Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Chia sẻ bởi Lê Thị Xuân | Ngày 09/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Ai đã đặt tên cho dòng sông
Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cầu trường tiền
I. Tìm hiểu chung
1 Tác giả:
-Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh 1937, tại thành phố Huế.
-Là trí thức yêu nước có tầm hiểu biết rộng.
-Là nhà văn chuyên về bút kí.
-Kết hợp giữa chất trí tuệ và trữ tình. Lối nghị luận sắc bén với suy nghĩ đa chiều , lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa.
+ Các tác phẩm chính:
Ngôi sao trên đỉnh Phù Vân Lâu(1971);Rất nhiều ánh lửa(1979); Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986); Hoa trái quanh tôi(1995); Ngọn núi ảo ảnh(1999)…
2. Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Thể loại: Bút kí.
Xuất xứ: Viết tại Huế, ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên.
Bố cục: 3 phần
-Từ đầu…chân núi Kim Phụng
(Sông Hương nhìn từ cội nguồn)

-tiếp…quê hương xứ sở
(S. Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế.)
-Còn lại
(Sông Hương trong mối quan hệ với dân tộc và thi ca)



d. Chủ đề: Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp trữ tình, đằm thắm của sông Hương. Qua đó thể hiện tình yêu say đắm của tác giả với sông Hương , một con sông mang nét đẹp đặc trưng của Huế
II Đọc hiểu văn bản
1.Hành trình sông Hương khám phá chính mình.
a.Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính.
-Bản trường ca của rừng già: Rầm rộ, mãnh liệt và cuộn xoáy.
-Sông Hương cũng có lúc dịu dàng và say đắm.
-Theo tác giả nếu ai mãi mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của dòng sông thì sẽ không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ giống như tâm hồn của cô gái Di-gan vừa sục sôi vừa đằm thắm.
Như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh rất tinh tế và gợi cảm.
b.Sông Hương khi đến vùng ngoại vi thành phố.

-Sông Hương nhanh chóng chuyển mình và mang một vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ.
-Trở thành người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở.
-Một vẻ đẹp hình thể rất uyển chuyển:
uốn mình theo những đường cong thật mềm; vẻ một hình cung thật tròn…;ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế.uống một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến, dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
-Sắc nước sông Hương biến đổi theo thời gian: “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
-Vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương như một triết lí cổ thi.
“ Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên”
c.Vẻ đẹp của Sông Hương khi đến Huế
+Sông Hương đẹp ngay trong cảm xúc:
-Sông Hương vui tươi hẳn lên.
-Ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
-Nằm gọn ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình.
+Sông Hương đẹp trong dòng chảy:
-Dòng sông trôi đi thực chậm cơ hồ như một mặt hồ yên tĩnh
Đấy là điệu slow dành riêng cho Huế.




Đồi vọng cảnh
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.”
-Nghệ thuật: Bút pháp so sánh lãng mạn mà thi vị.

“Chiếc cầu trắng in ngấn trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.”

-Nhà văn như thổi linh hồn của con người vào cảnh vật:

“Dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu”.
d.Trước khi ra biển, Sông Hương là nỗi vương vấn, “kín đáo của tình yêu”.
Sông Hương như trở lại:
“Để nói một lời thề trước khi về biển cả”.

“…Như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói,nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ...
Đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Giống như nàng Kiều...sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó, để nói một lời thề trước khi về biển cả


“Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”.
Bằng bút pháp kể và tả được kết hợp nhuần nhuyễn với hàng loạt động từ diễn tả dòng chảy của sông Hương qua các địa danh khác nhau của xứ Huế.
-Đoạn văn đã làm nổi bật sông Hương đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó với thiên nhiên xứ Huế phong phú mà hài hòa làm nên vẻ đẹp cổ kính của cố đô. Với cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình, sông Hương là người tình dịu dàng và chung thủy trong sự phát hiện thú vị của tác giả khi sông Hương chảy vào thành phố Huế.
2)Vẻ đẹp sông Hương khám phá dưới góc độ văn hóa:

-Sông Hương- dòng thi ca :
• “Dòng sông trắng- lá cây xanh”
Tản Đà (Chơi Huế)
• “Như kiếm dựng trời xanh”
Cao Bá Quát
(Trường giang như kiếm lập thanh thiên)
• “Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Thu Bồn
Vẻ đẹp thấm đẫm chất thơ, chất trữ tình

“Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó..”.
-Sông Hương –dòng sông gắn với âm nhạc cổ điển Huế:

“Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya…toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được hình thành trên mặt nước của dòng sông này”.
Tác giả tưởng tượng:
“Trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya.”Đúng rồi đó là tứ đại cảnh.
Ngòi bút tài hoa kết hợp với sự rung cảm trong tâm hồn nhà văn.
“Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như nước suối mới sa nửa vời”.
Dòng sông thấm đẫm chất nhạc, mang hồn văn hóa dân tộc”
3)Vẻ đẹp sông Hương gắn liền với những sự kiện lịch sử

-Sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca thuở còn là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng

-Tên của sông Hương được ghi trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi.

Nó đọng lại với máu của những cuộc khởi nghĩa “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”

- Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển.

-Nó chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân 1968.

Khi nghe lời gọi, nó biết tự hiến mình làm 1 chiến công, để rồi nó trở về cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Có lẽ chính điều đó đã làm cho sông Hương không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.




4.Sông Hương-Vẻ đẹp của một di sản văn hóa của nhân loại

- Trung tâm văn hóa của dân tộc
Huế là di sản văn hóa thế giới.
Sông Hương gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Tính cách của sông Hương
3. Sông Hương đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường
-Dành hết tình cảm cho con sông quê hương.
-Sông Hương
Sông Đà:
-Hung bạo như hàng ngàn con trâu mộng.

Sông Hương:
-Hoang dại, trong sáng như cô gái Di gan phóng khoáng và man dại
Nét khác biệt của sông Hương so với sông Đà
III.Tổng kết:
1, Nghệ thuật:
-Cái tôi trữ tình của tác giả.
-Sử dụng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, sử dụng từ giàu hình ảnh.
-Hiểu biết nhiều lĩnh vực: địa lí, lịch sử,văn hóa và nghệ thuật.
-Kết hợp giữa chất trí tuệ và cảm xúc.
-Đoạn trích đậm chất thơ, giàu nhạc tính…
-Cảm xúc sâu lắng và chân thực của tác giả dành cho sông Hương.
2. Nội dung:

-Sông Hương mang vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và là nguồn cảm hứng cho các thi nhân

-Tình yêu tha thiết của tác giả đối với sông Hương nói riêng cũng như với Huế và quê hương đất nước nói chung.

- Niềm tự hào của dân tộc ta đối với vẻ đẹp của non sông đất nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)