Tuần 16. Người lái đò Sông Đà
Chia sẻ bởi Trịnh Minh Tuấn |
Ngày 09/05/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12
Nội dung tài liệu:
Người lái đò sông Đà
Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
Nhắc lại được 5 chi tiết miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà
Trình bày và phân tích được vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc
Trình bày được cảm nhận về nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân(20 dòng)
Nội dung trình bày
1. Phân tích vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
2. Phân tích nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân qua bức tranh dòng sông trữ tình.
Con Sông Đà trữ tình
Hiền dịu và duyên dáng như mái tóc người phụ nữ Tây Bắc:
“ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây rời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói mèo đốt nương xuân”.
Con Sông Đà trữ tình
Gợi cảm, nối kết quá khứ- hiện tại- tương lai:
“Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân… Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. ”
“Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…"
Con Sông Đà trữ tình
Sắc màu luân chuyển qua các mùa:
Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.
Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. ”
Con Sông Đà trữ tình
Êm đềm, hài hòa, đầy chất thơ:
“Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp…Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ …mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”.
Con Sông Đà trữ tình
Có tâm hồn
“Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi…”
Nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân qua bức tranh sông Đà trữ tình
Vốn ngôn từ giàu có, sắc sảo, tung ra như để thi tài với tạo hóa
Thể hiện nổi bật sự tài hoa và uyên bác khi miêu tả dòng sông trữ tình.
Thể tùy bút pha lẫn bút kí, kết cấu, mạch văn phóng túng, thể hiện đậm nét cái Tôi hết sức độc đáo của tác giả.
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng đạt tới trình độ điêu luyện bậc thầy: so sánh, liên tưởng, nhân hóa….
Cảm hứng từ dòng sông Đà:
Thơ Nguyễn Quang Bích:
Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
(Tạm dịch: Mọi dòng sông đều chảy hướng đông
Chỉ có con sông Đà theo hướng Bắc)
Thơ Tản Đà:
Dải sông Đà bọt nước lênh đênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình
Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài học
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ:
Nhắc lại được 5 chi tiết miêu tả vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà
Trình bày và phân tích được vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc
Trình bày được cảm nhận về nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân(20 dòng)
Nội dung trình bày
1. Phân tích vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
2. Phân tích nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân qua bức tranh dòng sông trữ tình.
Con Sông Đà trữ tình
Hiền dịu và duyên dáng như mái tóc người phụ nữ Tây Bắc:
“ Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây rời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói mèo đốt nương xuân”.
Con Sông Đà trữ tình
Gợi cảm, nối kết quá khứ- hiện tại- tương lai:
“Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân… Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. ”
“Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa…"
Con Sông Đà trữ tình
Sắc màu luân chuyển qua các mùa:
Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô.
Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận giữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. ”
Con Sông Đà trữ tình
Êm đềm, hài hòa, đầy chất thơ:
“Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp…Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ …mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”.
Con Sông Đà trữ tình
Có tâm hồn
“Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi…”
Nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân qua bức tranh sông Đà trữ tình
Vốn ngôn từ giàu có, sắc sảo, tung ra như để thi tài với tạo hóa
Thể hiện nổi bật sự tài hoa và uyên bác khi miêu tả dòng sông trữ tình.
Thể tùy bút pha lẫn bút kí, kết cấu, mạch văn phóng túng, thể hiện đậm nét cái Tôi hết sức độc đáo của tác giả.
Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng đạt tới trình độ điêu luyện bậc thầy: so sánh, liên tưởng, nhân hóa….
Cảm hứng từ dòng sông Đà:
Thơ Nguyễn Quang Bích:
Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
(Tạm dịch: Mọi dòng sông đều chảy hướng đông
Chỉ có con sông Đà theo hướng Bắc)
Thơ Tản Đà:
Dải sông Đà bọt nước lênh đênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Minh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)