nghĩa chuyển: lối sống và tính cách của Bê-li-côp.
+ Nghĩa đen: dùng để bao, gói, đựng đồ..
+ Nghĩa biểu trưng : kiểu người trong bao, lối sống trong bao.
--> Cả nước Nga, cả xã hội Nga lúc đó phải chăng như một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, bủa vây con người.
3.3 Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.
ăng-ghen
* Giáo viên cần cho học sinh biết rõ thân thế, sự nghiệp của ăng-ghen và Các Mác, hiểu được sự đóng góp to lớn của hai ông trong sự nhiệp đấu tranh giải phóng loài người
* Văn bản được viết trong một hoàn cảnh hết sức đặc thù với một sự kiện đặc biệt gắn với những con người có thật chứ không phải là hình tượng nghệ thuật hư cấu --> sau khi Các Mác qua đời và đọc tại lễ an táng của ông.
* Nhan đề:
- Lời phát biểu (Bản dịch của Trung Quốc)
- Điếu văn (Tuyển tập Mac - Ăng ghen; tập 19 ; nhà xuất bản Chính trị quốc gia)
- Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác
Mộ Các Mác ở nghĩa trang Hai-ghết
- Bố cục văn bản: 7 đoạn.
? Giáo viên lưu ý tránh biến tiết học thành một bài dạy lịch sử hay chính trị và cũng không triển khai bài theo tiêu chí của một bài điếu văn mà cần khai thác văn bản theo thể loại văn nghị luận.
+ Phần mở đầu: đoạn 1 và 2, không gian, thời gian sự ra đi của Mác cùng với đánh giá khái quát vai trò của Mác đối với giai cấp vô sản và nhân loại.
+ Các đoạn 3,4,5,6: phần trọng tâm, tổng kết những cống hiến vĩ đại của Mác.
+ Phần kết luận: đoạn 7 và câu văn cuối, bày tỏ sự tiếc thương với người đã khuất.
+ Lập luận tăng tiến: khẳng định cống hiến sau của Mác vĩ đại hơn cống hiến trước.
+ So sánh cống hiến của Mác trong lĩnh vực khoa học xã hội với cống hiến của nhà bác học nổi tiếng Đácuy trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- Nghệ thuật lập luận: lập luận theo lối kết cấu tầng bậc kết hợp với so sánh.
? Nhờ nghệ thuật lập luận ấy mà bản thân Mác đã trở thành đỉnh cao của mọi đỉnh cao, vĩ nhân của mọi vĩ nhân, "nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số các nhà tư tưởng hiện đại"
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: La Thị Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)