Tuần 18. Ôn tập phần Văn học

Chia sẻ bởi Lưu Tiến Quang | Ngày 09/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 18. Ôn tập phần Văn học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:





SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THPT EASOUP
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Người thực hiện:TRẦN BÌNH TRỌNG
BÀI : ÔN TẬP VĂN HỌC





NỘI DUNG
Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người lao động trong Vợ Nhặt của Kim lân và Vợ Chồng A Phủ Của Tô hoài. Phân tích nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm
Những phát hiện khác nhau
Mỵ và A Phủ là nạn nhân chế độ phong kiến miền núi(con
dâu gạt nợ, người đi ở truyền kiếp)
Vợ Nhặt: Nhà văn miêu tả cái đói và cái chết
đe doạ mạng sống con người. Giữa lúc cái đói và cái chết
đe doạ Tràng bổng nhiên nhặt được vợ với mấy bát bánh
đúc.Tràng lấy vợ trong tình cảnh éo le buồn vui lẫn lộn





Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo
Vợ Nhặt (Kim Lân)
- Khát vọng hạnh phúc thể hiện giữa cái đói và cái chết bủa vây
+ Hai lần gặp nhau mà nên vợ nên chồng
+ Bước chân ngượng nghiụ của cô gái theo Tràng
+ Sự có mặt của họ ở xóm ngụ cư cũng làm cho khuôn mặt hóc hác của mọi người tươi tỉnh hẳn lên
+ Câu chuyện của ba mẹ con trong đêm đầu nói toàn chuyện làm ăn. Nó xua đi cái nặng nề của tử khí
Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
- Miêu tả bộ mặt, hành động của kẻ thù (cha con thống Lý Pá Tra) là thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc nhất
+ Ai gây nên cảnh bất công ngang trái (Phong kiến, đế quốc)
+ Hành động của chúng thể hiện như thế nào?(đoạ đày con người, chúng cưỡng đoạt cả tình yêu của Mỵ)
+ Hành động tra tấn dã man của cha con thống lý Pá Tra
Tất cả đã diễn tả bộ mặt độc ác của kẻ thù




- Cả gia đình thức dậy dọn nhà dọn cửa, ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình
- Cuối truyện, hình ảnh đoàn người vác cờ đỏ đi phá kho thóc của Nhật gợi cho người đọc liên tưởng tới một ngày không xa vợ chồng Tràng cũng đổi đời
- Bọn phát xít Nhật bắt đầu nhổ lúa trồng đay là nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp năm 1945
- Vợ chông A Phủ: Thể hiện khát vọng hạnh phúc của cô gái người Mông đáng thương. Hạnh phúc bị chà đạp, Mỵ không lấy được người mình yêu phải sống những ngày tăm tối khổ nhục ở nhà thống lý Pá Tra
+ Căn buồng Mỵ ở thực sự là nhà tù. Mỵ sống câm lặng
+ Sự dồn nén tích tụ ấy là để có ngày Mỵ vùng đứng dậy
- Nét đặc sắc của tư tưởng nhân đạo ấy là miêu tả quá trình nhận thức của nhân vật về cuộc đời mình
+ Bắt đàu bằng tiếng sáo gọi bạn vọng lại thiết tha.
+ Mỵ nghĩ lại cuộc đời tươi trẻ của mình trong quá khứ rất đẹp
+ Mỵ nghĩ về hiện tại và khẳng định mình còn trẻ lắm
+ Đòi hỏi về quyền sống “Bao nhiêu người có chồng còn đi chơi…”
+ Tuy bị trói Mỵ vẫn theo những cuộc chơi
Câu 2: Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong
Gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo
riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó?
Hiểu thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu ?
Chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong chiến đấu biểu
hiện
Không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết thắng giặc.
Yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế cao cả.
Sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cứu nước.
Có đời sống tình cảm hài hoà, phong phú, đặt cái chung trên mọi quan hệ riêng tư.




