Tuần 17. Tình yêu và thù hận
Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Kiên |
Ngày 10/05/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Tình yêu và thù hận thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
I.Tìm hiểu chung :
1. Tác giả Uy-li-am Sêch- xpia
Câu hỏi : Phần tiểu dẫn SGK đã cho ta biết những yếu tố nào đã góp phần tạo nên một Sếch-xpia - nhà viết kịch lừng danh của nhân loại ?
Tình yêu và thù hận (Trích "Rô- mê- ô và Ju-li-ét"
Ngưòi soạn : Hoàng Ngọc Kiên
Tình yêu và thù hận
(Trích "Rô- mê- ô và Ju-li-ét")
I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả Uy-li-am Sêch- xpia (1564 -1616)
- Giàu tài năng văn chương
- Sớm tiếp xúc với môi trường kịch...
? 21 tuổi đã đi làm ở nhà hát kịch...
- Được sống trong môi trường thuận lợi cho
lí tưởng nhân văn phát triển...
? Đây là thời kì Phục Hưng cực thịnh ở nước Anh - là mảnh đất thuận lợi cho lí tưởng nhân văn phát triển
Câu hỏi : Theo hiểu biết của em thì Sếch-xpia sáng tác ở thể loại kịch nào ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- Kịch Sếch-xpia rất phong phú :
+ Bi kịch :Hăm- lét, Ô -ten-lô, Rô-mê-ô và Giu-u-li-ét...
+ Hài kịch : Người lái buôn thành Vơ -ni-dơ,
Giấc mộng đêm hè...
+ Kịch lịch sử : Vua Giôn, Vua Hen-ri VI...
Câu hỏi : Em đã biết được những gì về vở kịch "Rô-mê-ô và Giu- li-ét?"
2. Vở bi kịch "Rô- mê-ô và Giu-li-et"
a.Đặc điểm :
-Là vở bi kịch lớn đầu tiên của Sếch- xpia
-Gồm 5 hồi bằng thơ xen văn xuôi
-Dựa trên câuchuyện có thật ở nước ý thời trung cổ
b. Tóm tắt tác phẩm : (Sgk)
Câu hỏi : Dựa vào sách giáo khoa em hãy tóm tắt lại nội dung của vở kịch "Rô- mê-ô và Giu-li-et"
b. Tóm tắt tác phẩm : (Sgk)
* Các nhân vật chính :
- Rô-mê-ô : chàng trai dòng họ Mô-ta-ghiu
- Giu-li-ét : cô gái dòng họ Ca-piu-lét
- Pa-rit: cháu vương chủ thành Vê-rô-na, người cầu
hôn Giu-li-ét
- Lâu-rân : tu sĩ
Ti-bân : anh họ Giu-li-ét .v,v..
Câu hỏi : Theo em chủ đề của vở
kịch "Rô- mê-ô và Giu-li-et"
đó là gì ?
c. Chủ đề vở kịch "Rô- mê-ô và Giu-li-et"
- Khẳng định và ngợi ca sức mạnh của tình yêu tự do...
- Lời kết án và tố cáo đanh thép thành kiến phong kiến, nguyên nhân của những thù hận tan vỡ của tình người, tình yêu...
Tình yêu và thù hận
II. Đọc hiểu văn bản : " Tình yêu và thù hận"
(trích lớp 2, hồi II của vở "Rô- mê-ô và Giu-li-ét")
1. Hình thức của các lời thoại :
Câu hỏi : Phân biệt sự khác nhau của 6 lời thoại đầu
so với 10 lời thoại sau ?
Điều đó có dụng ý nghệ thuật gì ?
1. Hình thức của các lời thoại :
- 6 lời thoại đầu, là các độc thoại nội tâm của từng người.
-> Do là độc thoại nội tâm - bày tỏ nỗi lòng một cách thành thật nên nó chứa đựng xúc yêu đương chân thành đằm thắm ...
--> Các độc thoại có hàm chứa đối thoại( Hãy nói nưa đi, hỡi nàng tiên lộng lẫy ...)khiến độc thoại nhưng rất sinh động.
