Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Chia sẻ bởi Kim Anh |
Ngày 10/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Nguyễn Huy Tưởng
Trích vờ kịch Vũ Như Tô
Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài
NGUYỄN HUY TƯỞNG
NGUYỄN HUY TƯỞNG
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
Nghệ thuật kịch
Nghệ thuật
kịch
Nghệ thuật
NGHỆ THUẬT KỊCH
Sự đa nghĩa
Ấn tượng đầu tiên về sự phức tạp, đa nghĩa nằm ngay ở lời đề tựa của tác phẩm: “Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.” Qua lời đề tựa ấy, ta nhận ra những băn khoăn thật sự của tác giả - một nhân cách nghệ sĩ đích thực, không bao giờ để cho chính mình được yên về những câu hỏi nghiêm túc về cuộc sống, về dân tộc, nhân dân, về thiên chức và số phận của người sáng tạo ra cái đẹp.
Sự đa nghĩa
Tính đa nghĩa, thâm trầm, giàu sắc thái triết mỹ của vở kịch liên quan nhiều đến các biểu tưởng mà tác giả đã dụng công tạo ra, hướng độc giả ít nhiều các suy tư về Tự do, Quyền lực, Sắc, Tài, Tình, Nhân dân, Cái Thiện, Cái Ác, Cái Đẹp,… Trong đó hình tượng đa nghĩa mang tính biểu tượng nghệ thuật cần phải nói đến là Cửu Trùng Đài.
Sự đa nghĩa
Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị, một kỳ quan bền vững, bất diệt là hiện thân của cái Đẹp “siêu đẳng”, cái Đẹp xa hoa. Ý nghĩa biểu tưởng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ.
Với Vũ Như Tô, CTĐ hiện thân cho “mộng lớn”.
Với Đan Thiềm, CTĐ hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà.
Với Lê Tương Dực, CTĐ là quyền lực và ăn chơi.
Với dân chúng, CTĐ là món nợ mồ hôi, xương máu,…
Sự đa nghĩa
Trước lúc vở kịch hạ màn còn toát ra một ý nghĩa khác: Cửu Trùng Đài là “mộng lớn” là biểu tưởng cho sự bền vững trường tồn.
Nhưng cái Đẹp và sự tồn tại của nó hóa ra lại chỉ ngắn ngủi và mong manh như một giấc chiêm bao!
Biểu tượng nghệ thuật trở nên lung linh, lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa.
Sự đa nghĩa
Những lời thoại trong Vũ Như Tô lấp lánh nhiều lớp nghĩa, không đơn giản, xuôi chiều. Hoặc thể hiện ở cái kết mở. Vở kịch khép lại bằng những suy ngẫm mở ra đến không cùng cho người đọc, người xem:
“Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Tháp người Hời nguyên là giống Angkor! Mải vật lộn, quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi ?”...
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp cao khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động, xung đột kịch thành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó
Đoạn kịch có kết cấu như một vở kịch : có thắt nút (mâu thuẫn), xung đột, cao trào và mở nút. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào, giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch
NGÔN NGỮ
NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Đan Thiềm là một cung nữ nhưng lại có “bệnh” đam mê , trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô - một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp. Bà không quản ngại những điều thị phi, quên cả nguy hiểm của bản thân để bảo vệ Vũ Như Tô, bảo vệ cái tài, cái đẹp ( “khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết”).
Đan Thiềm là một người không mơ mộng mà tỉnh táo, thức thời, hiểu đời, hiểu người. Và khi nhận ra thất bại của giấc mộng Cửu Trùng Đài, nàng đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô:
có đến 20 lần nàng thúc giục Vũ Như Tô: “ trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi”;
lời thúc giục vừa van xin, vừa khẩn thiết, quyết liệt: “ Ông nghe tôi ! …. Ông đừng mơ mộng nữa, dân chúng nông nổi dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông. Tránh đi! Trốn đi! Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời...”.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Càng sáng suốt trong sáng tạo, thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài, VNT càng xa rời thực tế, càng ảo vọng. Trong thời khắc biến loạn dữ dội, ông vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài.
“ Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông…”, ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm”, “Tôi làm gì nên tội?”;
tận mắt chứng kiến cảnh đốt phá, nghe tiếng quân reo tìm mình phanh thây, ông vẫn cho là điều “vô lý”.
