Tuần 18. Ôn tập phần Văn học

Chia sẻ bởi Lê Văn Niệm | Ngày 09/05/2019 | 110

Chia sẻ tài liệu: Tuần 18. Ôn tập phần Văn học thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Kính chúc quý thầy cô giáo và các em học sinh lớp 12A Giáng sinh an lành, đón năm mới 2018 an khang,
thịnh vượng!
Tiết 48:
Ôn tập Văn học
Phần thi thứ nhất: Khởi động

Mỗi đội cử thành viên của mình trình bày một bài hát liên quan đến một tác phẩm văn học trong chương trình HKI lớp 12. Điểm cho phần thi này là 30 điểm

Phần thi thứ 2: Đi tìm chân dung nhà văn, nhà thơ
Xác định tên nhà văn, nhà thơ dựa trên một số dữ liệu đưa ra (đặc điểm sáng tác, phong cách NT…). Hai đội trả lời bằng cách ghi đáp án vào bảng.
Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.
Câu 1: Phong cách NT độc đáo, đa dạng mà thống nhất. Ở mỗi thể loại VH (văn chính luận, truyện kí, thơ ca) đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Mặt khác lại có tính thống nhất ở cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ pháp, biện pháp NT...
Đáp án: Tác giả Nguyễn Ái Quốc – HCM

Câu 2: Ông là nhà thơ CM, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị; mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết...; đậm đà tính dân tộc cả trong ND và hình thức biểu hiện
Đáp án: Nhà thơ Tố Hữu
Câu 3: Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người VN
Đáp án: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Câu 4: Ông là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa...
Đáp án: Nhà thơ Quang Dũng

Câu 5: Ông có phong cách NT tài hoa, uyên bác; có cảm hứng đặc biệt say mê với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ; tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ, khám phá sự vật hiện tượng từ phương diện văn hóa nghệ thuật; sử dụng tài tình vốn ngôn ngữ giàu có, sắc sảo...
Đáp án: Nhà văn Nguyễn Tuân

Câu 6: Là một nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Hồn thơ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
Đáp án: Nhà thơ Xuân Quỳnh

Câu 7: Thơ ông là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Ông luôn nỗ lực cách tân thơ Việt với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới....
Đáp án: Nhà thơ Thanh Thảo

Câu 8: Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
Đáp án: Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường

Lưu ý: Về tác giả cần nắm vững các vấn đề sau
- Cần nắm vững đặc điểm sáng tác, PCNT của các tác giả. Đó chính là chìa khóa để mở ra giá trị ND và NT của TPVH.
- Ngoài ra, cần nắm vững về tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của các tác giả
Phần thi thứ 3: Nhận diện & Cảm nhận tác phẩm văn học
Dựa trên ngữ liệu (của các TPVH đã học trong chương trình HKI lớp 12) được đưa ra, hãy xác định nội dung, nghệ thật, ý nghĩa… của TP, chi tiết, hình ảnh, nhân vật… Hai đội hội ý và cử đại diện trả lời
Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.
Câu 1: Hãy cho biết cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng
Đáp án: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ (nhớ rừng núi, nhớ con đường hành quân, nhớ đồng đội, nhớ những kỉ niệm đã qua…)

Câu 2: Đề tài của bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh
Đáp án: Đề tài Tình yêu (khát vọng tình yêu cao đẹp của nữ thi sĩ XQ)

Câu 3: Hãy cho biết kết cấu và nhân vật trữ tình của bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu
Đáp án:
Kết cấu đối đáp (hình thức quen thuộc của ca dao, dân ca)
Nhân vật trữ tình: Mình – Ta (người cán bộ kháng chiến về xuôi và nhân dân VB. Thực chất đây là sự phân thân của tác giả)

Câu 4: Tư tưởng chủ đạo trong đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là gì?
Đáp án: Tư tưởng Đất nước của nhân dân
Câu 5: Hình ảnh cây đàn ghi ta trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor –ca (Thanh Thảo) biểu tượng cho điều gì?
Đáp án: Biểu tượng cho cuộc đời và những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Lor -ca

Câu 6: Tác giả Nguyễn Tuân đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào để khắc họa một cách ấn tượng hình ảnh con Sông Đà hung bạo và trữ tình trong tùy bút Người lái đò sông Đà
Đáp án: Các biện pháp nghệ thuật: liên tưởng, so sánh, nhân hóa…

Câu 7: Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của HPNT được khám phá ở những phương diện nào?
Đáp án:
Phương diện vẻ đẹp thiên nhiên gắn với thủy trình của dòng sông
Phương diện lịch sử, văn hóa (âm nhạc, thi ca, cuộc sống đời thường)

Câu 8: Lời đề từ khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) có ý nghĩa gì?
Đáp án:
Thể hiện tình yêu tha thiết của Lor-ca đối với nghệ thuật, với đất nước TBN
Thể hiện nhân cách cao đẹp của Lor-ca với quan niệm “phải biết chôn NT để NT phát triển”

Câu 9
So sánh 2 tác phẩm “Chữ người tử tù” và “Người lái đò Sông Đà” để thấy sự giống và khác nhau trong tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.
* Giống nhau:
Đều thể hiện cảm hứng thẩm mĩ là niềm say mê cái đẹp.
Đều thể hiện sự quan sát và diễn tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
* Khác nhau:
Ở TP “Chữ người tử tù” là cái đẹp của quá khứ “vang bóng một thời”; Ở TP “Người lái đò SĐ” là cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và con người có sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
Ở TP “Chữ người tử tù” nhân vật nghệ sĩ tài hoa thuộc loại người đặc tuyển, phi thường; Ở TP “Người lái đò SĐ” nhân vật nghệ sĩ tài hoa là người lao động bình thường trong cuộc sống hằng ngày
Lưu ý: Về tác phẩm VH cần ôn tập kĩ các vấn đề sau:
Hoàn cảnh sáng tác
Đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tác…
Quan điểm, tư tưởng của nhà văn
Giá trị nội dung và nghệ thuật
Giá trị của các chi tiết, hình ảnh, nhân vật…
Phần thi thứ 4: Thuyết trình
Mỗi đội cử 01 thành viên thuyết trình về đặc điểm văn học của 01 giai đoạn
Đội 1: Thuyết trình về đặc điểm văn học giai đoạn 1945 đến 1975
Đội 2: Thuyết trình về đặc điểm văn học giai đoạn sau năm 1975

Điểm tối đa cho phần thi này là 50 điểm.
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
b) Nền văn học hướng về đại chúng.
c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
a. Vận động theo khuynh hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.

b. Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề thế sự; phong phú và mới mẻ về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy

c. Khám phá con người trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp
Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1975 – đến hết TK XX








I. Phần đọc hiểu (3đ): Từ 1 ngữ liệu có 4 câu hỏi đưa ra ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp (viết đoạn văn)
II. Phần làm văn (7đ):
- Nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về 1 tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi
- Nghị luận về một ý kiến bàn về VH
Nội dung ra đề ở các TPVH: Tây Tiến (QD); Việt Bắc (TH); Đất Nước (NKĐ); Sóng (XQ); Đàn ghi ta của Lor-ca (TT); Người lái đò Sông Đà (NT); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (HPNT)
Cấu trúc đề thi HKI môn Ngữ văn lớp 12 (thời gian làm bài 90 phút


Hướng dẫn học bài
Ôn kĩ các ND đã hướng dẫn để chuẩn bị thi HKI
Dành thời gian để luyện tập phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài văn
Chuẩn bị bài mới: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Làm các bài tập trong SGK
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Niệm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)