Tuần 17. Lập kế hoạch cá nhân
Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Phát |
Ngày 09/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Lập kế hoạch cá nhân thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ BÀI VĂN ÔN THI HỌC KÌ I LỚP 10
ĐỀ bài:Phân tích bài thơ CẢnh ngày hè cỦa NguyỄn Trãi
Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Những năm tháng cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là nỗi lòng chưa giãi bày của ông.
Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không xô bồ. Ông
đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng và êm đềm nhất:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ trên đã gợi lên được phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường nhiều đấu tranh, bất công, ông lựa chọn cho mình một con đường riêng, xa lánh việc quân, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Thời gian không được nhắc đến nhưng người đọc sẽ nhận ra đó là mùa hè. Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn nhận ra được tâm sự của tác giả. Dù không bận việc nước, việc quân nhưng trong lòng ông còn nhiều tâm sự chưa giãi bày.
Một bức tranh mùa hè nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên dường như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Hình ảnh cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng là những đặc trưng của mùa hè.
ĐỀ bài:Phân tích bài thơ CẢnh ngày hè cỦa NguyỄn Trãi
Màu sắc của những loài cây ấy đã gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc và sự sôi động. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Ắt hẳn ai ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này. Có lẽ đây là đặc trưng của mùa hè đất Bắc.
Tuy nhiên đằng sau bức tranh mùa hè đầy màu sắc đó, người đọc nhận ra một tấm chân tình của ông dành cho quê hương đất nước:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Với cú pháp đảo trật tự cú pháp, từ láy “lao xao” được đảo lên đầu câu đã khiến cho chúng ta cảm nhận rất rõ sự tấp tập, nhộn nhịp của khung cảnh chợ làng quê nơi ông đang sống. Bởi rằng “Chợ” luôn gợi lên sự an bình, thịnh vượng, khi chợ còn đông nghĩa là đất nước ấm no hạnh phúc, khi chợ tàn đồng nghĩa với thời kỳ suy thoái của đất nước. Như vậy, dù ở quê nhà thì Nguyễn Trãi vẫn luôn mong cho đất nước luôn bình an, ấm no hạnh phúc. Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc nhận ra một bức tranh mùa hè đầy màu sắc:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
ĐỀ BÀI:PHÂN TÍCH BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ CỦA NGUYỄN TRÃI
Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà cả cuộc đời Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Tác giả đã lấy điển tích điển cố thời vu Nghêu, vua Thuấn cai trị đất nước luôn thái bình thịnh trị. Thời đó, vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” với giọng điệu sôi nổi, gợi cảm giác bình dị, ấm êm. Bơi vậy Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn đó để có thể nguyện cầu cho cuộc sống của nhân dân luôn chan hòa, an lành và hạnh phúc nhất. Nguyện vọng “Dân giàu đủ” của Nguyễn Trãi thực sự đáng quý, đáng trân trọng.
Như vậy qua bài thơ “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông.
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Nguyễn Du khi bắt gặp những bài thơ ấy đã nảy sinh lòng trắc ẩn, xót thương cho than phận tài hoa bạc mệnh. Và qua nhân vật này, ông phản chiếu vào cuộc đời mình, nhận ra cuộc đời có quá nhiều bất công, khổ ải.
Nguyễn Du đã mở đầu bài thơ bằng cách gợi ra không gian nơi nàng Tiểu Thanh từng sống:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoan
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Hai câu thơ có sức gợi, sức ảm ánh rất lớn, khiến người đọc tưởng tưởng ra không gian, khung cảnh rất xa xa – nơi người con gái bạc mệnh đã từng sống. Tây Hồ là nơi cảnh đẹp hữu tình nhưng lại hóa gò hoang váng, heo hút vì có người con gái mãi mãi chon vùi tuổi thanh xuân của mình ở đây. Những tâm sự chồng chất ấy, nàng đã giãi bày qua những vần thơ đẫm nước măt. Hình ảnh người con gái có chồng cũng như không, một mình vò võ, “thổn thức” bên song cửa sổ với những mảnh giấy tàn viết nên tâm sự đau lòng. Không còn gì buồn và thê thảm hơn khi “có chồng hờ hững cũng như không”. Cuộc đòi của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến dường như đều bị chà đạp như thế.
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Nguyễn Du có cảm giác như mảnh giấy tàn ấy vẫn còn vương vấn linh hồn của nàng, còn phảng phất cho đến tận bây giờ.