Trông coi việc xây Cửu Trùng Đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng.
Mục đích NT mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến NT mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống.
Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói.
“Tôi quyết ở đây”: Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn
Đây chính là phần thắt nút của đoạn kịch.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu Trùng Đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, biểu hiện của sự ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân.
Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Nhân dân chỉ có thể chấp nhận điều Thiện vì nó nuôi họ sống, đảm bảo cho sự tồn tại của họ. Vì thế Vũ Như Tô nhất định phải chết, Cửu Trùng Đài nhất định phải ra tro.
Nhân dân không cần Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài không nuôi họ sống được.
Nhân vật Thị Nhiên đã nói rõ cái ước mơ rất giản dị của dân chúng “Tôi cứ trông thấy lũ con, thấy con lợn, đàn gà là đủ vui rồi, chả cần gì cả. Quạt thóc băm bèo là đủ hú hí mẹ con.”
Và nàng còn hồn nhiên: “Cứ làm vừa vừa có được không ? To bằng cái đình làng ta đã đẹp chán”.
Nhưng VNT không phải là một anh dân quê chất phác. Vũ là con người “ngàn năm chưa dễ có một”; “là người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ vườn hoa lộng lẫy như Bồng Lai....”, cho nên công trình của người nghệ sĩ ấy phải là tuyệt đỉnh cái đẹp, phải xứng với tầm vóc con người ấy “phải đúng 100 nóc, hình trăm rồng tranh ngọc...”
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa Vũ Như Tô và những người nổi dậy. ĐT và VNT là hai người tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả CTĐ, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Đan Thiềm sẵn sàng lấy tính mạng của mình để đánh đổi sự sống còn của Vũ Như Tô
“Đừng giết ông Cả. Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết”;
đến khi “có trốn cũng không được nữa”, Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô.
Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm: “Ông Cả! Đài lớn tanh tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”. Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ không thành.
Câu nói cuối cùng của Đan Thiềm là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài – vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt.
Có thể nói, trong văn học Việt Nam, lần đầu tiên có một nhân vật phụ nữ độc đáo, vừa có sự am hiểu say mê nghệ thuật, vừa có khao khát mang cái đẹp “tô điểm” cho cuộc đời như vậy.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung.
Bị bắt dẫn về trình chủ tướng, ông hy vọng có thể “phân trần”, “giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta”.
“Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ...” ngay cả đến lúc này, Vũ Như Tô vẫn còn mơ mộng “... đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai...”
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Sự thất bại của VNT đã nói lên một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại.
Đồng thời, thái độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính NHT về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc.
Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trình kiến trúc này.
Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cuối vở kịch người ta không chỉ nguyền rủa tác giả Cửu Trùng Đài mà còn đốt phá Cửu Trùng Đài và trừng phạt tác giả của nó: đỉnh điểm của xung đột. Thậm chí người dân không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực mà chỉ chăm chăm truy diệt phanh thây Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Cái chết của họ bằng một cách nào đó đã cho người đọc người xem thấu hiểu được giá trị của cái đẹp và cuộc tranh đấu giữa những giá trị trong cuộc đời phù du.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Như vậy diễn biến tâm trạng của hai nhân vật ở hồi cuối này góp phần thể hiện tính cách bi kịch ở mỗi người cũng như những gì được xem là “đồng bệnh”, “tri âm” ở họ, đồng thời qua đó, góp phần khơi sâu hơn chủ đề của tác phẩm.
Chỉ đến khi Cửu Trùng Đài bị cháy. VNT mới nhận ra sự thực về giấc mộng lớn đã tan tành: “rú lên” kinh hoàng và tuyệt vọng “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!... Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”.
Nỗi đau vỡ mộng hoá thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải, tuyệt vọng: “Thôi thế là hết.”
Hành trình đời ông là hành trình từ con người tới... công cụ - công cụ của chính niềm đam mê của mình.
Và phải chăng trong tiếng rú ấy hẳn có chứa đựng niềm thoảng thốt của chính tác giả?!
