Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Chia sẻ bởi Huỳnh Đức Duy | Ngày 10/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

Tiết 61- 62- 63 đọc văn

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích “Vũ Như Tô”)
Nguyễn Huy Tưởng
A. GIỚI THIỆU:
I. Tác giả: (SGK)
II. Tác phẩm “ Vũ Như Tô”
1. Hoàn cảnh sáng tác:(SGK)
2. Thể loại: kịch (bi kịch lịch sử)
3. Tóm tắt tác phẩm: (SGK)
III. Đoạn trích:
1. Vị trí: hồi V (một cung cấm)
2. Tóm tắt: (SGK)
B. Đọc hiểu:
I. Các mâu thuẫn cơ bản:
1. Mâu thuẫn giữa cuộc sống xa hoa, trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sông cơ cực của nhân dân lao động:
Mâu thuẫn có từ trước và ngày càng căng thẳng khi Lê Tương Dực bắt VNT xây dựng Cửu Trùng Đài.
Sưu thuế, tróc nã, hành hạ người chống đối .
-> Dân cùng nước kiệt.
- Đến hồi V, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và giải quyết : Trịnh Duy Sản nổi loạn giết Lê Tương Dực,VNT, Đan Thiềm, thiêu hủy Cửu Trùng Đài. (Mâu thuẫn được giải quyết dứt khoát: Lê Tương Dực bị giết)
2. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân :
VNT muốn thực hiện lí tưởng thì đi ngược lại với quyền lợi của nhân dân.
Xuất phát từ lợi ích của nhân dân thì không thể thực được ước mơ.
> Tấn bi kịch không có lối thoát của thiên tài VNT.(Mâu thuẫn không được giải quyết dứt khoát,đến lúc chết VNT vẫn không nhận ra sai lầm của mình)
=> Hai mâu thuẫn có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau.
II. Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm:
1.Nhân vật Vũ Như Tô:
Một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho niềm say mê, khát khao sáng tạo cái đẹp.
Một nghệ sĩ có nhân cáh lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao cả, muốn khẳng định tài năng, làm đẹp cho đời và đặt lầm chỗ ,lầm thời, xa rời thực tế nên phải trả giá bằng sinh mạng.
Ông là nhân vật bi kịch bởi ông không nghĩ xây dựng Cửu Trùng Đài bị xem là tội ác. Ông không trốn khi có loạn xảy ra mà vẫn cho rằng mình “quang minh chính đại”.
Ông đau đớn kinh hoàng khi bị bắt ,Cửu Trùng Đài bị đốt phá => nỗi đau bi tráng, mang âm hưởng chủ đạo của đoạn trích.
2. Nhân vật Đan Thiềm:
Là người đam mê cái tài, cái đẹp.
Khích lệ VNT xây dựng Cửu Trùng Đài.
-> Tri âm tri kỉ của VNT.
Tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp: ước vọng xây đài lớn không thành, bảo vệ VNT, khuyên VNT chạy trốn, sẵn sàng đổi mạng sống cho VNT.
Đau đớn khi biết không cứu nỗi VNT.
=> Người sáng tạo, người nghệ sĩ và người tri âm đều có thể chết, sẵn sàng chết vì người tri âm .
III. Nghệ thuật:
Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
Dùng ngôn ngữ, hành đông của nhân vật để khắc họa tính cách , miêu tả tâm trạng , đẩy xung đột lịch đến cao trào.
C. Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK)
D. Luyện tập:


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Đức Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)