Ông xót xa cho than phận bạc mệnh đó
Son phấn có thần chon vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Hai câu thơ này đã toát lên sự xót xa, chua xót đến tột độ của Nguyễn Du khi nghĩ đến người con gái mệnh bạc ấy. Đã 300 năm trôi qua nhưng hình ảnh của nàng vẫn còn vương vấn, khiến người đòi về sau không khỏi xót thương. Tác giả dùng từ « son phấn » để chỉ nhan sắc của người con gái dù có xinh đẹp bao nhiêu thì cũng bị vùi dập, chà đạp không tiếc thương, cuối cùng đành ôm hận mà chết. Những trang thơ mà nàng viết, bị người ta đốt cháy hết thì nó vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Hai câu luận đã thể hiện được sự đồng cảm, xót xa cho thân phận tài hoa này :
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Hai câu thơ cất lên đầy sự tuyêt vọng, ai oán và u sầu nặng nề. Hỏi trời cao, trời không thấu, trách kẻ bạc tình, người không hay. Nguyễn Du thốt lên một câu hỏi đầy chua xót nhưng nhận về mình nhiều khổ đau. Những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp tư xưa đến nay dường như đã mang trong mình cái « án » oan nghiệt, không thể rũ bỏ được.Hay chính xã hội phong kiến đã đẩy họ vào bước đường cùng nhiều chua cay như thế này. Và ở hai câu kết, tác giả đã vận vào bản thân mình, vận sự bạc mệnh của người phụ nữ tài hoa ấy
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Một câu hỏi tu từ đầy ngậm ngùi và chua xót khi nghĩ đến cảnh mình sau 300 năm nữa. Tiểu Thanh sau 300 năm vẫn khiến người đọc xót xa, day dứt, nhưng liệu rằng mình có còn được như thế, hay hóa thành cát bụi.
Câu hỏi đậm giá trị nhân văn, ông muốn hỏi dò tâm ý của mọi người khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ như thế nào. Từ số kiếp tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, ông đã liên tưởng đến cuộc đời nhiều sóng gió của bản thân mình. Câu thơ còn khiến cho người đọc phải nghĩ, phải day dứt và xót xa trăm nghìn lần.
Bài thơ « Đọc tiểu thanh ký » của Nguyễn Du là một kiệt tác để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm thương cảm về số phận bất hạnh của nhiều người trõng xã hội, lên án xã hội chà đạp lên nhân phẩm của họ.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn; sống cuộc sống an nhàn, thanh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “ Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ đựợc viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Xuyên suốt bài thơ “Nhàn” là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ vơi 8 câu thơ đường luật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề rất mộc mạc:
Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Với phép lăp “một”-“một” đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng không hề đơn độc.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người ở thời kỳ phòng kiến ngày xưa nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này. Động từ “thơ thẩn” ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Dù ngoai kia người ta vui vẻ nơi chốn đông người thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mặc kệ, vẫn bỏ mặc để “an phận” với cuộc sống của mình hiện tại. Cuộc sống của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của “lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”.
Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” –“khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ. Hai câu thơ luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài long. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau. Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm: ‘’Rượu đến cội cây ta sẽ uống’’
Nhìn xem phú quý tựa chiêm baoHai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.
Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó:
Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầuBài thơ được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Trần (1226 – 14001) là một triều đại lẫy lừng với bao nhiêu chiến công vinh quang, mấy lần quét sạch quân xâm lược Mông - Nguyên hung tàn ra khỏi bờ cõi, giữ vững sơn hà xã tắc, nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên trong thời đại ấy nên ông sớm thấm nhuần lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc và nhất là lí tưởng sống của đạo Nho là trung quân, ái quốc. Ông ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.
Bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) được làm bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, niêm luật chặt chẽ, ý tứ hàm súc, hình tượng kì vĩ, âm điệu hào hùng, sảng khoái. Hai câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp gân guốc, lẫm liệt, tràn đầy sức sống của những trang nam nhi - chiến binh quả cảm đang xả thân vì nước, qua đó thể hiện hào khí Đông A ngút trời của quân đội nhà Trần thời ấy.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu (Dịch nghĩa: cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu); dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu. So với nguyên văn chữ Hán thì câu thơ dịch chưa lột tả được hết chất oai phong, kiêu hùng trong tư thế của người lính đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo, luôn ở tư thế tấn công dũng mãnh, áp đảo quân thù. Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài (giang sơn kháp kỉ thu). Có thể nói đây là hình tượng chủ đạo, tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường, không một kẻ thù nào khuất phục được. Từ hình tượng ấy, ánh hào quang của chủ nghĩa yêu nước ngời tỏa sáng.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Câu thơ thứ hai: Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu. (Dịch nghĩa: khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời). Dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu, đặc tả khí thế chiến đấu và chiến thắng không gì ngăn cản nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta. Khí thôn Ngưu là cách nói thậm xưng để tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tầm vũ trụ.