Mâu thuẫn kịch
Vở kịch Vũ Như Tô đề cập đến 2 mâu thuẫn chính:
Mâu thuẫn thứ nhất: mâu thuẫn giữa bọn vua chúa quan lại tham tàn sống xa hoa, hưởng lạc với nhân dân lao động lầm than, cực khổ.
Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa khát vọng hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết thực của quần chúng nhân dân.
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Không khí, nhịp điệu
Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào.
Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai.
Không khí, nhịp điệu
Nhịp điệu được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói – hành động
qua khẩu khí, nhịp điệu, sắc thái lời nói – hành động của ĐT – VNT đối đáp với nhau và với phe đối nghịch
qua lời nói hành động của những người khác trong vai trò đưa tin, nhịp điệu “ra”, “vào” của các nhân vật đầu và cuối mỗi lớp - các lớp đều ngắn, chỉ dăm ba lượt thoại nhỏ
những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội từ hậu trường phản ánh cục diện, tình hình nguy cập, điên đảo trong các lời chú thích nghệ thuật hàm súc của tác giả
Không khí, nhịp điệu
Với một ngôn ngữ có tính tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ…) và tính hành động rất cao như vậy, ta dễ dàng hình dung cả một không gian bạo lực kinh hoàng trong một nhịp điệu chóng mặt:
Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết chết
Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại)
Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu)
Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ ngay tại chỗ
Vũ Như Tô ra pháp trường
tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc, máu,…
tất cả hừng hực như trên một cái chảo dầu sôi lửa bỏng khổng lồ
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Sử liệu
Bi kịch lịch sử dựa trên các sử liệu: sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử khai thác vận dụng các sử liệu ấy phù hợp với yêu cầu của bi kịch. Cái lõi lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài cho Lê Tương Dực (theo như sách Đại Việt sử kí và Việt sử thông giám cương mục ghi lại). Đài xây dang dở, người thợ tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc
Ử
S
L
I
Ệ
U
Ử
S
L
I
Ệ
U
SỬ LIỆU
Sử liệu
Ở đây, để góp phần làm nên cái khung cảnh và không khí bi tráng của lịch sử, tác giả đã đặt hành động kịch vào trong “một cung cấm”, nhiều nhân vật kịch là những nhân vật lịch sử. Nhiều tên đất tên người gắn với triều Lê… Đúng như lời chú thích sân khấu của tác giả: Sự việc trong vở kịch xảy ra ở Thăng Long trong khoảng thời gian từ năm 1516 đến năm 1517, dưới triều Lê Tương Dực
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Thái độ của tác giả
Trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão của VNT, tuy nhiên không thể là ngợi ca một chiều. Ông nhận ra VNT chỉ là người tài chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp VNT tạo ra là tuyệt mĩ chứ không tuyệt thiện. Chân lí thuộc về VNT một nửa còn một nửa thuộc về đời sống dân chúng
Thương cảm cho bi kịch của người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình
Chủ đề
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...
Phổ thông năng khiếu
Nguyễn Nam Sơn
Trích vờ kịch Vũ Như Tô
Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài
NGUYỄN HUY TƯỞNG
NGUYỄN HUY TƯỞNG
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
Nghệ thuật kịch
Nghệ thuật
kịch
Nghệ thuật
NGHỆ THUẬT KỊCH
Sự đa nghĩa
Ấn tượng đầu tiên về sự phức tạp, đa nghĩa nằm ngay ở lời đề tựa của tác phẩm: “Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.” Qua lời đề tựa ấy, ta nhận ra những băn khoăn thật sự của tác giả - một nhân cách nghệ sĩ đích thực, không bao giờ để cho chính mình được yên về những câu hỏi nghiêm túc về cuộc sống, về dân tộc, nhân dân, về thiên chức và số phận của người sáng tạo ra cái đẹp.
Sự đa nghĩa
Tính đa nghĩa, thâm trầm, giàu sắc thái triết mỹ của vở kịch liên quan nhiều đến các biểu tưởng mà tác giả đã dụng công tạo ra, hướng độc giả ít nhiều các suy tư về Tự do, Quyền lực, Sắc, Tài, Tình, Nhân dân, Cái Thiện, Cái Ác, Cái Đẹp,… Trong đó hình tượng đa nghĩa mang tính biểu tượng nghệ thuật cần phải nói đến là Cửu Trùng Đài.
