Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Nga | Ngày 10/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích “Vũ Như Tô”)
Nguyễn Huy Tưởng
Chủ đề 6:
KỊCH VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
Bài 2
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960).
- Xuất thân trong gia đình một nhà nho.
- Quê: làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội).
- Sớm tham gia cách mạng và hoạt động trong hội văn hóa cứu quuốc.
Nguyễn Huy Tưởng
b Sự nghiệp văn chương
- Là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và nhiều đóng góp ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
- Văn phong của Nguyễn Huy Tưởng giản dị, đôn hậu mà thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Kịch: Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946)...
+ Tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945)...
Một số tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng
Triển lãm về nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng
2. Đoạn trích:
a. Giới thiệu kịch "Vũ Như Tô":
- Được sáng tạo từ loại hình lịch sử có thật xảy ra ở Thăng Long các năm 1516 – 1517, dưới thời Lê Tương Dực.
- Vở kịch viết xong vào mùa hè năm 1941, ban đầu có 3 hồi, sau tác giả viết tiếp thành năm hồi.

b. Vị trí của đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài”
Hồi V (một cung cấm) của vở kịch
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Xung đột xã hội:
- Mâu thuẫn: Giữa bọn tham quan, bạo chúa với người dân lao động.
- Nguyên nhân: Bọn tham quan, bạo chúa sống xa hoa, không chăm lo đến quyền lợi chính đáng của nhân dân để nhân dân phải sống cuộc sống cơ cực, lầm than (mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng khi Lê Tương Dực cho xây Cửu Trùng Đài)
- Giải quyết mâu thuẫn: Quân phiến loạn do Trịnh Duy Sản cầm đầu đã nổi dậy giết chết bạo chúa Lê Tương Dực và đốt Cửu Trùng Đài.
LÀM VIỆC NHÓM Thời gian: 5 phút.
2. Nhân vật Vũ Như Tô
- Là người nghệ sĩ tài ba, hiện thân của niềm khát khao và đam mê nghệ thuật, cái đẹp và sự sáng tạo.
- Là một người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.
- Ảo tưởng, lầm lạc trong suy nghĩ và hành động khi xa rời thực tế: Không hiểu cuộc sống của nhân dân, muốn xây đài hoa lệ khi nhân dân đang đói rách lầm than.
- Cố chấp: đến lúc chết vẫn không hiểu mình sai.
- Đau đớn, bàng hoàng, thất vọng khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy.
=> Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thực, trực tiếp của quần chúng nhân dân.
3. Nhân vật Đan Thiềm:
- Là người đam mê cái tài, tôn thờ cái tài (thuyết phục Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô).
- Tỉnh táo, thức thời hơn Vũ Như Tô: hiểu vì sao nhân dân nổi dậy, nhiều lần khuyên Vũ Như Tô chạy trốn.
- Đau đớn: nhận ra sự thất bại trong giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài, không cứu được Vũ Như Tô
=> Đan Thiềm xứng đáng là tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô.
III. TỔNG KẾT
Đoạn tích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng.
- Nghệ thuật:
+ Mâu thuẫn cao, đầy kịch tính.
+ Ngôn ngữ điêu luyện, linh hoạt.
+ Miêu tả thành công tâm trạng và diễn biến tâm trạng các nhân vật.
- Nội dung:
Luyện tập
Câu 1: Nhắc lại ngắn gọn những điều cần ghi nhớ về nhân vật Vũ Như Tô.
Câu 2: Nhắc lại ngắn gọn những điều cần ghi nhớ về nhân vật Đan Thiềm.
Nhóm 2 bạn (cùng bàn) 3 phút
Theo em, chúng ta nên làm gì để giúp ích cho
đất nước?
Vận dụng
Về nhà làm

Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:
“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ của mình về lời đề tựa trên.
Mở rộng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)