Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Chia sẻ bởi Lý Thị Hường | Ngày 10/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô
của Nguyễn Huy Tưởng)
I./ Mục tiêu cần đạt ;
HS nắm được đặc điểm của kịch, một thể loại văn học phản ánh hiện thực thông qua những xung đột, hành động của nhân vật, theo một cốt truyện thống nhất, tập trung nhưng không đơn nhất, phức tạp, đầy những biến cố
Hiểu và phân tích được những xung đột kịch, tính cách diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích
Xác định được quan niệm đúng đắn về nghệ thuật và chỗ đứng của người nghệ sĩ
II./ Phương pháp và phương tiện :
1./ Phương pháp :Trao đổi, diễn giảng, nêu vấn đề , thảo luận nhóm
2./ Phương tiện :
GV : sử dụng SGK, giáo án, tài liệu tham khảo, chân dung tác giả - tác phẩm
HS : sử dụng SGK, bài soạn, phương tiện thảo luận nhóm
III./ Các bước lên lớp
1./ Ổ định
2./ Kiểm tra
2./ Bài mới
“Than ôi! Như Tô phải
hay những kẻ giết Như Tô phải?
Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”
(Lời tựa kịch Vũ Như Tô)
I./ Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn
1. Tác giả : Nguyễn Huy Tưởng
(1912 – 1960) -> trong một gia đình nhà nho
Quê: Bắc Ninh. Sớm tham gia hoạt động Cách mạng
- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử -> tiểu thuyết và kịch.
1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Phong cách : giản dị, trong sáng, thâm trầm sâu sắc.
2/ Tác phẩm chính :
- Kịch: Vũ Như Tô (1941)
- Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942)
- Kí: Kí sự Cao – Lạng (1951)
V.V .
3. Kịch : Vũ Như Tô

“Vũ Như Tô” : Bi kịch lịch sử có 5 hồi viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khỏang năm 1516 – 1517
- Tóm tắt tác phẩm ( xem SGK )
Kịch : là một loại hình tự sự có nhân vật, có cốt truyện, phát triển và kết thúc.
II/ Đọc – hiểu văn bản
1./ Vị trí :
- Thuộc hồi thứ V, có IX lớp kịch
- Mỗi lớp là một cảnh và được đánh dấu bằng những lời chỉ dẫn sân khấu ( các dòng chữ nhỏ, in nghiêng )
2. Mâu thuẩn của đoạn trích
Mâu thuẫn
Biểu hiện
Giải quyết
G/C nông dân > < G/c thống trị độc ác
Có từ trước
Xây Cửu trùng đài >< ngày càng căng thẳng.
Ở hồi 5 > <
Vua bị giết. Kim Phượng và các cung nữ bị nhục mạ, bắt bớ
>< được giải quyết triệt để.
Nghệ thuật
> < Quyền lợi của người dân
Vũ Như Tô muốn xây dựng một công trình để lại cho đời.
- Người dân lâm vào tình cảnh khốn khổ -> căm hận Vũ Như Tô
Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị giết. Cửu trùng đài bị thiêu hủy.
>< chưa được giải quyết triệt để.
“Than ôi! Như Tô phải
hay những kẻ giết Như Tô phải?
Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”
Vũ Như Tô
Nghệ sĩ
Công dân
=> Nghệ thuật phải gắn bó với nhân dân, vì dân nhân
3./ Diễn biến tính cách và tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm
Vũ Như Tô:
- Là một kiến trúc sư thiên tài, khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp.
- Có nhân cách , có lí tưởng nghệ thuật . Nhưng lại là lí tưởng tưởng nghệ thuật cao siêu, xa rời cuộc sống thực tại của người dân.
Vũ Như Tô không nhận ra được Cửu trừng đài xây trên mồ hôi, xương máu của nhân dân.
Diễn biến tâm trạng:
+ Vũ Như Tô không nghĩ việc mình xây Cửu trùng đài là có tội
+ Khi bị bắt, Cửu trùng đài bị phá thì đau đớn “Ôi.........Cửu trùng đài”. Tuy nhiên cuối cùng vẫn chưa nhận ra được sai lầm của mình.
=> Xây Cửu trùng đài xuất phát từ động cơ chân chính nhưng xa rời thực tế nên đã phải trả giá bằng chính sinh mạng và cả công trình nghệ thuật.
b/ Đan Thiềm:
Là người đam mê cái tài, trân trọng những con người sáng tạo ra cái đẹp. Sẵn sàng xả thân mình để bảo vệ cái tài ấy.
> xứng đáng là bạn tri kỷ của Vũ Như Tô.

- Đan Thiềm luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp. Biết việc xây Cửu trùng đài chắc không thành, Đan Thiềm tập trung bảo vệ tính mạng cho Vũ Như Tô.
Thúc giục Vũ Như Tô bỏ trốn, đến khi quân nổi loạn kéo đến thì sẵn sàng xin đổi mạng cho Vũ Như Tô.
Biết không sao cứu được, Đan Thiềm đau đớn nói lời vĩnh biệt “Ông Cả...........vĩnh biệt”.
3/ Đặc sắc nghệ thuật
Ngôn ngữ kịch điêu luyện
Dùng ngôn ngữ, hành động để khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng nhân vật.
Dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên đến cao trào.
III./ Ghi nhớ :
- Với ngôn ngữ kịch điêu luyện, lời nói và hành động của nhân vật được khắc họa rõ nét, xung đột kịch đến cao trào
- Đoạn trích đặt ra vấn đề có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuât cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thực của nhân dân
4. Củng cố :
Kịch : là một loại hình tự sự có nhân vật, có cốt truyện, phát triển và kết thúc. Tất cả được kể và khắc họa bằng ngôn ngữ và hành động của nhân vật
- “Vũ Như Tô” : Bi kịch lịch sử có 5 hồi viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khỏang năm 1516 – 1517
Mâu thuẩn cơ bản trong đoạn trích
- Mâu thuẩn giữa phe nổi loạn và phe Lê Tương Dực
- Mâu thuẩn giữa phe Trinh Sản với Kim Phượng và các cung nữ
- Mâu thuẩn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân vẫn chưa được giải quyết dứt khoát
Bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô : đau đớn trở thành kẻ thù của quần chúng nhân dân mà không hay biết . Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân
5. Dặn dò : Học bài , Viết đoạn luyện tập
Trình bày những suy nghĩ của em về tựa đề: Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lý Thị Hường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)