Sự đa nghĩa
Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị, một kỳ quan bền vững, bất diệt là hiện thân của cái Đẹp “siêu đẳng”, cái Đẹp xa hoa. Ý nghĩa biểu tưởng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ.
Với Vũ Như Tô, CTĐ hiện thân cho “mộng lớn”.
Với Đan Thiềm, CTĐ hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà.
Với Lê Tương Dực, CTĐ là quyền lực và ăn chơi.
Với dân chúng, CTĐ là món nợ mồ hôi, xương máu,…
Sự đa nghĩa
Trước lúc vở kịch hạ màn còn toát ra một ý nghĩa khác: Cửu Trùng Đài là “mộng lớn” là biểu tưởng cho sự bền vững trường tồn.
Nhưng cái Đẹp và sự tồn tại của nó hóa ra lại chỉ ngắn ngủi và mong manh như một giấc chiêm bao!
Biểu tượng nghệ thuật trở nên lung linh, lấp lánh nhiều tầng ý nghĩa.
Sự đa nghĩa
Những lời thoại trong Vũ Như Tô lấp lánh nhiều lớp nghĩa, không đơn giản, xuôi chiều. Hoặc thể hiện ở cái kết mở. Vở kịch khép lại bằng những suy ngẫm mở ra đến không cùng cho người đọc, người xem:
“Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? Tháp người Hời nguyên là giống Angkor! Mải vật lộn, quên cả đài cao mộng lớn. Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi ?”...
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp cao khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động, xung đột kịch thành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó
Đoạn kịch có kết cấu như một vở kịch : có thắt nút (mâu thuẫn), xung đột, cao trào và mở nút. Với cả vở kịch, đoạn trích này là phần cao trào, giải quyết mâu thuẫn lớn nhất của cả vở kịch
NGÔN NGỮ
NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ chú ý đến nghệ thuật.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Đan Thiềm là một cung nữ nhưng lại có “bệnh” đam mê , trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô - một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp. Bà không quản ngại những điều thị phi, quên cả nguy hiểm của bản thân để bảo vệ Vũ Như Tô, bảo vệ cái tài, cái đẹp ( “khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết”).
Đan Thiềm là một người không mơ mộng mà tỉnh táo, thức thời, hiểu đời, hiểu người. Và khi nhận ra thất bại của giấc mộng Cửu Trùng Đài, nàng đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô:
có đến 20 lần nàng thúc giục Vũ Như Tô: “ trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi”;
lời thúc giục vừa van xin, vừa khẩn thiết, quyết liệt: “ Ông nghe tôi ! …. Ông đừng mơ mộng nữa, dân chúng nông nổi dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông. Tránh đi! Trốn đi! Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời...”.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Càng sáng suốt trong sáng tạo, thiết kế, thi công Cửu Trùng Đài, VNT càng xa rời thực tế, càng ảo vọng. Trong thời khắc biến loạn dữ dội, ông vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ Cửu Trùng Đài.
“ Ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông…”, ông vẫn cho là “họ hiểu nhầm”, “Tôi làm gì nên tội?”;
tận mắt chứng kiến cảnh đốt phá, nghe tiếng quân reo tìm mình phanh thây, ông vẫn cho là điều “vô lý”.
Trông coi việc xây Cửu Trùng Đài mà ông không biết rằng tác phẩm nghệ thuật của ông đã gây ra bao nhiêu lầm than cực khổ cho dân chúng.
Mục đích NT mâu thuẫn với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông lại không nhận ra. Ông là người nghệ sĩ quá quan tâm đến NT mà quên đi quan hệ của nghệ thuật với đời sống.
Vì thế ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói.
“Tôi quyết ở đây”: Vũ Như Tô thà chết với Cửu Trùng Đài chứ không chịu chạy trốn
Đây chính là phần thắt nút của đoạn kịch.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Với họ, Cửu Trùng Đài đơn giản là nguyên nhân gây nên lầm than cực khổ, biểu hiện của sự ăn chơi sa đoạ của tên hôn quân.
Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
Nhân dân chỉ có thể chấp nhận điều Thiện vì nó nuôi họ sống, đảm bảo cho sự tồn tại của họ. Vì thế Vũ Như Tô nhất định phải chết, Cửu Trùng Đài nhất định phải ra tro.