Hai câu tứ tuyệt chỉ mười bốn chữ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã tạc vào thời gian một bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính quả cảm trong đạo quân Sát Thát nổi tiếng đời Trần.
Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh áy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước. Như bao kẻ sĩ cùng thời, Phạm Ngũ Lão tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc và quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông (Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ). Bởi thế cho nên khi chưa trả hết nợ công danh thì tự lấy làm hổ thẹn:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu’’
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khổng Minh đã lập được công lớn, nhiều phen làm cho đôi phương khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu.
Lấy gương sáng trong lịch sừ cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quôc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha nơi làn tên mũi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Suy nghĩ của Phạm Ngũ Lão rất cụ thể và thiết thực; một ngày còn bóng quân thù là nợ công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trả hết. Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng.
Hai câu thơ sau âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, trong việc mở mang biên giới phía Nam, được phong chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Ông là người văn võ toàn tài đã để lại một số thơ văn, trong đó có bài Thuật hoài viết bằng chữ Hán.
Mở đầu bài thơ ông vẽ ra một tư thế hiên ngang, kiêu dũng.
“Múa giáo non sông trải mấy thu”
Đây là câu thơ dịch từ câu thơ “Hoành sóc giang sơn khắp kỉ thu”. Hai chữ “múa giáo” không hay bằng “Cầm ngang ngọn giáo” bởi cầm ngang ngọn giáo là một tư thế hiên ngang, vững chãi như một bức tượng. Còn “múa giáo” gợi một động tác múa may rộn ràng. “Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông” gợi một hình ảnh khổng lồ cùa con người mang tầm cỡ vũ trụ, nổi lên trên giang sơn, sông núi và hình ảnh đó kéo dài mới mấy năm, chỉ một câu đã phác họa được bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng bảo vệ Tổ quôc. Vừa mấy thu ý nói thời gian chưa bao nhiêu.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
Nguyên văn ‘‘Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Ba quân là hình ảnh chung chung cho quân đội, binh sĩ. Tì hổ là những loài thú dũng mãnh, đem ví với quân đội rất hợp. Mấy chữ “khí thôn nguu” lâu nay dịch chưa ổn. Có người dịch “hùng khí nuốt trôi trâu” thì cụ thể quá. Thực ra ở đây tác giả sử dụng thành ngữ “khí thôn Ngưu Đẩu” là chỉ khí thế chực nuốt cả sao Khiêu Ngưu và sao Bắc Đẩu, tức chỉ chung cái khí thế nuốt cả sao trời, bầu trời ở trên cao, chứ không riêng gì sao Ngưu. Chúng tôi nghĩ rằng chuyển thành “khí mạnh nuốt trôi trâu” thì thích hợp và thi vị hơn là “nuốt sao Ngưu” như bản dịch hiện hành.
Nếu hai câu trên nặng về miêu tả vị tướng và quân đội thì hai câu dưới là câu luận:
“Công danh nam tử còn vương nợ.
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”. Câu thơ nói lên ý thức nghĩa vụ phụng sự đất nước cao cả của tác giả. Công danh đây là công lao và danh vọng, xưa thường chỉ việc đỗ đạt, làm quan, lập công, tên tuổi được ghi vào bia đá bảng vàng. Nhưng chế độ khoa cử ở Trung Quốc mới có từ đời nhà Đường, đời nhà Hán tất nhiên chưa có. Do đó công danh đây thuần túy do công lao mà nổi tiếng. Ở đây Phạm Ngũ Lảo nói tới công danh gắn với danh tiếng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán thì không dính dáng tới khoa cử đỗ đạt.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
Chữ “nợ công danh” ở đây, nợ là dịch từ chữ “trái”, mà “trái” thì từ chữ “trách” mà ra, nghĩa là “người có trách nhiệm, trọng trách”. Người xưa cho rằng người đàn ông sinh ra là có nợ tang bồng, lập công báo quốc, chỉ ai trả được cái nợ ấy thì mới xứng với danh hiệu “nam tử” - tức đàn ông.
