Tuần 16. Người lái đò Sông Đà

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Việt Hà | Ngày 09/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:


Người lái đò sông Đà
T46
Đọc văn
Nguyễn Tuân
1. Tùy bút “Sông Đà”
1 - Căn cứ vào phần tiểu dẫn, em hãy cho biết tùy bút “Sông Đà” ra đời trong hoàn cảnh nào?
2 - Đặc trưng của thể loại tuỳ bút có tác dụng như thế nào đối với tác giả Nguyễn Tuân ?
I – ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
Câu hỏi :
1. Tùy bút “Sông Đà”

I – ĐỌC - TÌM HIỂU CHUNG
a. Hoàn cảnh sáng tác :
Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm1960, gồm 15 tùy bút.Đây là kết qua chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958.
b.Về thể loại tùy bút:
+ Chủ quan, tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng…
+ Thể loại này giúp Nguyễn Tuân thăng hoa
cảm xúc và tư tưởng của mình
c. Nội dung của tập tùy bút
Ghi lại :
+ Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình.
+ Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù.
2. Tùy bút “ Người lái đò sông Đà”
Xuất xứ: Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960)
- Nội dung bài tùy bút thể hiện:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh của Sông Đà hung bạo- trữ tình.
+ Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh của những người lái đò trên sông.

1. Sông Đà "hung bạo"
2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để
đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo:
3- Dòng sông Đà khi hết thác ghềnh, trở
nên thơ mộng-trữ tình
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Sông Đà "hung bạo"
-Cảnh bờ sông:
+ “Hai bên bờ sông đá dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới có mặt trời..”
Vách đá cao hiểm trở
+ “Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông như một cái yết hầu”
=> Lòng sông hẹp
Cảnh đá hai bờ sông
1. Sông Đà "hung bạo"
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
"nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm“

-> Thủ pháp tăng tiến
Kết cấu trùng điệp
=> Gió to sóng lớn
Mặt ghềnh Hát Loóng
Mặt ghềnh Hát Loóng
1. Sông Đà "hung bạo"

II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Hút nước:
Giống như
cái giếng bê tông
Nước thở và kêu
như cửa cống cái
bị sặc
Kết hợp yếu tố tả, kể, so sánh, nhân hoá-> Hút nước sâu, xoáy dữ dội
1. Sông Đà "hung bạo"
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Thác trên sông
Từ xa: Tiếng thác nước nghe như là oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng.

Tới gần: Một chân trời đá và được bày thạch trận.

II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Sông Đà "hung bạo"
1. Sông Đà "hung bạo"

II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Thác nước trên sông đà
1. Sông Đà "hung bạo"

II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Nhà văn đã vận dụng những cách thức nghệ thuật nào
để làm nổi bật đặc điểm “hung bạo” của sông Đà?
=> Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, tạo hình, quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, liên tưởng bất ngờ; bút pháp nhà điện ảnh, quân sự Nguyễn Tuân đã làm nổi bật vẻ hung tợn, dữ dằn, vừa khiêu khích, vừa chế nhạo của con sông Đà.
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Sông Đà "hung bạo"
- Nguyễn Tuân dùng nhiều câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những động từ mạnh, và lối nói ví von, ẩn dụ tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị.

1. Sông Đà "hung bạo"

II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
=> Sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một,” sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa ác độc như dì ghẻ “như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò nào tóm được qua đây”
1. Sông Đà "hung bạo"
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
+ Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút tinh tế để miêu tả hàng loạt những hình ảnh khác nhau vừa có tính trí tuệ vừa có tính tạo hình vượt xa những thủ pháp nhân hóa thông thường. Cái dữ dội của sông Đà trở nên môi trường anh hùng ca hoàn toàn độc đáo. Đó là chiến trường để những người lái đò sông Đà trổ tài nghệ vượt thác của mình.
Tóm lại:
1. Sông Đà "hung bạo"

