Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Chia sẻ bởi Vương Thị Vân Anh | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

( 1937) tại Huế
- Quê gốc ở Quảng Trị, sống, học tập, làm việc tại Huế nên tình cảm, tâm hồn thấm đẫm nền văn hóa của mảnh đất này.
- Bản thân:
+ Là nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng.
+Am hiểu trên nhiều lĩnh vực
* Tác phẩm chính:
SGK
* Phong cách nghệ thuật:
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình
- Nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều
- Hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa
Viết tại Huế, ngày 4-1-1981 in trong tập sách cùng tên

Bút kí- tùy bút:
Là thể loại ghi chép các sự kiện, qua đó ghi lại cảm xúc suy nghĩ của tác giả.
Thuộc phần đầu của tác phẩm
Phần 1: Từ đầu đến “nỗi lòng”: Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương
Phần 2,3: Từ “hình như” đến hết: Phương diện lịch sử, văn hóa của dòng sông
3 phần
Dãy Trường Sơn
Ngã ba Tuần
Điện Hòn Chén
Nguyệt Biều,
Lương Quán
Chùa Thiên Mụ
Cồn Hến
Bao Vinh
Vĩ Dạ
THƯỢNG NGUỒN SÔNG HƯƠNG
* Khi qua dãy Trường Sơn hùng vĩ:
- Sông Hương là “bản trường ca của rừng già”:
+ Khi “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”
+ Lúc “mãnh liệt qua những ghềnh thác”
+ Khi “cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu”
+ Cũng có lúc “dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng”
- Từ ngữ: “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”,
“dịu dàng”
-> Các động từ, kết hợp với tính từ miêu tả dòng sông vừa mạnh mẽ dữ dội, vừa dịu dàng say đắm
- Sông Hương được so sánh: “như một cô gái di -gan phóng khoáng và man dại”
-> Vẻ đẹp man dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông.
- Sông Hương được nhân hóa: “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”
* Khi ra khỏi rừng già:
+ Đóng kín phần tâm hồn sâu thẳm ở cửa rừng.
+ “Mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
-> Vẻ đẹp đầy bí ẩn, sâu thẳm của dòng sông.
<-> Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp trẻ trung, mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.
CÁNH ĐỒNG CHÂU HÓA
- Sông Hương như: “người đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức”
-> Vẻ đẹp lãng mạn nhuốm màu cổ tích
- Sông Hương chuyển dòng, chuyển hướng liên tục:
+ “Dòng sông uốn mình theo những đường cong thật mềm”
+ “Vẽ một hình vòng cung thật tròn ôm lấy chân đồi Thiên Mụ”.
+ “Dòng sông mềm như một tấm lụa nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”.
-> Dòng sông mang vẻ đẹp mềm mại và tình tứ.
- Màu nước sông Hương:
“Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”-> biến đổi kì ảo theo từng thời điểm trong ngày”.
- Sông Hương mang vẻ đẹp “trầm mặc” như “triết lí cổ thi”
<-> Ở ngoại vi thành phố Huế: sông Hương mang vẻ đẹp mềm mại , thơ mộng, trầm mặc.
- “Sông Hương vui tươi hẳn lên” vì tìm được đường về, như được đến với điểm hẹn của tình yêu.
+ “Nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vành trăng non".
+ “Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói của tình yêu”.
- Nghệ thuật:
Nhân hoá, so sánh-> dòng sông có ánh mắt, giọng nói của người con gái Huế.
- Sông Hương mang “điệu Slow” tình cảm dành riêng cho Huế.
-> Đó là cách lí giải bằng trái tim.
Bằng bút pháp kể, tả, lối viết tài hoa trí tuệ, với vốn hiểu biết phong phú. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ nên vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên và thể hiện tình yêu mặn mà với sông Hương với Huế.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vương Thị Vân Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)