Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Vân Oanh | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ HỘI GIẢNG
Trích “Vũ Như Tô”
Nguyễn Huy Tưởng
NGUYỄN HUY TƯỞNG
I. TÌM HIỂU CHUNG :
1. Tác giả Nguyễn Huy Tưởng
(1912 – 1960)
- Xuất thân: gia đình nhà nho
Có thiên hướng về đề tài lịch sử
- Thành công ở hai thể loại: tiểu thuyết và kịch
2. Kịch “ Vũ Như Tô”:
- Thể loại:
Bi kịch lịch sử, gồm 5 hồi
Kể tên những tác phẩm kịch mà
em đã học.Các vở kịch đó thuộc
thể loại nào?
* HỒI THỨ NHẤT – MỘT CUNG CẤM CỦA VUA LÊ
Lê Tương Dực muốn xây Cửu Trùng Đài để hưởng lạc, thỏa mãn cuộc sống xa hoa, cho tìm thợ giỏi trong nước để xây đài
Vũ Như Tô, người nghệ sĩ tài hoa “ngàn năm chưa dễ có” bị bắt về xây đài. Không muốn tiếp tay cho hôn quân ăn chơi hưởng lạc, Vũ Như Tô mang theo gia đình bỏ trốn nhưng bị bắt lại, đóng cũi giải về kinh.
Đan Thiềm, người cung nữ tài sắc nhưng không được lòng vua, đã khuyên Vũ Như Tô bỏ qua “cái tiểu tiết” mà xây đài, làm cho “đất Thăng Long thành nơi kinh kì lộng lẫy nhất trần gian”. Vũ Như Tô chấp thuận.
HỒI THỨ HAI – MỘT CUNG ĐIỆN MÀ VUA DÀNH RIÊNG CHO VŨ NHƯ TÔ
Vợ của Vũ Như Tô là Thị Nhiên ra thăm chồng
Cuộc trò chuyện giữa Vũ Như Tô và những người thợ xây đài.
Quận công Trịnh Duy Sản dâng sớ nhờ Đông các đại học sĩ Nguyễn Vũ ngăn việc xây Cửu Trùng Đài vì lo “xây Cửu Trùng Đài thì loạn mất”, Vũ Như Tô lo lắng không được tiếp tục xây đài.
Vũ Như Tô gặp Đan Thiềm, được khích lệ, động viên tiếp tục xây đài.
HỒI THỨ BA – NỬA NĂM SAU
Cửu Trùng Đài đã xây xong một phần, kiến trúc hết sức tinh xảo, khéo léo, Lê Tương Dực rất vừa ý với công trình này.
Một người thợ bỏ trốn, bị Vũ Như Tô cho lính mang ra chém. Giữa những người thợ xây đài và Vũ Như Tô bắt đầu có những mâu thuẫn. Phần đông thợ thầy nản lòng, không muốn tiếp tục xây đài.
Trịnh Duy Sản ngăn vua xây đài, xin “đuổi lũ cung nữ, chém Vũ Như Tô”. Lê Tương Dực nổi giận đòi chém quận công, thứ phi Kim Phượng xin tha cho Duy Sản.
Vũ Như Tô, Đan Thiềm cùng ngắm nhìn Cửu Trùng Đài, mơ ước về ngày hoàn thành Cửu Trùng Đài.
HỒI THỨ TƯ – BỐN THÁNG SAU
- Thị Nhiên lại ra thăm chồng. Vũ Như Tô đưa vợ đi xem một phần Cửu Trùng Đài đã hoàn thành.
- Những người thợ xây đài trò chuyện với nhau, Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch tính chuyện sách động đám thợ cùng khởi loạn
- Hoàng hậu sai Lê Trung Mại giết Đan Thiềm để trút giận. Phó Cõi – một người thợ - cứu sống Đan Thiềm và cho bà hay về việc nguyên quận công khởi loạn. Đan Thiềm đi tìm Vũ Như Tô báo tin.
HỒI THỨ NĂM – MỘT CUNG CẤM
- Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô đi trốn để tránh quân khởi loạn. Vũ Như Tô nhất định không đi, vì nghĩ mình không lỗi lầm gì và cũng vì không muốn rời Cửu Trùng Đài
- Đan Thiềm bị bắt nhưng vẫn hết lời xin Ngô Hạch tha cho Vũ Như Tô, thậm chí xin chết thay cho ông nhưng không được. Cuối cùng Đan Thiềm đành nói lời vĩnh biệt cùng Vũ Như Tô.
- Quân khởi loạn đến nơi, bắt giết Đan Thiềm, thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô đau đớn tuyệt vọng ra pháp trường, bình thản chịu chết cùng nghệ thuật của mình
- Nội dung:
Viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
1.Ý nghĩa biểu tượng Cửu Trùng Đài :
- Một công trình kiến trúc kỳ vỹ, tuyệt tác
- Hiện thân cho cái đẹp xa hoa
 Cửu Trùng Đài :
“Mộng lớn” của Vũ Như Tô
 Niềm kiêu hãnh nước nhà của Đan Thiềm
Quyền lực,ăn chơi của Lê Tương Dực
Món nợ mồ hôi,xương máu của nhân dân
2. Mâu thuẫn kịch:
MÂU THUẪN
XÃ HỘI
NGHỆ THUẬT
VUA QUAN
NHÂN DÂN
NGHỆ THUẬT THUẦN TÚY
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG
3. Nhân vật Đan Thiềm :
a. Một người say mê cái tài :
- Lúc đầu: Động viên, khích lệ Vũ Như Tô xây đài
Say mê cái tài, cái đẹp.
- Về sau: ● Khuyên Vũ Như Tô chạy trốn
● Xin chết thay Vũ Như Tô
Trân trọng, bảo vệ người có tài
Bệnh “Đan Thiềm”
Vì sao Đan Thiềm muốn Vũ Như Tô xây đài?
b. Một trái tim biết tỉnh mộng :

