Tuần 17. Tình yêu và thù hận

Chia sẻ bởi Trần Minh Thành | Ngày 10/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Tình yêu và thù hận thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Trân trọng kính chào cô và các em học sinh !










ĐỌC VĂN
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
( Trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”)
- SẾCH-XPIA -
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Vài nét về tác giả:

William Shakespeare
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Sếch-xpia và vị trí của ông đối với nước Anh?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Vài nét về tác giả:
- U.Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài nước Anh – một trong những “người khổng lồ” của thời đại Phục hưng Châu Âu.
William Shakespeare



I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Vài nét về tác giả:
- U.Sếch-xpia (1564 – 1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài nước Anh – một trong những “người khổng lồ” của thời đại Phục hưng Châu Âu.
- Năm 2000, ông được nước Anh bầu chọn là con người của thiên niên kỉ thứ hai của đất nước.
William Shakespeare
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Vài nét về tác giả:
2. Tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét” và đoạn trích “Tình yêu và thù hận”:


Dựa vào phần tiểu dẫn SGK, em hãy cho cô biết những hiểu biết của mình về tác phẩm “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”?
- Là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch-xpia được viết vào khoảng những năm 1594 – 1595.
- Gồm 5 hồi bằng thơ xen lẫn văn xuôi được viết dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ.
- Tóm tắt tác phẩm (SGK).