Gia Cát Lượng là người nổi tiếng, ai cũng biết qua lịch sử và Tam quốc diễn nghĩa. Ông là người tài năng xuất chúng và trung thành với nhà Thục Hán. Chính Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Và ông làm Thừa tướng. Khi sắp chết Lưu Bị đem nước giao phó cho Gia Cát Lượng, vì cảm cái ơn ấy mà ông sáu lần đem quân đánh Ngụy để báo đáp tiên chúa, cuối cùng ông chết trong khi chỉ huy đánh Ngụy. Trong bài Biểu ra quân (Xuất sư biểu) lần sau ông viết những lời cảm động chân thành: “Cúc cung tận tụy, chết thì mới thôi”. Và trận đó ông chết lúc 54 tuổi.
Rõ ràng là Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực công danh cho đời mình, và lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Gia Cát Lượng. Câu thơ vừa khiêm tôn vừa hào hùng. Nếu ta biết Gia Cát Lượng đã trả nợ công danh cho đến hơi thở cuối cùng mà Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo “vừa mấy năm” (cấp kỉ thu), thì câu thơ còn có nghĩa là mong muốn được lập công báo quốc suốt đời như Gia Cát Lượng.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
Còn một khía cạnh nữa khiến Phạm noi gương Gia Cát là trong bài Biểu nói trên, Gia Cát cho biết ông xuất thân áo vải, cày ruộng kiếm ăn cho qua thời loạn. Thế mà Lưu Bị không chê ông địa vị hèn mọn, ba lần đến lều tranh mời ra, tri ơn tri ngộ ấy lớn lắm.
Phạm Ngũ Lão vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo không phải xuất thân quý tộc, mà cũng được Trần Hưng Đạo coi trọng, cho là rể, đề bạt làm Điện súy được phong tước Quan nội hầu, thì ơn này cùng không nhỏ, cho nên nói “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” cũng còn có nghĩa là nói mình chưa báo đáp được cái ơn của chủ tướng như Gia Cát Lượng.
Nếu xét bốn câu thơ trong tương quan thì ta thấy Phạm Ngũ Lão thấy thẹn là do ông làm tướng chưa lâu (“vừa mấy thu”), ba quân đều là quân tì hổ, có hùng khí, có chí lớn, không có gì đáng trách, vậy có thể ông thẹn vì chưa có tài lớn được như Gia Cát Lượng chăng?
Bài thơ tuy ngắn mà ý tứ cô đọng hàm súc, hình ảnh hoành tráng đậm màu sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ cũng tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người chiến thắng quân Mông - Nguyên, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt.
___________________THE END_________________
ĐỀ bài:Phân tích bài thơ CẢnh ngày hè cỦa NguyỄn Trãi
Nguyễn Trãi được biết đến là anh hùng dân tộc đồng thời là nhà thơ với những tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Những năm tháng cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã sáng tác rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang tâm trạng và nỗi niềm sâu thẳm của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là bức tranh mùa hè nơi miền quê, đồng thời là nỗi lòng chưa giãi bày của ông.
Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không xô bồ. Ông
đã mở đầu bài thơ một cách nhẹ nhàng và êm đềm nhất:
Rồi hóng mát thuở ngày trường
Câu thơ trên đã gợi lên được phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường nhiều đấu tranh, bất công, ông lựa chọn cho mình một con đường riêng, xa lánh việc quân, gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Thời gian không được nhắc đến nhưng người đọc sẽ nhận ra đó là mùa hè. Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn nhận ra được tâm sự của tác giả. Dù không bận việc nước, việc quân nhưng trong lòng ông còn nhiều tâm sự chưa giãi bày.
Một bức tranh mùa hè nhiều màu sắc, cảnh vật thiên nhiên dường như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Hình ảnh cây hòe, cây thạch lựu, cây hồng là những đặc trưng của mùa hè.
ĐỀ bài:Phân tích bài thơ CẢnh ngày hè cỦa NguyỄn Trãi
Màu sắc của những loài cây ấy đã gợi lên một không gian tràn ngập màu sắc và sự sôi động. Qua ngòi bút của Nguyễn Trãi người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Ắt hẳn ai ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này. Có lẽ đây là đặc trưng của mùa hè đất Bắc.
