Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Chia sẻ bởi Vũ Đức Khoa |
Ngày 09/05/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
(Hoàng phủ ngọc Tường)
A. GIỚI THIỆU:
I/ Tác giả: nhà thơ có phong cách độc đáo,sở trường về thể văn bút ký,tuỳ bút
II/Tác phẩm:
1.Hoàn cảnh sáng tác:Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài ký được viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 75,với cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng
2.Thể loại:Bài ký thuộc thể tuỳ bút,hành văn phóng túng,nhân vật chính là cái tôi trữ tình của tác giả
3.Huế và sông Hương:Sông Hương là một dòng sông trong vắt,thơ mộng,chảy ngang thành phố Huế,là biểu tượng của lịch sử,văn hoá và tâm hồn của người Huế
B. ĐỌC HIỂU
I/ Ý nghĩa nhan đề:Câu hỏi tu từ,sự ngỡ ngàng,xúc động về dòng sông huyền thoại:người dân nấu nước 100 loài hoa đổ xuống cho làn nước thơm tho mãi mãi
I/Những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương qua cách cảm nhận của HPNT:
1.Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên:
+Vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, như một bản trường ca của rừng già rầm rộ,mãnh liệt,cuộn xoáy khi đi qua giữa lòng Trường Sơn.
+Vẻ đẹp dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ của hoa đỗ quyên; dịu dàng, trí tuệ khi trở thành người mẹ phù sa của vùng đất đế đô.
+Vẻ đẹp mềm mại như tấm lụa, biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời Tây nam thành phố (Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím)
+Vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông cô tịch với những lăng mộ âm u.
+Vẻ đẹp mang màu sắc triết lý, cổ thi trong âm hưởng ngân nga của chuông chùa Thiên Mụ
+Vẻ đẹp xanh tươi khi đi qua những bãi bờ vùng ngoại ô Kim Long, khi về thành phố chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh.
+Vẻ đẹp mơ màng trong sương khói,giữa màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau Vĩ Dạ.
2.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hoá:
+Tác giả gắn sông Hương với ca Huế, với người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
+Liên tưởng đến Nguyễn Du- từng bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương, để diễn tả điệu Tứ đại cảnh qua tiếng đàn Kiều.
+Có một dòng thi ca về sông Hương với Tản Đà"Dòng sông trắng-lá cây xanh",Cao Bá Quát"như kiếm dựng trời xanh",Bà Huyện thanh Quan"bóng chiều bảng lảng",và đặc biệt là Tố Hữu nhìn sông Hương như một sức mạnh phục sinh của tâm hồn..
3.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử:
Dòng sông bảo vệ biên thuỳ tổ quốc thời Đại Việt,từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ,từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, CM 8, Mậu thân 1968.
4.Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả:
Qua nghệ thuật nhân hoá,ông nhìn sông Hương như một cô gái với vẻ đẹp riêng,có lúc phóng khoáng, man dại như cô gái Digan; có lúc tài hoa dịu dàng, sâu sắc, đa tình mà kín đáo, tình tứ mà chung thuỷ như những cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục, tạo thành màu tím ẩn hiện, là màu của sương khói, của tấm voan huyền ảo...
Dòng sông xanh biếc mà có lúc như "kiếm dựng trời xanh", như sử thi viết giữa màu lá cỏ xanh, thành "sức mạnh phục sinh của tâm hồn".
II/Đặc sắc nghệ thuật của bài ký:
1.Những cách ví von, so sánh:
+Người tình mong đợi đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu hoá..
+Dòng sông mềm như tấm lụa, giống như sông Sein của Paris, sông Danup của Hungary.
+Chiếc cầu Tràng Tiền nhìn từ xa giống như vành trăng non.
+Dòng sông có những đoạn uốn cong mềm mại, đáng yêu, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
+Dòng sông là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc, vừa là hùng ca cũng là tình ca dịu dàng tươi mát.
2.Ý nghĩa nhan đề và kết thúc của bài ký:
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Câu hỏi tu từ thể hiện:
Tình yêu quê hương thắm thiết; ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông, gợi những cảm xúc về màu sắc, âm thanh, hương thơm, dáng vẻ.
3.Bài ký thuộc thể tuỳ bút,cách viết tự do, phóng khoáng:
Nhân vật trung tâm là cái tôi của tác giả: tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng,lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế.
C. KẾT
Bài ký thể hiện tình cảm thiết tha say đắm của tác giả đối với dòng sông Hương huyền thoại, qua đó thấy được phong cách nghệ thuật phóng túng tài hoa, giàu tri thức văn hoá, lịch sử và chất thơ trữ tình, lãng mạn.