.
Hồi I: Dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét ở thành Vê-rô-na có hận thù từ nhiều đời. Vào một ngày chủ nhật, với tâm trạng buồn chán, Rô-mê-ô theo bạn bè cải trang vào nhà Giu-li-ét dự dạ hội mừng Giu-li-ét tròn 14 tuổi và sắp được bá tước Pa-rít cầu hôn. Rô-mê-ô trông thấy nhan sắc của Giu-li-ét bèn yêu mến và cũng nhận được sự đồng cảm của Giu-li-ét.
Hồi II: Cũng đêm hôm đó, Rô-mê-ô quay lại trèo tường vào nhà Giu-li-ét. Hai người thề nguyền, hẹn ước. Họ còn nhờ tu sĩ Lâu-rân làm phép cưới bí mật.
Hồi III: Nhưng mối hận thù sâu sắc giữa hai dòng họ lại nổ ra khi Ti-bân, anh họ Giu-li-ét giết chết Mơ-kiu-si-ô, người nhà Môn-ta-ghiu. Rô-mê-ô đã giết chết Ti-bân và phải đi đày biệt xứ tại thành Man-tua. Giu- li-ét buồn bã vô cùng. Gia đình Ca-piu-lét yêu cầu Giu-li-ét phải nhận lời lấy Pa-rít.
Hồi IV: Giu-li-ét nhờ tu sĩ Lâu-rân giúp đỡ. Tu sĩ khuyên nàng giả vờ nhận lời và đưa cho nàng lọ thuốc ngủ có hiệu lực 42 giờ. Trong thời gian đó, tu sĩ sẽ cho gọi Rô-mê-ô về. Đúng như dự tính của Lâu-rân, gia đình Ca-piu-lét tưởng rằng con gái mình đã chết, thay vì đám cưới họ tổ chức đám tang.
Hồi V: Mọi việc không như Lâu-rân tính toán. Người mà tu sĩ phái đi tìm Rô-mê-ô đã không đi được, trong khi đó người hầu của Rô-mê-ô nghe tin Giu-li-ét chết vội phi ngựa báo tin dữ cho chàng hay. Rô-mê-ô tuyệt vọng, lập tức quay về và không quên mua sẵn một lọ thuốc độc. Chàng gặp Pa-rít ở khu hầm mộ và giết chết anh ta, sau đó uống thuốc độc tự tử. Giu-li-ét tỉnh dậy đau đớn tự sát bằng chính con dao của Rô-mê-ô. Trước tấn bi kịch tình yêu của bọn trẻ, hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét xóa bỏ mối thù xưa.
- Đoạn trích từ lớp 2, hồi II của vở kịch diễn tả cảnh Rô-mê-ô trở lại nhà Ca-piu-lét ngay giữa đêm khuya sau đêm hội hóa trang, thấy Giu-li-ét xuất hiện bên cửa sổ.
Qua phần tóm tắt, các em hãy cho cô biết đoạn trích ở SGK trích từ phần nào của vở kịch và diễn tả cảnh tượng gì ?
I. TÌM HIỂU CHUNG:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Đoạn trích trong phim“Rô-mê-ô và Giu-li-ét”
1. Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lý tưởng: (6 lời độc thoại nội tâm ở phần đầu)
Theo em, 6 lời thoại đầu của đoạn trích là dạng lời thoại gì ? (gợi ý: đối thoại, độc thoại nội tâm).
Sáu lời độc thoại nội tâm của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét ca ngợi điều gì ?
Tìm dẫn chứng và phân tích cách cảm nhận những cung bậc tình cảm trong tình yêu của:
- Nhóm 1,3: Nhân vật Rô-mê-ô.
- Nhóm 2,4: Nhân vật Giu-li-ét.
- Tâm trạng của Rô-mê-ô:
+ Say đắm, ngất ngây vẻ đẹp của Giu-li-et:
 Nàng Giu-li-ét “là mặt trời”, là “vừng dương”, là “phương đông”, là “nàng tiên lộng lẫy”,...
 Đôi mắt Giu-li-ét là “hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời”.
 Đôi gò má rực rỡ “làm cho các vì tinh tú phải hổ ngươi”.
+ Khẳng định tình yêu nồng nàn.
1. Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lý tưởng: (6 lời độc thoại nội tâm ở phần đầu)
+ Không sợ hiểm nguy để đến với tình yêu.
Những độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô hướng về những đối tượng cụ thể nào ? Thể hiện được tâm trạng gì ở nhân vật ?
+ Độc thoại nội tâm đa dạng:
 Lúc thì như nói với Giu-li-ét:
“Vừng dương đẹp tươi ơi...”
“Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi!”.
 Lúc thì như đang đối thoại với chính mình:
“Kìa ! Nàng tì má lên bàn tay ! Ôi ! Ước gì ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn gò má ấy!”
“Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng nhỉ ?”
Từ cách cảm nhận của Rô-mê-ô về vẻ đẹp của Giu-li-ét, các em có nhận xét gì về tình cảm của Rô-mê-ô đối với Giu-li-ét ?
 Tình yêu chân thành, đằm thắm, phấn chấn, rạo rực.
- Tâm trạng Giu-li-ét:
Sau khi gặp Rô-mê-ô ở đêm hội hóa trang, Giu-li-ét đã chớm nở tình yêu với Rô-mê-ô .Như vậy, vì sao nàng lại thở dài khi trở về nhà ? Tiếng thở dài của Giu-li-ét thể hiện tâm trạng gì của nàng?
+ Cụm từ cảm thán “Ôi chao !”: lo âu, trăn trở vì tình yêu.
+ Thổ lộ tình yêu một cách hồn nhiên, trong sáng:
Tìm những dẫn chứng để thấy rằng Giu-li-ét đã thổ lộ tình yêu một cách hồn nhiên, trong sáng qua lời độc thoại nội tâm?
+ Thổ lộ tình yêu một cách hồn nhiên, trong sáng:
“Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy...đổi lấy cả em đây!”
“...chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa”.
Cách thổ lộ tình yêu này theo em có phù hợp với tính cách nhân vật không ? Đó là tình yêu như thế nào?
 Tình yêu tha thiết, trong trắng, rạo rực.
+ Khao khát đến với tình yêu.
Từ tình yêu chưa thổ lộ cùng nhau của hai nhân vật, tác giả muốn đề cao điều gì trong cuộc sống ?
 SƠ KẾT: Đề cao tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ - một tình yêu mang màu sắc lý tưởng.
ĐỌC VĂN
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
( Trích “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”)
- SẾCH-XPIA -
I. TÌM HIỂU CHUNG:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Ca ngợi tuổi trẻ và tình yêu mãnh liệt mang màu sắc lý tưởng: (6 lời độc thoại nội tâm ở phần đầu)
Qua 10 lời đối thoại ở phần cuối đoạn trích, tác giả tập trung ca ngợi điều gì ?
2. Ca ngợi chiến thắng của khát vọng cá nhân, tranh đấu cho con người được hưởng quyền sống chính đáng: (10 lời đối thoại ở phần cuối)
Nhóm I
Thù hận giữa hai dòng họ đã tạo nên tâm trạng gì ở Rô-mê-ô trong cuộc đối thoại với Giu-li-ét?
Nhóm II
Tâm trạng của Giu-li-ét như thế nào trước tình yêu của hai người?
Nhóm III
Với tình yêu mãnh liệt dành cho Giu-li-ét thì chàng đã có thái độ như thế nào để bảo vệ tình yêu của hai người?
Nhóm IV
Nếu như Rô-mê-ô có thái độ quyết liệt để bảo vệ tình yêu thì Giu-li-ét có thái độ gì để bảo vệ tình yêu đó?
TÌNH YÊU TRÊN NỀN THÙ HẬN
TÌNH YÊU BẤT CHẤP HẬN THÙ
Rô-mê-ô
“...tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em”.
“Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ...”
- Đau khổ vì mình là con trai dòng họ Môn –ta-ghiu:
- Sợ Giu-li-ét nhìn mình bằng đôi mắt hận thù:
Giu-li-ét
- Bị ám ảnh về mối thù sâu sắc giữa hai dòng họ
Lo lắng cho Rô-mê-ô
- Nhận thức được bức tường ngăn cách
(Lời thoại 12)
(Lời thoại 10,12).