Tuy nhiên đằng sau bức tranh mùa hè đầy màu sắc đó, người đọc nhận ra một tấm chân tình của ông dành cho quê hương đất nước:
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Với cú pháp đảo trật tự cú pháp, từ láy “lao xao” được đảo lên đầu câu đã khiến cho chúng ta cảm nhận rất rõ sự tấp tập, nhộn nhịp của khung cảnh chợ làng quê nơi ông đang sống. Bởi rằng “Chợ” luôn gợi lên sự an bình, thịnh vượng, khi chợ còn đông nghĩa là đất nước ấm no hạnh phúc, khi chợ tàn đồng nghĩa với thời kỳ suy thoái của đất nước. Như vậy, dù ở quê nhà thì Nguyễn Trãi vẫn luôn mong cho đất nước luôn bình an, ấm no hạnh phúc. Ở những câu thơ tiếp theo, người đọc nhận ra một bức tranh mùa hè đầy màu sắc:
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
ĐỀ BÀI:PHÂN TÍCH BÀI THƠ CẢNH NGÀY HÈ CỦA NGUYỄN TRÃI
Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà cả cuộc đời Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng:
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương
Tác giả đã lấy điển tích điển cố thời vu Nghêu, vua Thuấn cai trị đất nước luôn thái bình thịnh trị. Thời đó, vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” với giọng điệu sôi nổi, gợi cảm giác bình dị, ấm êm. Bơi vậy Nguyễn Trãi muốn mượn tiếng đàn đó để có thể nguyện cầu cho cuộc sống của nhân dân luôn chan hòa, an lành và hạnh phúc nhất. Nguyện vọng “Dân giàu đủ” của Nguyễn Trãi thực sự đáng quý, đáng trân trọng.
Như vậy qua bài thơ “Cảnh ngày hè” Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh ngày hè sôi động, nhiều màu sắc, đồng thời qua đó thấp thoáng bóng dáng một người luôn nghĩ cho nước cho dân. Bài thơ để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng nhất về cuộc sống và tâm tư đáng trân trọng của ông.
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Nguyễn Du khi bắt gặp những bài thơ ấy đã nảy sinh lòng trắc ẩn, xót thương cho than phận tài hoa bạc mệnh. Và qua nhân vật này, ông phản chiếu vào cuộc đời mình, nhận ra cuộc đời có quá nhiều bất công, khổ ải.
Nguyễn Du đã mở đầu bài thơ bằng cách gợi ra không gian nơi nàng Tiểu Thanh từng sống:
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoan
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn
Hai câu thơ có sức gợi, sức ảm ánh rất lớn, khiến người đọc tưởng tưởng ra không gian, khung cảnh rất xa xa – nơi người con gái bạc mệnh đã từng sống. Tây Hồ là nơi cảnh đẹp hữu tình nhưng lại hóa gò hoang váng, heo hút vì có người con gái mãi mãi chon vùi tuổi thanh xuân của mình ở đây. Những tâm sự chồng chất ấy, nàng đã giãi bày qua những vần thơ đẫm nước măt. Hình ảnh người con gái có chồng cũng như không, một mình vò võ, “thổn thức” bên song cửa sổ với những mảnh giấy tàn viết nên tâm sự đau lòng. Không còn gì buồn và thê thảm hơn khi “có chồng hờ hững cũng như không”. Cuộc đòi của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa trong xã hội phong kiến dường như đều bị chà đạp như thế.
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Nguyễn Du có cảm giác như mảnh giấy tàn ấy vẫn còn vương vấn linh hồn của nàng, còn phảng phất cho đến tận bây giờ.
