Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Minh Huệ | Ngày 09/05/2019 | 104

Chia sẻ tài liệu: Tuần 17. Ai đã đặt tên cho dòng sông? thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Hoàng Phủ Ngọc Tường
Ai đã đặt tên
cho dòng sông?
1. Tác giả:
- Sinh 1937 tại thành phố Huế
- Quê: Quảng Trị.
- Là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hoá Huế
- Là một trong những nhà văn chuyên về thể loại bút kí.
I. Tìm hiểu chung:
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Nét đặc sắc trong sáng tác: Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều của vốn kiến thức sâu rộng, lối viết hướng nội, say đắm, tài hoa.
Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ "Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu" (1971)
+ "Rất nhiều ánh lửa" (1979)
+ "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" (1986)
+ "Hoa trái quanh tôi" (1995)
+ "Ngọn núi ảo ảnh" (1999)…
- Viết tại Huế vào ngày 4 tháng 1 năm 1981.
- In trong tập sách cùng tên.
2. Tác phẩm:
Cầu Tràng Tiền trên sông Hương
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Đọc văn bản
Vị trí đoạn trích: Thuộc phần 1 + lời kết của toàn tp.
- Bố cục:
+ Phần 1: Từ đầu đến dưới chân núi Kim Phụng: Sông Hương từ bản trường ca của rừng già trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.
+ Phần 2: Phải nhiều thế kỉ đi qua đến quê hương xứ sở: Sông Hương chảy giữa lòng thành phố Huế - cố đô.
+ Phần 3 còn lại: Những suy ngẫm về Sông Hương trong lịch sử, thơ ca.
2. Tìm hiểu văn bản:
2. 1. hình tượng sông Hương
Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên
* Sông Hương ở thượng nguồn:
Có vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính:
+ Là bản trường ca của rừng già rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những vực bí ẩn có lúc nó lại trở nên dịu dàng và say đắm ...
+ Là cô gái Di gan phóng khoáng và man dại
+ Là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở.
-> Rừng già “hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” để ngày càng mạnh mẽ hơn, say đắm hơn .
* Sông Hương ở đồng bằng:
- Sông Hương thay đổi về tính cách: Sông hương như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
- Cảnh đẹp sông Hương như bức tranh có đường nét, hình khối: Chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như cuộc tìm kiếm có ý thức ... trôi giữa ... thành quách
Từ ngã ba Tuần ….qua điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản; lúc thì chuyển hướng sang Tây Bắc vòng qua bãi Nguyệt Biều, Lương Quán …đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế..
- Nước sông Hương đa màu, biến ảo: “Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
Chùa Thiên Mụ Phu Văn Lâu Đồi Vọng Cảnh
- Vẻ đẹp trầm mặc: Chảy dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh của các vua chúa triều Nguyễn
=> Đó là vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi.
* Sông Hương khi đi qua thành phố
- Sông Hương như tìm lại được chính mình: “vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”, “uốn một cánh cung rất nhẹ, mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói của tình yêu”
- Sông Hương nằm giữa lòng thành phố yêu quý của mình, tỏa nước đi khắp phố thị.
- Điệu chảy lặng lờ, đẹp như điệu Slow -> đầy ấn tượng.
- Màu sắc, ánh sáng : “trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy trôi ngập ngừng, vương vấn…
- Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
* Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả”.
- SH như người tình dịu dàng và thủy chung, được so ánh như " nàng Kiều trong đêm tình tự trở lại tìm Kim Trọng" để nói một lời thề trước lúc đi xa...
- "Lời thề ấy vang vọng… thành giọng hò dân gian". Đó là tấm lòng con người Huế mãi " mãi chung tình với quê hương xứ sở"
=> Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên như một cô gái Huế duyên dáng, kiều diễm, dịu dàng mà sâu sắc, đa tình mà kín đáo, lẳng lơ nhưng rất mực chung tình.
* Nghệ thuật: Với việc sử dụng phép so sánh kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ, vẻ đẹp của sông Hương được tác giả miêu tả một cách tinh tế, tài hoa, với nhiều góc độ, thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, của tác giả dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế và cho đất nước.
b. Vẻ đẹp sông Hương dưới góc độ văn hóa:
- Gắn với lễ hội đêm rằm tháng bảy “Trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh”
- Gắn với âm nhạc cổ điển và những đêm ca Huế trên sông.
Là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca: từ câu hò Đập Đá đến thơ Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan và Tố Hữu
=> Sông Hương là cội nguồn sáng tạo nghệ thuật, khơi gợi cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ, là biểu tượng cho cái đẹp.
c. Vẻ đẹp sông Hương dưới góc độ lịch sử:
- Trong “Dư địa chí’ của Nguyễn Trãi sông Hương được đạt tên Linh Giang, gắn với những cuộc chiến đấu oanh liệt của những thế kỷ trung đại.
- Thế kỉ XIX, nó "sống hết lịch sử bi tráng … với máu của những cuộc khởi nghĩa"
- Thế kỉ XVIII, nó "vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ"
- Thế kỷ XX: Đi vào thời đại của CMTT bằng những chiến công rung chuyển; Chứng kiến cuộc nổi dậy tổng tiến công tết Mậu Thân năm 1968.
=> SH gắn liền với lịch sử xứ Huế và dân tộc Việt Nam
* Tóm lại: Sông Hương là một hình tượng NT hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của thiên nhiên, VH, lịch sử và tâm hồn. Tác giả đã soi sáng vẻ đẹp hình tượng dòng sông Hương bằng tâm hồn mình và và bằng tình yêu tha thiết đối với quê hương xứ sở, khiến nó trở nên lung linh, đa dạng như đời sống tâm hồn con người .
2.2. Nhân vật tôi
- Cái tôi chính là cái cá tính, cái bản chất vốn có của mỗi người.
- Bài kí đã thể hiện rõ nét cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
+ Cái tôi uyên bác với vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về địa lí, lịch sử, văn hóa xứ Huế.
+ Cái tôi tinh tế trong quan sát, cảm nhận và miêu tả với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.
+ Cái tôi có tình yêu say đắm, gắn bó với quê hương xứ Huế, với sông Hương.
+ Cái tôi tài hoa với văn phong tao nhã, hướng nội, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu.
2.3. Nghệ thuật
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa
- Ngôn từ phong phú, gợi hình, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu
- Các biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hoá, so sánh được sử dụng một cách có hiệu quả...
- Cách lí giải tên gọi:
+ Có nhà thơ đến đây và hỏi đất, hỏi trời một câu hỏi không có lời đáp cụ thể "Ai đã đặt tên cho dòng sông?"
 Không hỏi nguồn gốc của địa danh mà muốn nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông
+ Mượn huyền thoại để lí giải  khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng và danh thơm muôn thuở.
Tổng kết
Ý nghĩa văn bản: Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông Hương, với xứ Huế thân thương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Minh Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)