So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
- Thể hiện rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng chi tiết độc đáo:
+ Mười đầu ngón tay Tnú bốc cháy như mười ngọn đuốc khi bị kẻ thù đốt
+ Những ngón tay bị cụt vẫn cầm súng chiến đấu, tham gia lực lượng vũ trang
+Tiếng thét cầm vũ khí đứng lên diệt mười tên giặc, cả làng Xô Man đồng khởi đứng lên chống giặc.
+ Tnú thành biểu tượng anh hùng của nhân dân làng Xô Man nói riêng và của nhân dân Tây Nguyên nói chung
Những đứa con trong gia đình(NT)
- Miêu tả truyền thống gia đình hoà trong truyền thống của đất nước
- Làm nổi bật hai nhân vật Chiến và Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng
- Cả hai hăng hái tòng quân
- Trong trận chiến đấu Việt bị thương nặng nhưng ngón tay lúc nào cũng để ở cò súng
- Khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm. Đó là trách nhiệm của Việt và Chiến trước tình nhà nợ nước.





Câu 3: Phân tích tình huống truyện
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
Của Nguyễn Minh Châu
Tình huống truyện là gì?
Tình huống chính là cái hoàn cảnh riêng
được tạo nên bởi một sự thể hiện đặc biệt
Qua đó, cuộc sống được hiện lên đậm đặc
nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng
được bộc lộ sắc nét nhất.
Có ba loại tình huống:
+Tình huống hành động
+Tình huống tâm trạng
+Tình huống nhận thức
- Tình huống trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tình huống nhận thức. “Tình huống nhận thức” được biểu hiện cụ thể bằng các chi tiết, tình tiết như sau:




Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Người đàn ông làng
chài đánh vợ
Thái độ cam chịu
đầy nhẫn nhục
của người đàn bà
Thái độ của cậu
bé Phác trước
hành động vũ
phu của người cha
Người đàn bà
được mời đến tòa
án huyện để giải
quyết bi kịch gia đình
Giác ngộ chân lý
Nhận thức mới mẽ của nhân vật Đẩu: “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu
vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”




Câu 4: Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích vở kịch ”Hồn Trương
Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ
Sự phê phán một số biểu hiện
tiêu cực của lối sống
đương thời
Mâu thuẩn giữa
linh hồn và thể
xác, giữa đạo đức
và tội lỗi
Bi kịch của con người
không được sống
đúng là mình
Gửi gắm triết lý sâu sắc về lẽ sống làm người sự sống
thật đáng qúy, nhưng không phải sống thế nào cũng
được. Con người luôn đấu tranh để vươn tới sự thống
nhất hài hoà giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự
hoàn thiện nhân cách





Câu 5: Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Số
phận con người của M. Sô-lô-khôp
Ý nghĩa tư tưởng
Số phận nghiệt ngã của con
người mà nguyên nhân
trực tiếp là chiến tranh
Con người có thể vươn lên bằng
nghị lực nếu họ cảm nhận
việc làm của họ là đúng đắn
Đặc sắc nghệ thuật
Lối tả truyện chân tình
xen kẽ những lời nhận
xét, bàn luận của tác giả





Câu 6: Trong truyện ngắn Thuốc, Lổ Tấn phê phán căn bênh gì của người Trung
Quốc đầu thế kỷ XX ?. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
Ý nghĩa phê phán của
truyện ngắn ” Thuốc”
Tập tục chữa bệnh lạc
hậu, phản khoa học có
từ lâu đời của người dân
Trung Quốc
Căn bệnh bảo thủ, trì truệ về
nhận thức xã hội, cuộc sống
của người dân Trung Quốc đầu
thế kỷ XX với cuộc cách
mạng Tân Hợi





Câu 7: Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích “Ông già và biển cả” của
Heminguay
Ý nghĩa biểu tượng
Vẻ đẹp lịch lãm về ý chí của con người giữa thiên nhiên bao la.
Vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
KẾT THÚC BÀI HỌC
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Tiến Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)