Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Cẩm Hà | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

17/12/2009
Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
(Trích Vũ Như Tô)
NGUYỄN HUY TƯỞNG
GV: Nguyễn Thị Cẩm Hà
Trường THPT Cẩm Bình
17/12/2009
I. Tìm hiểu chung
1. Vài nét về tác giả
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)
Xuất thân trong một gia đình nhà nho, quê ở làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hoá văn nghệ do Đảng lãnh đạo từ rất sớm.
Thiên hướng khai thác đề tài lịch sử trong sáng tác.
Tác phẩm chính: các vở kịch Vũ Như Tô, Bắc Sơn; các tiểu thuyết Đêm hội Long Trì, Sống mãi với Thủ đô; Kí sự Cao Lạng....

17/12/2009
2. Tác phẩm Vũ Như Tô
b) Đề tài: viết về một sự kiện lịch sử xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517.
a) Quá trình sáng tác: (SGK)
17/12/2009
c) Tóm tắt cốt truyện:
Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc. Vốn là một nghệ sĩ chân chính, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối. Theo lời khuyên của Đan Thiềm, Vũ Như Tô đã chấp nhận và khởi công xây dựng. Nhưng công việc xây dựng kéo dài gây biết bao tai hoạ cho nhân dân. Lợi dụng tình hình rối ren ấy, Trịnh Duy Sản đã dấy binh nổi loạn giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị thiêu huỷ.
17/12/2009
d) Một số ý kiến đánh giá
“Bi kịch ngàn đời của nhân loại, cái Ðẹp cao cả và đẫm máu, đó là dư âm của Vũ Như Tô”. (Đỗ Đức Hiểu)
“Bi kịch khiến chúng ta lo lắng cho vận mệnh của những giá trị lớn của xã hội và con người. Vũ Như Tô là một tác phẩm như thế”. (Phạm Vĩnh Cư)
17/12/2009
- Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được; mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng.
- Nhân vật chính của bi kịch thường là những con người có những say mê khát vọng lớn lao; đồng thời đôi khi còn có cả những sai lầm trong hành động và suy nghĩ. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi con người.
3. Thể loại bi kịch
17/12/2009
4. Văn bản
a) Vị trí đoạn trích: thuộc hồi V – hồi kết thúc của vở kịch, cảnh diễn ra trong cung cấm.
17/12/2009
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Trích Vũ Như Tô
17/12/2009
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Trích Vũ Như Tô
17/12/2009
Trích Vũ Như Tô
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
17/12/2009
Biết tin có bạo loạn, Đan Thiềm hết lời khuyên giục Vũ Như Tô đi trốn. Nhưng ông không nghe vì tin mình “quang minh chính đại. Tình hình càng nguy kịch: vua bị giết, hoàng hậu, Đông các đại học sĩ tự vẫn. Đám cung nữ bị bắt. Đan Thiềm cũng bị bắt nhưng vẫn hết lời kêu xin Ngô Hạch tha cho Vũ Như Tô, vì “nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm”. Ngô Hạch sai quân lính trói Vũ Như Tô. Đến lúc này Vũ Như Tô vẫn hi vọng An Hoà Hầu sẽ cởi trói để ông xây nốt Cửu Trùng Đài. Khi quân khởi loạn đốt phá Cửu Trùng Đài thì Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Ông trơ trọi đau đớn vĩnh biệt Cửu Trùng Đài rồi bình thản đi ra pháp trường.
b) Tóm tắt:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Cẩm Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)