II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Sự hung tợn, độc dữ của dòng sông Đà tạo nên những cảm giác nào đối với người đọc ? Vì sao ?
- Biểu hiện của một nét
đẹp thiên nhiênTây Bắc
kỳ vĩ, dữ tợn.
- Thiên nhiên ấy quả là có sức hấp dẫn lớn với Nguyễn Tuân, một nhà văn luôn đi sâu tìm những cảm giác mới lạ, mãnh liệt, những phong cảnh cực kỳ dữ dội
Hết tiết 1
T46
Đọc văn
Người lái đò sông Đà
( Nguyễn Tuân)
Tiết 2
T47
Đọc văn
Người lái đò sông Đà
( Nguyễn Tuân)
2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo:
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ.
2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo:

II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Đó là cuộc chiến không cân sức giữa người láiđò với sông Đà hung bạo.
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Trên chiến trường sông nước ấy, người lái đò hiện lên như thế nào?
- Một võ sư nắm vững binh pháp của thần sông, thần đá
- Như một tướng trận chỉ huy thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước
- Lại như một nghệ sĩ xiếc đang thuần phục một con mãnh thú (sông Đà)
2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo:

2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo:

Người lái đò còn vẹn nguyên tư thế một chiến sĩ quả cảm, tài ba chiến đấu với tất cả sự bình tĩnh, tự tin và lòng dũng cảm....
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
Hình ảnh minh họa ông lái đò nghỉ ngơi
khi dừng chèo
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyềnvượtqua con sông hung bạo:

Chẳng phải tình cờ, khi để nói về màu sắc của núi sông, Ng.Tuân chỉ dùng một chữ vàng . Để rồi sau đó, ông sẽ dùng chữ vàng mười để gọi lên vẻ đẹp và giá trị quý báu của con người lao động
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo:

Điều đó chứng tỏ, trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả Người lái đò sông Đà, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả.
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
2- Cuộc chiến đấu của người lái đò để đưa thuyền vượt qua con sông hung bạo:

Tiểu kết :
Qua những trang viết về cuộc sống lao động của người lái đò trên sông Đà,Nguyễn Tuân ca ngợi khả năng tuyệt vời trong công việc chinh phục thiên nhiên của con người Tây Bắc, ca ngợi con người Việt Nam trong quá trình xây dựng cuộc sống mới. Điều đó chứng tỏ nhà văn tin tưởng vào khả năng của con người, phát hiện vẻ đẹp, chất tài hoa, nghệ sĩ của những nhân vật bình dị.
3- Dòng sông Đà khi hết thác ghềnh, trở nên thơ mộng-trữ tình
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
- Về hình dáng :
+ “Sông Đà tuôn dài như
một áng tóc trữ tình…”
+ “Sông Đà như một áng tóc mun, dài ngàn ngàn vạn vạn sải”.
II. HƯỚNG DẪN KHÁM PHÁ TÌM HIỂU VĂN BẢN
3- Dòng sông Đà khi hết thác ghềnh, trở nên thơ mộng-trữ tình
Màu nước của dòng sông
thay đổi theo mùa :
+ “Mùa xuân, dòng xanh
ngọc bích”.
“Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”
- Hai bên bờ sông :
+ “ lặng tờ”…
+ “Hoang dại như một bờ tiền sử…”
+” Hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”…
 Sông Đà thật mỹ lệ và như “một cố nhân…lắm bệnh nhiều chứng” gợi cảm hứng nghệ thuật và cảm xúc; vừa Đường thi lại vừa hiện đại.

* Tóm lại, bằng khả năng quan sát sắc sảo,trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ điêu luyện… Nguyễn Tuân đã cung cấp những kiến thức hết sức chi tiết về một dòng sông nổi tiếng ở Tây Bắc của Tổ quốc .

Sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên tạo để nhiều dấu ấn cho những ai một lần biết đến.
-Qua bài tùy bút, ta thấy rõ phong cách của Nguyễn Tuân:
+ Cách nhìn và tả cảnh thiên nhiên thật đẹp
( thiên nhiên sông Đà vừa mang một vẻ đẹp dữ dội “như thiên anh hùng ca”, vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng…)
 Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, vốn ngôn ngữ cực kỳ phong phú của nhà văn.
* Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua bài tùy bút:
+Cách nhìn và miêu tả con người lao động của nhà văn chú trong vào vẻ đẹp trí tuệ , tài năng và tâm hồn bút của Nguyễn Tuân thật đặc sắc :
+ Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác.
+ Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.
+Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.
+ Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xuc1 sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước.
- Chủ đề:
Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước,
con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc của nhà văn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Việt Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)