Nhân dân không cần Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài không nuôi họ sống được.
Nhân vật Thị Nhiên đã nói rõ cái ước mơ rất giản dị của dân chúng “Tôi cứ trông thấy lũ con, thấy con lợn, đàn gà là đủ vui rồi, chả cần gì cả. Quạt thóc băm bèo là đủ hú hí mẹ con.”
Và nàng còn hồn nhiên: “Cứ làm vừa vừa có được không ? To bằng cái đình làng ta đã đẹp chán”.
Nhưng VNT không phải là một anh dân quê chất phác. Vũ là con người “ngàn năm chưa dễ có một”; “là người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ vườn hoa lộng lẫy như Bồng Lai....”, cho nên công trình của người nghệ sĩ ấy phải là tuyệt đỉnh cái đẹp, phải xứng với tầm vóc con người ấy “phải đúng 100 nóc, hình trăm rồng tranh ngọc...”
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cao trào của hồi kịch được tập trung ở ba lớp kịch cuối cùng, đó là cuộc đối đầu giữa Vũ Như Tô và những người nổi dậy. ĐT và VNT là hai người tri âm, tri kỉ, cùng có một mục đích nghệ thuật tốt đẹp nhưng cuối cùng đều thất bại. Và cả CTĐ, tâm huyết của hai người cũng bị phá huỷ.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Đan Thiềm sẵn sàng lấy tính mạng của mình để đánh đổi sự sống còn của Vũ Như Tô
“Đừng giết ông Cả. Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời. Tha cho ông Cả. Tôi xin chịu chết”;
đến khi “có trốn cũng không được nữa”, Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô.
Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm: “Ông Cả! Đài lớn tanh tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”. Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ không thành.
Câu nói cuối cùng của Đan Thiềm là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài – vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt.
Có thể nói, trong văn học Việt Nam, lần đầu tiên có một nhân vật phụ nữ độc đáo, vừa có sự am hiểu say mê nghệ thuật, vừa có khao khát mang cái đẹp “tô điểm” cho cuộc đời như vậy.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ thể hiện cao trào của mâu thuẫn. Giữa họ không có tiếng nói chung.
Bị bắt dẫn về trình chủ tướng, ông hy vọng có thể “phân trần”, “giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta”.
“Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ...” ngay cả đến lúc này, Vũ Như Tô vẫn còn mơ mộng “... đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai...”
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Sự thất bại của VNT đã nói lên một điều rằng, khi nghệ thuật mâu thuẫn với cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại.
Đồng thời, thái độ của binh lính đối với Cửu Trùng Đài còn thể hiện những trăn trở của chính NHT về nghệ thuật, về văn hoá dân tộc. Không thể trách những người nổi dậy bởi hành động đập phá của họ. Hành động đó là tất yếu. Nhưng nó vẫn gợi sự xót xa, tiếc nuối cho người đọc.
Việc đốt Cửu Trùng Đài với đám binh sĩ chỉ là một hành động trả thù bởi với họ Cửu Trùng Đài là nguyên nhân của mọi nỗi khổ cực. Họ không hiểu gì về ý nghĩa lớn lao của công trình kiến trúc này.
Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là tất cả.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Cuối vở kịch người ta không chỉ nguyền rủa tác giả Cửu Trùng Đài mà còn đốt phá Cửu Trùng Đài và trừng phạt tác giả của nó: đỉnh điểm của xung đột. Thậm chí người dân không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực mà chỉ chăm chăm truy diệt phanh thây Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Cái chết của họ bằng một cách nào đó đã cho người đọc người xem thấu hiểu được giá trị của cái đẹp và cuộc tranh đấu giữa những giá trị trong cuộc đời phù du.
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Như vậy diễn biến tâm trạng của hai nhân vật ở hồi cuối này góp phần thể hiện tính cách bi kịch ở mỗi người cũng như những gì được xem là “đồng bệnh”, “tri âm” ở họ, đồng thời qua đó, góp phần khơi sâu hơn chủ đề của tác phẩm.
Chỉ đến khi Cửu Trùng Đài bị cháy. VNT mới nhận ra sự thực về giấc mộng lớn đã tan tành: “rú lên” kinh hoàng và tuyệt vọng “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!... Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”.