Ông xót xa cho than phận bạc mệnh đó
Son phấn có thần chon vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương
Hai câu thơ này đã toát lên sự xót xa, chua xót đến tột độ của Nguyễn Du khi nghĩ đến người con gái mệnh bạc ấy. Đã 300 năm trôi qua nhưng hình ảnh của nàng vẫn còn vương vấn, khiến người đòi về sau không khỏi xót thương. Tác giả dùng từ « son phấn » để chỉ nhan sắc của người con gái dù có xinh đẹp bao nhiêu thì cũng bị vùi dập, chà đạp không tiếc thương, cuối cùng đành ôm hận mà chết. Những trang thơ mà nàng viết, bị người ta đốt cháy hết thì nó vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
Hai câu luận đã thể hiện được sự đồng cảm, xót xa cho thân phận tài hoa này :
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
Phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh ký” của Nguyễn Du
Hai câu thơ cất lên đầy sự tuyêt vọng, ai oán và u sầu nặng nề. Hỏi trời cao, trời không thấu, trách kẻ bạc tình, người không hay. Nguyễn Du thốt lên một câu hỏi đầy chua xót nhưng nhận về mình nhiều khổ đau. Những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp tư xưa đến nay dường như đã mang trong mình cái « án » oan nghiệt, không thể rũ bỏ được.Hay chính xã hội phong kiến đã đẩy họ vào bước đường cùng nhiều chua cay như thế này. Và ở hai câu kết, tác giả đã vận vào bản thân mình, vận sự bạc mệnh của người phụ nữ tài hoa ấy
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
Một câu hỏi tu từ đầy ngậm ngùi và chua xót khi nghĩ đến cảnh mình sau 300 năm nữa. Tiểu Thanh sau 300 năm vẫn khiến người đọc xót xa, day dứt, nhưng liệu rằng mình có còn được như thế, hay hóa thành cát bụi.
Câu hỏi đậm giá trị nhân văn, ông muốn hỏi dò tâm ý của mọi người khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ như thế nào. Từ số kiếp tài hoa bạc mệnh của Tiểu Thanh, ông đã liên tưởng đến cuộc đời nhiều sóng gió của bản thân mình. Câu thơ còn khiến cho người đọc phải nghĩ, phải day dứt và xót xa trăm nghìn lần.
Bài thơ « Đọc tiểu thanh ký » của Nguyễn Du là một kiệt tác để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi niềm thương cảm về số phận bất hạnh của nhiều người trõng xã hội, lên án xã hội chà đạp lên nhân phẩm của họ.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn; sống cuộc sống an nhàn, thanh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn “được rút trong tập thơ “ Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ đựợc viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Xuyên suốt bài thơ “Nhàn” là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ vơi 8 câu thơ đường luật nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề rất mộc mạc:
Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Với phép lăp “một”-“một” đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng không hề đơn độc.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người ở thời kỳ phòng kiến ngày xưa nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này. Động từ “thơ thẩn” ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Dù ngoai kia người ta vui vẻ nơi chốn đông người thì Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn mặc kệ, vẫn bỏ mặc để “an phận” với cuộc sống của mình hiện tại. Cuộc sống của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của “lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Ông rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”.
Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” –“khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ. Hai câu thơ luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài long. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá.
Phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau. Đến hai câu thơ kết dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm: ‘’Rượu đến cội cây ta sẽ uống’’
Nhìn xem phú quý tựa chiêm baoHai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút Nguyễn Bỉnh Khiêm trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.
Như vậy với 8 câu thơ, bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cho đến bây giờ, ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần. Tuy xuất thân từ tầng lớp bình dân song chí lớn tài cao nên ông nhanh chóng trở thành tùy tướng số một bên cạnh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược, Phạm Ngũ Lão cùng những tên tuổi lớn khác của triều đình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại đó:
Ông sáng tác không nhiều nhưng Thuật hoài là một bài thơ nổi tiếng, được lưu truyền rộng rãi vì nó bày tỏ khát vọng mãnh liệt của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời: làm trai phải trả cho xong món nợ công danh, có nghĩa là phải thực hiện đến cùng lí tưởng trung quân, ái quốc.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầuBài thơ được sáng tác trong bối cảnh đặc biệt có một không hai của lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Trần (1226 – 14001) là một triều đại lẫy lừng với bao nhiêu chiến công vinh quang, mấy lần quét sạch quân xâm lược Mông - Nguyên hung tàn ra khỏi bờ cõi, giữ vững sơn hà xã tắc, nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão sinh ra và lớn lên trong thời đại ấy nên ông sớm thấm nhuần lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc và nhất là lí tưởng sống của đạo Nho là trung quân, ái quốc. Ông ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước: Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.
Bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) được làm bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, niêm luật chặt chẽ, ý tứ hàm súc, hình tượng kì vĩ, âm điệu hào hùng, sảng khoái. Hai câu thơ đầu khắc họa vẻ đẹp gân guốc, lẫm liệt, tràn đầy sức sống của những trang nam nhi - chiến binh quả cảm đang xả thân vì nước, qua đó thể hiện hào khí Đông A ngút trời của quân đội nhà Trần thời ấy.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu (Dịch nghĩa: cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu); dịch thơ: Múa giáo non sông trải mấy thu. So với nguyên văn chữ Hán thì câu thơ dịch chưa lột tả được hết chất oai phong, kiêu hùng trong tư thế của người lính đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hoành sóc là cầm ngang ngọn giáo, luôn ở tư thế tấn công dũng mãnh, áp đảo quân thù. Tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài (giang sơn kháp kỉ thu). Có thể nói đây là hình tượng chủ đạo, tượng trưng cho dân tộc Việt quật cường, không một kẻ thù nào khuất phục được. Từ hình tượng ấy, ánh hào quang của chủ nghĩa yêu nước ngời tỏa sáng.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Câu thơ thứ hai: Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu. (Dịch nghĩa: khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời). Dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu, đặc tả khí thế chiến đấu và chiến thắng không gì ngăn cản nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta. Khí thôn Ngưu là cách nói thậm xưng để tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tầm vũ trụ.
Hai câu tứ tuyệt chỉ mười bốn chữ ngắn gọn, cô đúc nhưng đã tạc vào thời gian một bức tượng đài tuyệt đẹp về người lính quả cảm trong đạo quân Sát Thát nổi tiếng đời Trần.
Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ. Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn. Mặt tích cực của khát vọng công danh áy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước. Như bao kẻ sĩ cùng thời, Phạm Ngũ Lão tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc và quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông (Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ). Bởi thế cho nên khi chưa trả hết nợ công danh thì tự lấy làm hổ thẹn:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu’’
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc. Nhờ mưu trí cao, Khổng Minh đã lập được công lớn, nhiều phen làm cho đôi phương khốn đốn; vì thế ông rất được Lưu Bị tin yêu.
Lấy gương sáng trong lịch sừ cổ kim soi mình vào đó mà so sánh, phấn đấu vươn lên cho bằng người, đó là lòng tự ái, lòng tự trọng đáng quý cần phải có ở một đấng nam nhi. Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quôc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha nơi làn tên mũi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi. Suy nghĩ của Phạm Ngũ Lão rất cụ thể và thiết thực; một ngày còn bóng quân thù là nợ công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trả hết. Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa. Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ. ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng.
Hai câu thơ sau âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước. Cảm xúc hào sảng ban đầu dần chuyển sang trữ tình, sâu lắng, như lời mình nói với mình cho nên âm hưởng trở nên thâm trầm, da diết.
PHÂN TÍCH VỊ DANH TƯỚNG THỜI TRẦN QUA BÀI TỎ LÒNG
Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân. Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời. Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
Phạm Ngũ Lão (1255-1320) trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo, quê làng Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông là vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, trong việc mở mang biên giới phía Nam, được phong chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Ông là người văn võ toàn tài đã để lại một số thơ văn, trong đó có bài Thuật hoài viết bằng chữ Hán.
Mở đầu bài thơ ông vẽ ra một tư thế hiên ngang, kiêu dũng.
“Múa giáo non sông trải mấy thu”
Đây là câu thơ dịch từ câu thơ “Hoành sóc giang sơn khắp kỉ thu”. Hai chữ “múa giáo” không hay bằng “Cầm ngang ngọn giáo” bởi cầm ngang ngọn giáo là một tư thế hiên ngang, vững chãi như một bức tượng. Còn “múa giáo” gợi một động tác múa may rộn ràng. “Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông” gợi một hình ảnh khổng lồ cùa con người mang tầm cỡ vũ trụ, nổi lên trên giang sơn, sông núi và hình ảnh đó kéo dài mới mấy năm, chỉ một câu đã phác họa được bức tượng đài bất hủ về vị tướng anh hùng bảo vệ Tổ quôc. Vừa mấy thu ý nói thời gian chưa bao nhiêu.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
Nguyên văn ‘‘Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Ba quân là hình ảnh chung chung cho quân đội, binh sĩ. Tì hổ là những loài thú dũng mãnh, đem ví với quân đội rất hợp. Mấy chữ “khí thôn nguu” lâu nay dịch chưa ổn. Có người dịch “hùng khí nuốt trôi trâu” thì cụ thể quá. Thực ra ở đây tác giả sử dụng thành ngữ “khí thôn Ngưu Đẩu” là chỉ khí thế chực nuốt cả sao Khiêu Ngưu và sao Bắc Đẩu, tức chỉ chung cái khí thế nuốt cả sao trời, bầu trời ở trên cao, chứ không riêng gì sao Ngưu. Chúng tôi nghĩ rằng chuyển thành “khí mạnh nuốt trôi trâu” thì thích hợp và thi vị hơn là “nuốt sao Ngưu” như bản dịch hiện hành.
