Tuần 16. Người lái đò Sông Đà

Chia sẻ bởi Trần Thị Thùy Dương | Ngày 09/05/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Người lái đò Sông Đà
Tác giả: Nguyễn Tuân
Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tùy bút Sông Đà
3. Thể loại
4. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng con Sông Đà
2. Hình tượng người lái đò Sông Đà
3. Nghệ thuật
4.Chủ đề
III. Tổng kết
IV. Củng cố hướng dẫn học sinh học và soạn bài mới


Tác giả
Tác giả
- Nguyễn Tuân(1910- 1917) tại Hà Nội
- Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam ở thế kỉ XX.
- Sự nghiệp sáng tác: chia 2 giai đoạn
+ Trước cách mạng: tự hào, ca ngợi những vẻ đẹp văn hóa cổ truyền, những người tài năng có nhân cách
+ Sau cách mạng:phát hiện, miêu tả con người trong lao động, chiến đấu
Em hãy cho biết
những nét chính
về tác giả Nguyễn Tuân?
2. Tập tùy bút Sông Đà
- Sáng tác năm 1960, đây là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
- Là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn tuân vào năm 1958. Tập tùy bút gồm 15 bài.
Căn cứ vào phần
tiểu dẫn, em hãy cho biết
tùy bút “Sông Đà” ra đời
trong hoàn cảnh nào?
Nôi dung
của tập tùy bút
thể hiện vấn đề gì?
- Nội dung:
+ Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình
+ Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù
3. Tùy bút “người lái đò Sông Đà”
Em hãy cho biết
xuất xứ và nội dung
của tùy bút “người lái đò sông Đà?
- In trong tập tùy bút Sông Đà (1960). Đây là bài tùy bút xuất sắc nhất.
Nội dung:
+Ca ngợi con Sông Đà
+Thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước, niềm tin yêu dạt dào vào cuộc sống.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng con sông Đà – một bài ca về thiên nhiên Tây Bắc.
1.1. Lai lịch con Sông Đà.

- “Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
(Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có Sông Đà theo hướng Bắc)
- Ý nghĩa: Sông Đà như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo
Lai lịch con sông Đà được giới thiệu như thế nào?
1.2. Tính cách con Sông Đà
Qua ngòi bút tài hoa của tác giả, em hãy cho biết con sông Đà hiện lên với những tính cách nào?
Hai tính cách
Hung bạo, hiểm ác
Thơ mộng, trữ tình
1.2.1-Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:
*Các vách đá
+ Bờ đá dựng thành vách
+ Chỉ đúng ngọ mới có mặt trời
+ Thành vách chẹt hai bờ sông như một cái yết hầu
Nghệ thuật so sánh, thể hiện sự hiểm trở của sông Đà
+ Nước xô đá,đá xô sóng,cuồn cuộn ghùn ghè suốt năm
 Từ láy nhân hóa, điệp từ khơi gợi cảm giác mạnh, thú vị bất ngờ nơi người đọc
Vách đá hai bên bờ sông
Tính hung bạo , hiểm ác của con sông Đà được thể hiện qua những chi tiết nào?
1.2.1-Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:

*Các hút nước
+ Cái hút nước giống như cái giếng bê tông
+ Thở và kêu như cửa cống bị sập
+ Như giếng dầu sôi ùng ục
+ Sẵn sàng lôi các bè gỗ và thuyền xuống lòng sông
 Nhân hóa, so sánh, tưởng tượng. Sự hung bạo của dòng sông
Những hút nước lòng sông
1.2.1-Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:

*Các thác nước và thạch trận trên sông
+ Tiếng thác nước : oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo
+ Rống lên khủng khiếp như trâu rừng chạy lửa
 Nghệ thuật miêu tả,nhân hóa, so sánh độc đáo. Báo trước sự hiểm nguy,tai ương ghê gớm
Thác nước sông Đà
1.2.1-Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:

*Các thác nước và thạch trận trên sông
+ Đá to, đá nhỏ, đá chìm, đá nổi cửa sinh, cửa tử
+ Ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó
+ Nhiệm vụ: 3 vòng thạch trận mai phục các thuyền trên sông
Sự nham hiểm, hung bạo của Sông Đà, luôn uy hiếp người lái đò

1.2.1-Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:
+ Cuộc thủy chiến với người lái đò:
*Khiêu khích, dẫn dụ, bao vây, tấn công
*Quân liều mạng giở đòn âm, đòn tỉa
*Mặt mũi xanh lè vì bẽ bàng, xấu hổ
 So sánh, nhân hóa, kiến thức liên ngành sôngĐà
“thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù
số một” của con người
Niềm tự hào của tác giả về tổ quốc giàu đẹp,hùng vĩ. Đó còn là âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh của tự nhiên.

