Tuần 18. Ôn tập phần Văn học
Chia sẻ bởi Van Duong |
Ngày 09/05/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Tuần 18. Ôn tập phần Văn học thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Tiết 100-101-102
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
1. Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt đều viết về số phận
và cảnh ngộ của người nông dân trước CM8/1945
2. Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình đều tập trung
vào chủ đề ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng
3. Tình huống trong Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức:
Người đàn ông làng chài đánh vợ;
Thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà;
Phản ứng của cậu bé Phác trước hành động của cha;
Người đàn bà từ chối li hôn
-> tất cả đều dẫn đến sự bừng tỉnh, giây phút "giác ngộ" chân lí, làm sáng tỏ nhận thức của Đẩu: "Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển".
5. ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt":
Phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống: sống dung tục, vị kỉ, vô đạo đức; sống nhờ sống mượn, không hài hòa giữa thể xác với tâm hồn.
- Gửi gắm một triết lí: cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
5. VB “Số phận con người”
a) Ý nghĩa tư tưởng: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận, vượt lên cô đơn, mất mát, đau thương.
b) Đặc sắc nghệ thuật:
- Miêu tả nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn
- Lời trữ tình ngoại đề của người dẫn chuyện ở phần cuối tác phẩm gây xúc động lớn cho người đọc .
6. VB “Thuốc”
a) “Thuốc” là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa cuối TK XIX đầu TK XX và cần phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân.
b) Nghệ thuật:
- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng:
+ Chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du: tượng trưng cho tập quán chữa bệnh phản khoa học và sự u mê của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ về khoa học lẫn chính trị.
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Thể hiện sự trân trọng của Lỗ Tấn đối với những người làm cách mạng và niềm tin của tác giả vào tương lai của Cách mạng; đồng thời chỉ ra thái độ cần có của nhân dân đối với Cách mạng.
+ Con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém, chết tù với nghĩa địa người nghèo: là biểu tượng cho sự chia rẽ, mất đoàn kết và sự ngu muội về chính trị của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Họ coi việc làm cách mạng là làm giặc và có thái độ kì thị, khinh miệt đối với những người Cách mạng.
- Lối dẫn chuyện nhẹ nhàng, tự nhiên, có sức hấp dẫn và lôi cuốn.
7. Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích “Ông già và biển cả”: Qua việc miêu tả cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao, Hê-minh-uê muốn chứng minh chân lí: “Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại” .
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
1. Vợ chồng A Phủ và Vợ nhặt đều viết về số phận
và cảnh ngộ của người nông dân trước CM8/1945
2. Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình đều tập trung
vào chủ đề ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng
3. Tình huống trong Chiếc thuyền ngoài xa là tình huống nhận thức:
Người đàn ông làng chài đánh vợ;
Thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà;
Phản ứng của cậu bé Phác trước hành động của cha;
Người đàn bà từ chối li hôn
-> tất cả đều dẫn đến sự bừng tỉnh, giây phút "giác ngộ" chân lí, làm sáng tỏ nhận thức của Đẩu: "Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển".
5. ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt":
Phê phán một số biểu hiện tiêu cực của lối sống: sống dung tục, vị kỉ, vô đạo đức; sống nhờ sống mượn, không hài hòa giữa thể xác với tâm hồn.
- Gửi gắm một triết lí: cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác, hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
5. VB “Số phận con người”
a) Ý nghĩa tư tưởng: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận, vượt lên cô đơn, mất mát, đau thương.
b) Đặc sắc nghệ thuật:
- Miêu tả nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế
- Lối kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn
- Lời trữ tình ngoại đề của người dẫn chuyện ở phần cuối tác phẩm gây xúc động lớn cho người đọc .
6. VB “Thuốc”
a) “Thuốc” là hồi chuông cảnh báo sự mê muội đớn hèn của người Trung Hoa cuối TK XIX đầu TK XX và cần phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân.
b) Nghệ thuật:
- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng:
+ Chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du: tượng trưng cho tập quán chữa bệnh phản khoa học và sự u mê của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ về khoa học lẫn chính trị.
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Thể hiện sự trân trọng của Lỗ Tấn đối với những người làm cách mạng và niềm tin của tác giả vào tương lai của Cách mạng; đồng thời chỉ ra thái độ cần có của nhân dân đối với Cách mạng.
+ Con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém, chết tù với nghĩa địa người nghèo: là biểu tượng cho sự chia rẽ, mất đoàn kết và sự ngu muội về chính trị của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Họ coi việc làm cách mạng là làm giặc và có thái độ kì thị, khinh miệt đối với những người Cách mạng.
- Lối dẫn chuyện nhẹ nhàng, tự nhiên, có sức hấp dẫn và lôi cuốn.
7. Ý nghĩa biểu tượng trong đoạn trích “Ông già và biển cả”: Qua việc miêu tả cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao, Hê-minh-uê muốn chứng minh chân lí: “Con người có thể bị huỷ diệt chứ không thể bị đánh bại” .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Van Duong
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)