Củng cố:
Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ từ cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, sông Hương,từ bề dày lịch sử,bề dày văn hoá Huế và tâm hồn con người vùng đất cố đô.
Đặc sắc nghệ thuật của bài ký và phong cách nghệ thuật của HPNT.
Dặn dò :
Soạn phần vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường
A. GIỚI THIỆU
I/ Tác giả:
II/ Tác phẩm:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
2.Huế và sông Hương:
B. ĐỌC HIỂU
I/ Những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương qua cách cảm nhận của HPNT:
1.Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên
2.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hoá
3.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử
4.Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả.
II/ Đặc sắc nghệ thuật của bài ký:
1.Cách ví von so sánh
2.Thể tuỳ bút và cái tôi trữ tình của tác giả
3.Ý nghĩa nhan đề và cách kết thúc của bài ký:
C. KẾT
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
Em biết gì về tác giả HPNT?
Tác phẩm được viết trong thời điểm nào?Thể loại gì ?
Em biết gì về vị trí địa lý của dòng sông trong bài ký?
Phải chăng cái tôi trữ tình của tác giả đã đem đến những vẻ đẹp đầy chất thơ của dòng sông ?Em cho biết đó là những vẻ đẹp gì?Các nhóm trả lời trên giấy
Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên như thế nào?Tại sao lại gọi là cô gái Digan?Lăng mộ âm u của ai?
Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá như thế nào?Em hiểu gì về ca Huế,điệu tứ đại cảnh và sự liên hệ của tác giả ve ND và TK
Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử ra sao?
Vẻ đẹp được tác giả tưởng tượng sáng tạo như thế nào?Em có nghe nói màu tím Huế chư
Cách ví von so sánh của tác giả như thế nào để tạo chất thơ cho bài ký?Tại sao lại ví chiếc cầu với một vành trăng non?,tiếng vâng của tình yêu?
Tác phẩm bắt đầu với câu Ai đã đặt tên cho dòng sông và kết thúc cũng với câu đó.Ý nghĩa câu nói?
Nhân vật trung tâm của bài ký là ai?
Qua bài ký em có những nhận thức gì về vẻ đẹp quê hương?
(Hoàng phủ ngọc Tường)
A. GIỚI THIỆU:
I/ Tác giả: nhà thơ có phong cách độc đáo,sở trường về thể văn bút ký,tuỳ bút
II/Tác phẩm:
1.Hoàn cảnh sáng tác:Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài ký được viết ngay sau chiến thắng mùa xuân 75,với cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa anh hùng
2.Thể loại:Bài ký thuộc thể tuỳ bút,hành văn phóng túng,nhân vật chính là cái tôi trữ tình của tác giả
3.Huế và sông Hương:Sông Hương là một dòng sông trong vắt,thơ mộng,chảy ngang thành phố Huế,là biểu tượng của lịch sử,văn hoá và tâm hồn của người Huế
B. ĐỌC HIỂU
I/ Ý nghĩa nhan đề:Câu hỏi tu từ,sự ngỡ ngàng,xúc động về dòng sông huyền thoại:người dân nấu nước 100 loài hoa đổ xuống cho làn nước thơm tho mãi mãi
I/Những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương qua cách cảm nhận của HPNT:
1.Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên:
+Vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, như một bản trường ca của rừng già rầm rộ,mãnh liệt,cuộn xoáy khi đi qua giữa lòng Trường Sơn.
+Vẻ đẹp dịu dàng, say đắm giữa màu đỏ của hoa đỗ quyên; dịu dàng, trí tuệ khi trở thành người mẹ phù sa của vùng đất đế đô.
+Vẻ đẹp mềm mại như tấm lụa, biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời Tây nam thành phố (Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím)
+Vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông cô tịch với những lăng mộ âm u.
+Vẻ đẹp mang màu sắc triết lý, cổ thi trong âm hưởng ngân nga của chuông chùa Thiên Mụ
+Vẻ đẹp xanh tươi khi đi qua những bãi bờ vùng ngoại ô Kim Long, khi về thành phố chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh.
+Vẻ đẹp mơ màng trong sương khói,giữa màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau Vĩ Dạ.
2.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hoá:
+Tác giả gắn sông Hương với ca Huế, với người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
+Liên tưởng đến Nguyễn Du- từng bao năm lênh đênh trên dòng sông Hương, để diễn tả điệu Tứ đại cảnh qua tiếng đàn Kiều.
+Có một dòng thi ca về sông Hương với Tản Đà"Dòng sông trắng-lá cây xanh",Cao Bá Quát"như kiếm dựng trời xanh",Bà Huyện thanh Quan"bóng chiều bảng lảng",và đặc biệt là Tố Hữu nhìn sông Hương như một sức mạnh phục sinh của tâm hồn..
