Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Chia sẻ bởi Võ Minh Nhựt | Ngày 10/05/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả:
- Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960), nhà văn Thăng Long, Hà Nội.
- Xuất thân: trong một gia đình nhà nho.
- Là nhà văn yêu nước, tiến bộ trước CM, có ý thức về trách nhiệm của người nghệ sĩ trước đất nước, trước nền nghệ thuật của nước nhà.
Căn nhà quen thuộc của Nguyễn Huy Tưởng

Nguyễn Huy Tưởng thời thơ ấu
Nguyễn Huy Tưởng thời thơ ấu
Nguyễn Huy Tưởng cùng nhà văn Nguyễn Đình Thi
Nguyễn Huy Tưởng cùng các bạn văn thời kháng chiến chống Pháp - thứ hai từ trái sang
Nguyễn Huy Tưởng cùng các bạn văn thời kháng chiến chống Pháp - thứ hai từ phải sang
Nguyễn Huy Tưởng cùng các bạn văn thời kháng chiến chống Pháp – bìa bên phải
- Văn phong: trong sáng, giản dị, đôn hậu nhưng thâm trầm, sâu sắc.
- Các tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
Bút tích của Nguyễn Huy Tưởng
2. Vở kịch “ Vũ Như Tô”:
- Thể loại : bi kịch.
Cảnh trong vở kịch “Vũ Như Tô”
Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô
trong vở kịch “Vũ Như Tô”
+ Nhân vật chính: say mê khát vọng lớn lao, có khi sai lầm trong hành động, có kết thúc bi thảm nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tính nhân văn nơi mỗi con người.
+ Xung đột kịch: được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi khắc phục đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.
Đặc điểm:
2. Vở kịch “ Vũ Như Tô”:
- Thời điểm sáng tác: viết năm 1941.
- Nội dung: ghi lại những sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 ở thời Lê Tương Dực.
- Kết cấu ban đầu gồm 3 hồi (đăng trên tạp chí Tri Tân năm 1943 - 1944); sau đó tác giả sửa lại thành 5 hồi.
- Tóm tắt tác phẩm (SGK).
2. Vở kịch “ Vũ Như Tô”:
II. Đọc - hiểu văn bản:
Cần dựa vào các chỉ dẫn sân khấu để thể hiện giọng đọc cho phù hợp với tình huống kịch:
- Giọng Đan Thiềm lo lắng, hốt hoảng, cứng cỏi, đau đớn.
- Giọng Vũ Như Tô thì băn khoăn, da diết và cuối cùng là đau đớn tột độ.
- Giọng quân lính hỗn hào.
- Giọng cung nữ bợ đỡ, lẳng lơ…
1. Mâu thuẫn, xung đột trong đoạn trích:
a. Mâu thuẫn 1: Giữa nhân dân lao động khốn khổ và bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng.
II. Đọc - hiểu văn bản:
- Vốn có từ trước, trở nên căng thẳng, gay gắt khi vua Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để ăn chơi hưởng lạc.
Mục đích xây dựng xây dựng Cửu Trùng Đài để ăn chơi hưởng lạc
Vua Lê Tương Dực
- Nguyên liệu để xây dựng Cửu Trùng Đài: là tiền bạc, của cải mà vua bắt tăng thuế, bắt thợ giỏi, làm cho dân vất vả, đói khát, chết vì tai nạn, bệnh dịch.
- Dân: đói kém đã nổi lên, thợ định nổi loạn, Vũ Như Tô vẫn đốc công xây đài.
 Tương Dực không phải là ông yêu nước, thương dân, tất yếu dẫn đến “loạn” và “biến”.
- Kết quả :
+ Hôn quân bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, hoàng hậu nhảy vào lửa, đám cung nữ bị bắt bớ, nhục mạ…
+ Cửu Trùng Đài, hiện thân cho tham vọng ăn chơi của Lê Tương Dực, bị đốt thành tro.
 Mâu thuẫn đến hồi V đã lên đỉnh điểm và đã được giải quyết một cách dữ dội, bi thảm.
b. Mâu thuẫn 2 : Giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý và lợi ích thiết thực của nhân dân.
- Đối với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là cả phần xác và phần hồn, là tâm nguyện của cuộc đời mình  Vì nó, sẵn sàng chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa, bị thương vẫn tiếp tục chỉ đạo công việc, sẵn sàng trị tội những thợ bỏ trốn, hi sinh bản thân …
- Ngược lại, trong mắt dân chúng: Cửu Trùng Đài là hiện thân của sự ăn chơi xa xỉ, của tội ác
 Cha đẻ của nó – Vũ Như Tô - là kẻ thù của họ, cần phải bị trị tội. Họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài cháy, Vũ Như Tô ra pháp trường.