- 10 lời thoại sau là đối thoại ...
Câu hỏi : Rô-mê-ô đã hiện lên trong đoạn trích với nhưng nét tâm trạng như thế nào?
3. Tâm trạng Rô-mê-ô:
- Chấp nhận sự nguy hiểm , liều mình để được gặp người mình yêu
" Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo"
- Say đắm trước nhan sắc của Giu-li-ét :
+ Ví nàng như mặt trời --> đầy sức sống, sự nồng nàn ...
+ Ví đôi mắt nàng như 2 ngôi sao đẹp nhất
+ Cảm nhận nàng là "nàng tiên lộng lẫy "...
- Bùng lên khát vọng yêu đương mãnh liệt : "Ôi!ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy"
- Sẵn sàng sẽ làm tất car để bảo vệ được tình yêu : quyết sẽ gạt bỏ mọi hận thù của hai dòng họ (lời thoại 7 và 11 )
- Khẳng định tình yêu của nàng sẽ giúp mình vượt qua tất cả mọi trở ngại ( lời thoại 13,15 )
Câu hỏi :
- So với tâm của Rô-mê- ô, tâm trạng của Giu-liét có gì khác ?
- Câu nói đầu tiên (Ôi chao) nói lên tâm trạng gì của nàng?
4. Tâm trạng của Giu-li-ét :
- Phức tạp, đa chiều hơn :
+ Lời đầu "ôi chao" đã đầy cung bậc cảm xúc:
--> ngạc nhiên, lúng túng khi nghĩ về tình yêu
? lo âu và chợt nhớ tới hận thù hai họ
?băn khoăn bởi liệu chàng có thật yêu mình
Câu hỏi :Lời thoại thứ 2và 3 của Giu-li-ét hé mở tâm trạng và mong muốn gì của nàng ?
+ Lời thoại thứ 2 và 3 của nàng : Lời bộc lộ tình yêu trực tiếp, muốn chàng là người yêu của mình, thuộc về mình
-
Câu hỏi : Các lời thoại 12, 14,16 có điểm gì chung?
+ Lời thoại 12,14,16: Thể hiện sự lo lắng ngày một
tăng cho sự an nguy của người mình yêu ...
* Câu hỏi :
- Nỗi ám ảnh thù hận giữa hai dòng họ xuất hiện ở ai nhiều hơn, vì sao?
-H: Tình yêu và thù hận trong cảnh kịch này thể hiện có đặc điểm riêng NTN?
( Tình yêu xung đột với thù hận hay chỉ là diễn ra trên nền thù hận? ).
5. Mối tương quan của tình yêu và thù hận trong trích đoạn :
- Sự thù hận của 2 dòng họ ám ảnh 2 người trong suốt cuộc gặp gỡ nhưng xuất hiện ở cô gái nhiều hơn.
--> Vì : nàng không chỉ lo cho mình, cho tình yêu mà còn lo cho cả tính mạng của người yêu
- Tình yêu chưa xung đột với thù hận mà chỉ diễn ra trên nền thù hận . Thù hận chỉ là hoàn cảnh thử thách phải vượt qua của tình yêu và họ đã vượt qua được...
--> Đây là một tình yêu trong sáng và dũng cảm, bất chấp hận thù
Câu hỏi : Theo em tình yêu thể hiện trong đoạn trích có đặc điểm gì ? ý đồ của tác giả khi xây dựng tình yêu này?
III.Tổng kết :
1. Về nội dung:
- Thể hiện một tình yểu trong sáng, mãnh liệt, dũng cảm bất chấp hận thù ...
- Từ tinh yêu vượt lên thù hận của đôi trẻ, tác giả ca ngợi tinh yêu tự do , khẳng định vẻ đẹp của tinh người bao la, phù hợp với lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
- Câu hỏi : Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là gì ?
2. Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể hiện tâm trạng nhân vật tinh tế qua độc thoại
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Kiên
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)