3.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử:
Dòng sông bảo vệ biên thuỳ tổ quốc thời Đại Việt,từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ,từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, CM 8, Mậu thân 1968.
4.Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả:
Qua nghệ thuật nhân hoá,ông nhìn sông Hương như một cô gái với vẻ đẹp riêng,có lúc phóng khoáng, man dại như cô gái Digan; có lúc tài hoa dịu dàng, sâu sắc, đa tình mà kín đáo, tình tứ mà chung thuỷ như những cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục, tạo thành màu tím ẩn hiện, là màu của sương khói, của tấm voan huyền ảo...
Dòng sông xanh biếc mà có lúc như "kiếm dựng trời xanh", như sử thi viết giữa màu lá cỏ xanh, thành "sức mạnh phục sinh của tâm hồn".
II/Đặc sắc nghệ thuật của bài ký:
1.Những cách ví von, so sánh:
+Người tình mong đợi đánh thức người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu hoá..
+Dòng sông mềm như tấm lụa, giống như sông Sein của Paris, sông Danup của Hungary.
+Chiếc cầu Tràng Tiền nhìn từ xa giống như vành trăng non.
+Dòng sông có những đoạn uốn cong mềm mại, đáng yêu, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
+Dòng sông là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc, vừa là hùng ca cũng là tình ca dịu dàng tươi mát.
2.Ý nghĩa nhan đề và kết thúc của bài ký:
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Câu hỏi tu từ thể hiện:
Tình yêu quê hương thắm thiết; ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông, gợi những cảm xúc về màu sắc, âm thanh, hương thơm, dáng vẻ.
3.Bài ký thuộc thể tuỳ bút,cách viết tự do, phóng khoáng:
Nhân vật trung tâm là cái tôi của tác giả: tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng,lãng mạn, say mê cái đẹp của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế.
C. KẾT
Bài ký thể hiện tình cảm thiết tha say đắm của tác giả đối với dòng sông Hương huyền thoại, qua đó thấy được phong cách nghệ thuật phóng túng tài hoa, giàu tri thức văn hoá, lịch sử và chất thơ trữ tình, lãng mạn.
Củng cố:
Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ từ cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, sông Hương,từ bề dày lịch sử,bề dày văn hoá Huế và tâm hồn con người vùng đất cố đô.
Đặc sắc nghệ thuật của bài ký và phong cách nghệ thuật của HPNT.
Dặn dò :
Soạn phần vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
Hoàng Phủ Ngọc Tường
A. GIỚI THIỆU
I/ Tác giả:
II/ Tác phẩm:
1.Hoàn cảnh sáng tác:
2.Huế và sông Hương:
B. ĐỌC HIỂU
I/ Những vẻ đẹp khác nhau của dòng sông Hương qua cách cảm nhận của HPNT:
1.Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên
2.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hoá
3.Vẻ đẹp nhìn từ góc độ lịch sử
4.Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng sáng tạo đầy tài hoa của tác giả.
II/ Đặc sắc nghệ thuật của bài ký:
1.Cách ví von so sánh
2.Thể tuỳ bút và cái tôi trữ tình của tác giả
3.Ý nghĩa nhan đề và cách kết thúc của bài ký:
C. KẾT
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
Em biết gì về tác giả HPNT?
Tác phẩm được viết trong thời điểm nào?Thể loại gì ?
Em biết gì về vị trí địa lý của dòng sông trong bài ký?
Phải chăng cái tôi trữ tình của tác giả đã đem đến những vẻ đẹp đầy chất thơ của dòng sông ?Em cho biết đó là những vẻ đẹp gì?Các nhóm trả lời trên giấy
Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên như thế nào?Tại sao lại gọi là cô gái Digan?Lăng mộ âm u của ai?
Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá như thế nào?Em hiểu gì về ca Huế,điệu tứ đại cảnh và sự liên hệ của tác giả ve ND và TK
Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử ra sao?
Vẻ đẹp được tác giả tưởng tượng sáng tạo như thế nào?Em có nghe nói màu tím Huế chư
Cách ví von so sánh của tác giả như thế nào để tạo chất thơ cho bài ký?Tại sao lại ví chiếc cầu với một vành trăng non?,tiếng vâng của tình yêu?
Tác phẩm bắt đầu với câu Ai đã đặt tên cho dòng sông và kết thúc cũng với câu đó.Ý nghĩa câu nói?
Nhân vật trung tâm của bài ký là ai?
Qua bài ký em có những nhận thức gì về vẻ đẹp quê hương?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Đức Khoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)