- Nguồn gốc của sự khác biệt:
+ Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, muốn hết mình phụng sự cái đẹp.
+ Ông không đứng về phía Lê Tương Dực, nhưng lại muốn mượn uy quyền, tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình.
+ Nhưng lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân.
 Kết thúc của vở kịch chỉ ra tính bi kịch, không thể điều hoà mâu thuẫn:
+ muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuật thì đi ngược lại quyền lợi nhân dân,
+ nếu xuất phát từ quyền lợi nhân dân thì không thể thực hiện ước mơ nghệ thuật.
2. Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô :
a. Nhân vật Vũ Như Tô :
+ Cái tài của ông được ngợi ca đến mức siêu phàm, “ngàn năm chưa dễ có một”, “có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”.
+ Qua lời của Đan Thiềm: “Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai để tô điểm nữa”, “đừng để phí tài trời”.
- Là một kiến trúc sư tài ba:
+ Giấc mộng bắt đầu khi ông quyết định xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, mượn tay bạo chúa để xây dựng một công trình tô điểm cho đời.
+ Càng sáng suốt trong sáng tạo, thiết kế, thi công , càng xa rời thực tế, càng ảo vọng.
- Nhưng vì quá khao khát đam mê, chìm đắm trong cái đẹp mà trở ông nên mơ mộng, ảo vọng:
+ “ Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông…”
 vẫn cho là “họ hiểu nhầm”, không nghĩ việc xây dựng Cửu Trùng Đài là tội ác đối với nhân dân.
+ Khi Đan Thiềm báo tin, bảo ông trốn đi: không nghe theo lời khuyên
 vẫn tin vào động cơ và việc là “chính đại quang minh của mình”
- Trong thời khắc biến loạn, vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài:
+ Tận mắt chứng kiến cảnh đốt phá, nghe tiếng quân reo tìm mình phanh thây
 ông vẫn cho là điều “vô lý”
+ Bị bắt dẫn về trình chủ tướng, ông vẫn hy vọng có thể thuyết phục được An Hầu Hoà
 “giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta”
- Trong thời khắc biến loạn, vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài:
 Có ý nghĩa thức tỉnh con người về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
+ “rú lên” kinh hoàng và tuyệt vọng “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!... Ôi mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài!”
+ Nỗi đau vỡ mộng hoá thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải
- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy: mới nhận ra sự thực về giấc mộng lớn đã tan tành.
b. Nhân vật Đan Thiềm :

- Là một cung nữ nhưng lại có “bệnh”: đam mê , trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô - một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp.
 Cả 2 lời khuyên đều “có ý nghĩa” duy nhất: muốn bảo vệ cái tài, cái đẹp, quên cả nguy hiểm bản thân để bảo vệ Vũ Như Tô.
- Là một người biết “biệt nhỡn liên tài”:
+ Khi Vũ Như Tô mới bị bắt: khuyên ông ở lại xây dựng Cửu Trùng Đài;
+ Nhưng khi có biến: lại tìm mọi cách thuyết phục ông trốn đi.
=> Là người không quá mơ mộng mà luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp, khác biệt với Vũ Như Tô.
- Tâm trạng khi nhận ra thất bại của giấc mộng Cửu Trùng Đài:
+ Đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô.
+ Có đến 20 lần thúc giục Vũ Như Tô: “ trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi”.
+ Vừa thúc giục vừa van xin khẩn thiết: “Ông nghe tôi ! …. Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời. Trốn đi !”
+ Đến khi “có trốn cũng không được nữa”, tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô.
+ Sẵn sàng lấy tính mạng mình để đánh đổi sự sống còn của Vũ Như Tô: “Đừng giết ông Cả. Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết”.
+ Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm: “Ông Cả! Đài lớn tanh tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”.
=> Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ không thành. Câu nói cuối cùng là lời vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt.
III. Tổng kết:
GHI NHỚ ( SGK)
IV. Luyện tập :
Lời tựa đề của tác phẩm “…Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” có ý nghĩa nói về mối quan hệ tương giao - đồng cảm của những người cùng yêu quý, trân trọng cái đẹp, cái tài giữa Vũ Như Tô – Đan Thiềm – Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Nhựt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)