Nếu hai câu trên nặng về miêu tả vị tướng và quân đội thì hai câu dưới là câu luận:
“Công danh nam tử còn vương nợ.
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”. Câu thơ nói lên ý thức nghĩa vụ phụng sự đất nước cao cả của tác giả. Công danh đây là công lao và danh vọng, xưa thường chỉ việc đỗ đạt, làm quan, lập công, tên tuổi được ghi vào bia đá bảng vàng. Nhưng chế độ khoa cử ở Trung Quốc mới có từ đời nhà Đường, đời nhà Hán tất nhiên chưa có. Do đó công danh đây thuần túy do công lao mà nổi tiếng. Ở đây Phạm Ngũ Lảo nói tới công danh gắn với danh tiếng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán thì không dính dáng tới khoa cử đỗ đạt.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
Chữ “nợ công danh” ở đây, nợ là dịch từ chữ “trái”, mà “trái” thì từ chữ “trách” mà ra, nghĩa là “người có trách nhiệm, trọng trách”. Người xưa cho rằng người đàn ông sinh ra là có nợ tang bồng, lập công báo quốc, chỉ ai trả được cái nợ ấy thì mới xứng với danh hiệu “nam tử” - tức đàn ông.
Gia Cát Lượng là người nổi tiếng, ai cũng biết qua lịch sử và Tam quốc diễn nghĩa. Ông là người tài năng xuất chúng và trung thành với nhà Thục Hán. Chính Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Và ông làm Thừa tướng. Khi sắp chết Lưu Bị đem nước giao phó cho Gia Cát Lượng, vì cảm cái ơn ấy mà ông sáu lần đem quân đánh Ngụy để báo đáp tiên chúa, cuối cùng ông chết trong khi chỉ huy đánh Ngụy. Trong bài Biểu ra quân (Xuất sư biểu) lần sau ông viết những lời cảm động chân thành: “Cúc cung tận tụy, chết thì mới thôi”. Và trận đó ông chết lúc 54 tuổi.
Rõ ràng là Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng làm mẫu mực công danh cho đời mình, và lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Gia Cát Lượng. Câu thơ vừa khiêm tôn vừa hào hùng. Nếu ta biết Gia Cát Lượng đã trả nợ công danh cho đến hơi thở cuối cùng mà Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo “vừa mấy năm” (cấp kỉ thu), thì câu thơ còn có nghĩa là mong muốn được lập công báo quốc suốt đời như Gia Cát Lượng.
PHÂN TÍCH TỎ LÒNG CỦA PHẠM NGỦ LÃO
Còn một khía cạnh nữa khiến Phạm noi gương Gia Cát là trong bài Biểu nói trên, Gia Cát cho biết ông xuất thân áo vải, cày ruộng kiếm ăn cho qua thời loạn. Thế mà Lưu Bị không chê ông địa vị hèn mọn, ba lần đến lều tranh mời ra, tri ơn tri ngộ ấy lớn lắm.
Phạm Ngũ Lão vốn là môn khách của Trần Hưng Đạo không phải xuất thân quý tộc, mà cũng được Trần Hưng Đạo coi trọng, cho là rể, đề bạt làm Điện súy được phong tước Quan nội hầu, thì ơn này cùng không nhỏ, cho nên nói “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” cũng còn có nghĩa là nói mình chưa báo đáp được cái ơn của chủ tướng như Gia Cát Lượng.
Nếu xét bốn câu thơ trong tương quan thì ta thấy Phạm Ngũ Lão thấy thẹn là do ông làm tướng chưa lâu (“vừa mấy thu”), ba quân đều là quân tì hổ, có hùng khí, có chí lớn, không có gì đáng trách, vậy có thể ông thẹn vì chưa có tài lớn được như Gia Cát Lượng chăng?
Bài thơ tuy ngắn mà ý tứ cô đọng hàm súc, hình ảnh hoành tráng đậm màu sử thi, lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh cổ vũ đối với các thế hệ thanh niên nước nhà. Bài thơ cũng tự khắc họa diện mạo tinh thần tướng sĩ đời Trần, những người chiến thắng quân Mông - Nguyên, bảo vệ trọn vẹn giang sơn Đại Việt.
___________________THE END_________________
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Phát
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)