Nỗi đau vỡ mộng hoá thành tiếng kêu bi thiết, não nùng, khắc khoải, tuyệt vọng: “Thôi thế là hết.”
Hành trình đời ông là hành trình từ con người tới... công cụ - công cụ của chính niềm đam mê của mình.
Và phải chăng trong tiếng rú ấy hẳn có chứa đựng niềm thoảng thốt của chính tác giả?!
Mâu thuẫn kịch
Vở kịch Vũ Như Tô đề cập đến 2 mâu thuẫn chính:
Mâu thuẫn thứ nhất: mâu thuẫn giữa bọn vua chúa quan lại tham tàn sống xa hoa, hưởng lạc với nhân dân lao động lầm than, cực khổ.
Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa khát vọng hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết thực của quần chúng nhân dân.
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Không khí, nhịp điệu
Không khí, nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và dần đẩy xung đột kịch lên cao trào.
Cửu Trùng Đài và Vũ Như Tô là cái nút của mâu thuẫn. Xung đột đã được giải quyết bằng sự ra đi vĩnh viễn của cả hai.
Không khí, nhịp điệu
Nhịp điệu được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói – hành động
qua khẩu khí, nhịp điệu, sắc thái lời nói – hành động của ĐT – VNT đối đáp với nhau và với phe đối nghịch
qua lời nói hành động của những người khác trong vai trò đưa tin, nhịp điệu “ra”, “vào” của các nhân vật đầu và cuối mỗi lớp - các lớp đều ngắn, chỉ dăm ba lượt thoại nhỏ
những tiếng reo, tiếng thét, tiếng động dội từ hậu trường phản ánh cục diện, tình hình nguy cập, điên đảo trong các lời chú thích nghệ thuật hàm súc của tác giả
Không khí, nhịp điệu
Với một ngôn ngữ có tính tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ…) và tính hành động rất cao như vậy, ta dễ dàng hình dung cả một không gian bạo lực kinh hoàng trong một nhịp điệu chóng mặt:
Lê Tương Dực bị Ngô Hạch giết chết
Hoàng hậu nhảy vào lửa tự vẫn (qua lời kể của Lê Trung Mại)
Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu)
Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ ngay tại chỗ
Vũ Như Tô ra pháp trường
tiếng nhiếc móc, chửi rủa, la ó, than khóc, máu,…
tất cả hừng hực như trên một cái chảo dầu sôi lửa bỏng khổng lồ
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Sử liệu
Bi kịch lịch sử dựa trên các sử liệu: sự kiện, nhân vật lịch sử, bối cảnh lịch sử khai thác vận dụng các sử liệu ấy phù hợp với yêu cầu của bi kịch. Cái lõi lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu trùng đài cho Lê Tương Dực (theo như sách Đại Việt sử kí và Việt sử thông giám cương mục ghi lại). Đài xây dang dở, người thợ tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc
Ử
S
L
I
Ệ
U
Ử
S
L
I
Ệ
U
SỬ LIỆU
Sử liệu
Ở đây, để góp phần làm nên cái khung cảnh và không khí bi tráng của lịch sử, tác giả đã đặt hành động kịch vào trong “một cung cấm”, nhiều nhân vật kịch là những nhân vật lịch sử. Nhiều tên đất tên người gắn với triều Lê… Đúng như lời chú thích sân khấu của tác giả: Sự việc trong vở kịch xảy ra ở Thăng Long trong khoảng thời gian từ năm 1516 đến năm 1517, dưới triều Lê Tương Dực
Thái độ của tác giả
Sự đa nghĩa
Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao
Không khí, nhịp điệu
Sử liệu
NGHỆ THUẬT KỊCH
Thái độ của tác giả
Trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão của VNT, tuy nhiên không thể là ngợi ca một chiều. Ông nhận ra VNT chỉ là người tài chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp VNT tạo ra là tuyệt mĩ chứ không tuyệt thiện. Chân lí thuộc về VNT một nửa còn một nửa thuộc về đời sống dân chúng
Thương cảm cho bi kịch của người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình
Chủ đề
Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân,...
Phổ thông năng khiếu
Nguyễn Nam Sơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Kim Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)