- Đài lớn tan tành
Xin cùng ông vĩnh biệt
Lời vĩnh biệt tất cả :Vĩnh biệt Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài, “mộng lớn” trong máu và nước mắt

Tỉnh táo, biết thức thời
 Người đồng tâm đồng điệu, mê đắm cái tài, nhạy cảm với bi kịch của người tài.
Em hiểu thế nào về câu:
“Xin cùng ông vĩnh biệt” của Đan Thiềm ?

4. Nhân vật Vũ Như Tô :
a. Một nghệ sĩ thiên tài :
Thiên tài “ngàn năm chưa dễ có”
Có thể “ sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”, “không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
 Kiến trúc sư thiên tài


Tại sao Lê Tương Dực chọn
Vũ Như Tô xây đài?

THẢO LUẬN VÀ ĐỐI THOẠI:
Thời gian: 3 phút
Nhập vai các nhân vật trong vở kịch và đối thoại với nhau
Nhóm 1: VŨ NHƯ TÔ
Nhóm 2: QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
- Hoài bão:
Xây Cửu Trùng Đài
Thực tế xây dựng
- Tô điểm đất nước

- Hao hụt ngân khố
- Một toà đài hoa lệ - kỳ công muôn thuở
- Thách những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công

- Nhân dân lầm than, oán hận
- Hao tổn nhân tài, vật lực, nhiều mất mát, hi sinh
 Cái đẹp siêu đẳng, cao cả
 Cái giá phải trả
Em có nhận xét gì
về khát vọng xây
Cửu Trùng Đài
của Vũ Như Tô?
- Cuộc sống ly hương




 Khát khao,đam mê sáng tạo,say sưa trong “mộng lớn”, nhưng xa rời thực tế

b. Một tâm hồn bi kịch :
* Trước khi Cửu Trùng Đài bốc cháy:
- Tôi làm gì nên tội
Vô lí (lặp lại nhiều lần)
Băn khoăn đi tìm câu trả lời: Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai,công hay tội?
Đứng trên lập trường người nghệ sĩ, không quan tâm đến số phận con người và cuộc đời Bế tắc

ĐOẠN KẾT

- Sống với Cửu Trùng Đài
Chết với Cửu Trùng Đài
Không thể xa Cửu Trùng Đài
Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài


Cố chấp, ngây thơ, ảo vọng

 Hành động không hướng đến sự hòa giải mà thách thức, chấp nhận sự hủy diệt.

Liệt kê những câu nói của Vũ Như Tô
trước khi Cửu Trùng Đài bị thiêu hủy?
Những lời này cho thấy
nét tính cách gì của Vũ Như Tô?
- Ôi mộng lớn
Ôi Đan Thiềm
Ôi Cửu Trùng Đài
Tiếng kêu dồn dập, bi thiết, não nùng, khắc khoải

 Nỗi đau bi tráng  Âm hưởng chủ đạo.

* Khi Cửu Trùng Đài sắp bị thiêu hủy:
* Khi Cửu Trùng Đài đã bị thiêu hủy:
- Thôi thế là hết
Dẫn ta đến pháp trường
 Tiếng thở dài bất lực, chua chát, ngao ngán
 Bình thản chịu chết cùng nghệ thuật.

 Người nghệ sĩ tài ba, lãng mạn đến ngây thơ, đam mê cái đẹp, khát khao sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận bị huỷ diệt cùng cái đẹp
Tại sao Vũ Như Tô chết?
Cái chết ấy có ý nghĩa như thế nào
đối với nhân dân và bản thân Vũ Như Tô?
MÂU THUẪN
XÃ HỘI
NGHỆ THUẬT
VUA QUAN
NHÂN DÂN
NGHỆ THUẬT THUẦN TÚY
HIỆN THỰC CUỘC SỐNG
Những mâu thuẫn nào
đã được giải quyết triệt để,
mâu thuẫn nào
giải quyết chưa triệt để?
Thông qua cách giải quyết mâu thuẫn kịch,
tác giả đã bộc lộ thái độ gì đối với nhân vật

5. Thái độ của tác giả :
- Trân trọng cái tài
- Khâm phục hoài bão lớn
- Cảm thông với bi kịch Vũ Như Tô
- Không ngợi ca một chiều, có chỗ không đồng tình với nhân vật
THỬ LÀM TÁC GIẢ
Viết lại đoạn kết của vở kịch. Giải thích vì sao em chọn cách kết thúc ấy?
Thời gian suy nghĩ: 3 phút

III. TỔNG KẾT :
1. Nghệ thuật:
Khai thác sáng tạo nguồn sử liệu phù hợp với yêu cầu của kịch
Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh
Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động
Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch

III. TỔNG KẾT :
2. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích thể hiện:
Quan niệm về cái đẹp
Mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân
Niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng phải chịu số phận đau thương.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THEO DÕI.
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ
DỒI DÀO SỨC KHỎE
VÀ THÀNH CÔNG TRONG
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Vân Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)