TÌNH YÊU TRÊN NỀN THÙ HẬN
TÌNH YÊU BẤT CHẤP HẬN THÙ
TÌNH YÊU TRÊN NỀN THÙ HẬN
TÌNH YÊU BẤT CHẤP HẬN THÙ
Rô-mê-ô
“...tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em”.
“Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ...”
- Đau khổ vì mình là con trai dòng họ Môn –ta-ghiu:
- Sợ Giu-li-ét nhìn mình bằng đôi mắt hận thù:
- Thái độ quyết liệt đối với hận thù
Sẵn sàng từ bỏ dòng họ để đến với tình yêu
(Lời thoại 7,9,11)
Sự dũng cảm.
- Tình yêu đem đến sức mạnh to lớn
(Lời thoại 13,15)


Qua hành động bảo vệ tình yêu của Rô-mê-ô, em rút ra được cách giải quyết như thế nào khi tình yêu chân chính của các em trong tương lai gặp phải trở lực từ gia đình?
Giu-li-ét
- Bị ám ảnh về mối thù sâu sắc giữa hai dòng họ
lo lắng cho Rô-mê-ô (Lời thoại 10,12).
- Nhận thức được bức tường ngăn cách
(Lời thoại 12)
- Lo lắng tràn đầy yêu thương dành cho Rô-mê-ô
(Lời thoại 14).
- Quyết tâm bảo vệ Rô-mê-ô.
(Lời thoại 16).
Điểm chung
Cả hai đều nhận thức được hoàn cảnh thù địch mà họ bị đặt vào.
Thù hận bị xóa bỏ, tình yêu trường tồn.
TÌNH YÊU TRÊN NỀN THÙ HẬN
TÌNH YÊU BẤT CHẤP HẬN THÙ

Trong cuộc đối thoại giữa hai nhân vật, em nhận ra giữa họ có những điểm chung gì trong nhận thức?
Từ thái độ kiên quyết bảo vệ tình yêu giữa hai nhân vật, tác giả đã khẳng định vấn đề gì về tình yêu và thù hận trong đoạn trích?
Ý nghĩa
Định kiến kìm hãm tự do của con người.
Chiến thắng của khát vọng cá nhân, tranh đấu cho quyền sống chính đáng của con người.
TÌNH YÊU TRÊN NỀN THÙ HẬN
TÌNH YÊU BẤT CHẤP HẬN THÙ
Qua tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả đã đề cao điều gì trong đoạn trích ?
 SƠ KẾT: Đoạn trích đề cao tình người, tình đời bao la phù hợp với lý tưởng nhân văn.

3. Nghệ thuật:
Những thành công nổi bật về nghệ thuật của Sếch–xpia trong đoạn trích ?
.
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột nhân vật.
- Miêu tả tâm lý và diễn biến tâm lý nhân vật.
Qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả muốn khẳng định điều gì ?
4. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những hận thù dòng tộc.
III. TỔNG KẾT:
(Ghi nhớ SGK trang 201)
Đoạn trích “TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN”
Ca ngợi tuổi trẻ và
tình yêu mãnh liệt
mang màu sắc lý tưởng.
Ca ngợi chiến thắng
của khát vọng cá nhân,
tranh đấu cho con người
được hưởng quyền sống
chính đáng.
Khẳng định vẻ đẹp của tình người,
tình đời theo lý tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
 CÂU HỎI CỦNG CỐ
Cảm nhận chung của em về tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét? Em hãy chọn một lời thoại mà em tâm đắc nhất trong đoạn trích và phân tích ý nghĩa lời thoại đó?
Giả sử em là một nhân vật trong đoạn trích, em sẽ có cách giải quyết như thế nào giữa tình yêu và thù hận?
 DẶN DÒ:
2. Ôn tập thi học kỳ I
- Lập dàn bài nghị luận xã hội.
+ Vấn đề về tư tưởng, đạo lý.
+ Vấn đề về hiện tượng đời sống.
- Lập dàn bài nghị luận văn học.
1. Hướng dẫn tự học
Đọc với giọng điệu phù hợp với lời thoại của
hai nhân vật.
Tập diễn có phân vai trong hoạt động tích cực
ở nhóm.
GV thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền.
Xin chân thành cảm ơn quý cô cùng các em học sinh !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)