Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Chia sẻ bởi Phạm Ngọc Thủy | Ngày 09/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

AI ĐÃ ĐẶT TÊN
CHO DÒNG SÔNG ?
Tiết 49: Đọc văn
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
I.GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả:
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế.
- Nguyên quán: Làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Tốt nghiệp ĐHSP Sài Gòn và ĐH Huế.
- Tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống Mỹ ngụy tại Huế.
- Sau 1975, trở lại Huế công tác, giữ nhiều chức vụ trong ngành VH-NT Bình Trị Thiên.
- Là nhà văn chuyên về thể loại bút ký.

I.GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả:
-Nét đặc sắc trong sáng tác: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
- Tác phẩm : Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Hoa trái quanh tôi, Ngọn núi ảo ảnh,…
I.GIỚI THIỆU CHUNG
2. Tác phẩm:
a.Hoàn cảnh ra đời:
- Là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế ngày 4/1/1981
- In trong tập sách cùng tên.
b. Bố cục:
-Đoạn1: Từ đầu đến “dưới chân núi Kim Phụng”: giới thiệu thượng nguồn Sông Hương.
- Đoạn 2: Tiếp đến… “Quê hương xứ sở”: Sông Hương với những mối quan hệ với kinh thành Huế.
- Đoạn 3: Còn lại: Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc, với cuộc đời và thi ca.
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
 Đọc văn bản
 Hoạt động nhóm:
- 2 bàn một nhóm
- Thảo luận 3 phút
+ Nhóm 1,2:
Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Nhóm 3,4
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ chất tài hoa của tác giả như thế nào? Hiệu quả thẩm mỹ của lối viết đó?
+ Nhóm 5,6
Sông Hương khi chảy vào kinh thành Huế có nét đặc trưng gì?

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Sông Hương nhìn từ cội nguồn:
Vẻ đẹp ở thượng nguồn:
- Sông Hương vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính:
+ Sông Hương có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn ,tựa như “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội: khi “ rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, lúc “ mãnh liệt vượt qua ghềnh thác”, khi “ cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”, lúc “ dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Hoa đỗ quyên
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Sông Hương nhìn từ cội nguồn:
a. Vẻ đẹp ở thượng nguồn:
+ Sông Hương hiện ra tựa “Cô gái Digan phóng khoáng và man dại” với một “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
=> Theo tác giả, nếu ai đó mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của dòng sông thì sẽ không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ. Cái tâm hồn vừa sục sôi vừa đằm thắm của “thiếu nữ A Pàng”.
THƯỢNG NGUỒN SÔNG HƯƠNG
THƯỢNG NGUỒN
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
2. Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
a. Sông Hương ở đồng bằng và ngoại vi tphố:
- Trong cái nhìn tinh tế và lãng mạn của tác giả: Trước khi trở thành “Người tình dịu dàng và chung thuỷ của cố đô”, toàn bộ thuỷ trình của dòng sông tựa như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.
- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: Sông Hương là “cô gái đẹp ngủ mơ màng”.
CÁNH ĐỒNG CHÂU HÓA
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
2. Sông Hương nhìn trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
a. Sông Hương ở đồng bằng và ngoại vi tphố:
- Nhưng ngay sau khi vừa ra khỏi vùng núi: Sông Hương như nàng tiên được đánh thức: Bừng lên sức trẻ và niềm khát khao của tuổi thanh xuân.
- Sông Hương thay đổi về tính cách:
+ Chế ngự được bản năng của người con gái
+ “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”

- Sông Hương thay đổi về tính cách:
+ Chế ngự được bản năng của người con gái
+ “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
- Cảnh đẹp sông Hương như bức tranh có đường nét, hình khối: “Sông mềm như tấm lụa” …trôi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”
- Vẻ đẹp sông Hương đa màu mà biến ảo: “sớm xanh , trưa vàng, chiều tím”.
- Vẻ đẹp trầm mặc .
- Vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ.

“mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
sớm xanh
trưa vàng
chiều tím
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
b. Khi chảy qua kinh thành Huế:
- Sông Hương như cô gái Huế: tài hoa, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình. Khéo trang điểm mà không loè loẹt, giống như cô dâu Huế ngày xưa trong sắc áo điều lục.
- Như tìm thấy chính mình khi gặp thành phố thân yêu, sông Hương “vui tươi hẳn lên”- rồi kéo một nét thẳng đầy cá tính “ theo hướng tây nam – đông bắc”, rồi “uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến” .Và rồi “Như sực nhớ điều gì chưa kịp nói”, sông Hương đột ngột đổi dòng, “rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối cùng ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.”. Trong cái nhìn đa tình của tácgiả: khúc quanh bất ngờ đó tựa như “một nỗi vương vấn”, và dường như còn có cả “một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”...
“Sông mềm như tấm lụa” …trôi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”
Sông Hương vui tươi, chậm rãi, mềm mại, êm dịu "như một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu".
-> So sánh tài hoa, miêu tả nét đẹp tình tứ của sông Hương khi gặp được kinh thành Huế.
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
3. Sông Hương với lịch sử, cuộc đời, thi ca và âm nhạc:
a. Với thi ca và âm nhạc:
+ Có một dòng thi ca về sông Hương: “Một dòng sông không lặp lại mình”. Sông Hương đã đi vào hồn người,hồn thơ xứ Huế và dân tộc.
+ Sông Hương gắn với nhã nhạc cung đình Huế:
. Có lúc trở thành “Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
+ Sông Hương là Kiều trong mối quan hệ “Thi trung hữu nhạc”: -> Đó là “Tứ đại cảnh” trong hai câu thơ: “Trong như tiếng hạc bay qua - Đục như nước suối mới sa nửa vời.”
b. Với cuộc đời:
- sông Hương là nhân chứng nhẫn nại và kiên cường qua những thăng trầm của cuộc đời.


- Sông Hương là nguồn cảm hứng của thơ ca.
+ "Dòng sông trắng - lá cây xanh" (Tản Đà)
+ "Như kiếm dựng trời xanh" (Cao Bá Quát)
+ "Nỗi quan hoài vạn cổ" (Bà Huyện Thanh Quan)
+ "Sức mạnh phục sinh của tâm hồn" (trong thơ Tố Hữu).
-> Vẻ đẹp của dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.


* Vẻ đẹp của sông Hương đi cùng với chiều dài lịch sử của tổ quốc, gắn bó với âm nhạc và thơ ca. Đồng thời, nó cũng là dòng sông chở đầy những phận người.
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
3. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử,cuộc đời, thi ca và âm nhạc:
C. Với lịch sử dân tộc:
- Là dòng sông bảo vệ biên thuỳ - là dòng Linh Giang (dòng sông thiêng) ghi dấu những thế kỷ vinh quang thuở các Vua Hùng.
- Từng soi bóng “kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.”
- “Nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa.”
- Sông Hương chứng kiến thời đại mới với cách mạng tháng Tám năm 1945 và những chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này.
Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
4. T×nh c¶m cña HPNT víi s«ng H­¬ng:
T¸c gi¶ ®· soi s¸ng vÎ ®Ñp h×nh t­îng dßng s«ng H­¬ng b»ng t©m hån m×nh vµ b»ng t×nh yªu tha thiÕt ®èi víi quª h­¬ng xø së, khiÕn nã trë nªn lung linh, ®a d¹ng nh­ ®êi sèng t©m hån con ng­êi.
* Ai đã đặt tên cho dòng sông ?
“Dòng sông ai đã đặt tên ?
Để người đi nhớ Huế không quên?”





Kết thúc bài kí bằng cách lí giải về cái tên của dòng sông – sông thơm. Với tiêu đề ấy, nhằm lưu ý người đọc không chỉ cái tên đẹp đẽ của dòng sông mà còn gợi niềm biết ơn đối với những người đã khai phá vùng đất ấy.
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
5.Nghệ thuật:
§iÓm nh×n trÇn thuËt: BiÕn ®æi linh ho¹t:
+ Ph­¬ng diÖn thêi gian
+ Ph­¬ng diÖn kh«ng gian
+ Ph­¬ng diÖn kÕt cÊu
- Giäng ®iÖu tr÷ t×nh giµu chÊt suy t­ëng vµ chÊt triÕt luËn.
- Sö dông nhiÒu biÖn ph¸p nghÖ thuËt víi nh÷ng h×nh ¶nh ®Æc s¾c, giµu chÊt héi ho¹, nh¹c vµ th¬:
+Ngoài so sánh, trí tưởng tượng của tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, lối văn thuyết minh có cảm xúc như một kiểu đòn bẩy nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm.



- Nét đặc sắc của văn phong ông còn thể hiện ở tình yêu say đắm, niềm tự hào tha thiết với quê hương xứ sở, với đối tượng miêu tả, khiến dòng sông trở nên lung linh huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- Đặc biệt với sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân, người viết đã làm nên thành công cho bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”.
III.KẾT LUẬN:
- Ghi nhớ sgk
Đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa , lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
VẺ ĐẸPSÔNG HƯƠNG
VẺ ĐẸP SÔNG HƯƠNG-HUẾ
LĂNG GIA LONG
LĂNG MINH MẠNG
VẺ ĐẸP SÔNG HƯƠNG
CHÙA THIÊN MỤ
ĐỒI VỌNG CẢNH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Ngọc Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)