1.2.2 Sông Đà trữ tình
-Góc nhìn: từ trên bao quát từ trên cao (máy bay) với nhiều góc độ
+ Góc độ toàn diện:
Sông Đà hiện lên thơ
mộng “ tuôn dài,tuôn
dài như áng tóc trữ
tình…” câu văn dài,
mềm mại, đầy chất thơ.
Sông Đà trữ tình
Tính trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
1.2.2 Sông Đà trữ tình
+ Góc độ hội họa : gợi cảm về màu sắc:
* Mùa xuân: màu xanh ngọc bích
* Mùa thu : lừ lừ chín đỏ như người say vì rượu bữa
 Nghệ thuật so sánh, sự đổi màu của dòng nước gợi một tứ thơ
+ Góc độ chất thơ: được khám phá với ánh mắt của một cố nhân “ Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi”.
Màu sắc sông Đà
1.2.2 Sông Đà trữ tình
- Vẻ đẹp bờ sông
+ Hoang dại như bờ tiền sử
+ Hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa
+ Đàn hươu ngậm cỏ, đàn cá dầm xanh
So sánh, giàu giá trị biểu cảm, vẻ đẹp yên tĩnh, thơ mộng, huyền ảo
1.2.2 Sông Đà trữ tình
Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà hiện lên thật sinh động, hữu tình. Ẩn sau câu chữ là niềm tự hào của nhà văn về đất nước giàu đẹp. Đây cũng là cách tôn vinh con người của Nguyễn Tuân
Qua những chi tiết về chất trữ tình của sông Đà. Em hãy cho biết Nguyễn Tuân đã nhìn sông Đà dưới góc độ nào? Và qua đó thể hiện điều gì?
-Nhìn Sông Đà dưới góc độ thẩm mĩ
Tình yêu thiên nhiên, vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ.
1.3 Hình tượng người lái đò sông Đà
Hình tượng người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa như thế nào?
Người lái đò sông Đà
Tính cách
Người nghệ sĩ tài hoa
Hình ảnh người lái đò
2. Hình tượng người lái đò Sông Đà
2.1 Tính cách
- Người lao động bình dân, vô danh
- Dũng cảm, mưu trí, bình tĩnh, nhanh nhẹn và quyết đoán : cuộc chiến trên sông Đà
+ Không lùi bước trước nguy hiểm
+ Bình tĩnh, ung dung phóng thẳng vào thạch trận
+ Cố nén vết thương để tiếp tục công việc
+ Xử lí các tình huống vượt thác một cách tài tình, linh hoạt
- Khiêm tốn, giản dị
Người lái đò có những tính cách như thế nào?
2. Hình tượng người lái đò Sông Đà
2.1 Người nghệ sĩ tài hoa
- Nắm chắc các quy luật tất yếu của Sông Đà và làm chủ được nó
- Như một nhà cầm quân chỉ huy trận đánh
- Như một nghệ sĩ xiếc: vượt ba vòng thạch trận một cách khôn khéo, bình tĩnh, mọi giác quan đều hoạt động nhịp nhàng, chính xác
- Sau khi vượt thác: ung dung, thanh thản
 Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, tri thức của các lĩnh vực khác để khắc họa rõ nét nhân vật
Nguyễn Tuân đã miêu tả người lái đò với những nét nghệ sĩ tài hoa như thế nào?
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
Em có nhân xét như thế nào về nhân vật ông lái đò và tình cảm của tác giả?
- Ông lái đò sông Đà là hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động vừa có tư thế, phẩm chất của người anh hùng, vừa mang phong cách người nghệ sĩ
- Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca của tác giả đối với nhân vật.
3. Nghệ thuật
- Cách nhìn và tả cảnh thiên nhiên thật đẹp  Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, vốn ngôn ngữ cực kỳ phong phú của nhà văn.
-Cách nhìn và miêu tả con người lao động của nhà văn chú trong vào vẻ đẹp trí tuệ , tài năng và tâm hồn
- Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật tạo sự độc đáo, bất ngờ
- Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.
- Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.
- Vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực: quân sự, địa lí, ca dao, hội họa, điện ảnh…thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Tuân
4. Chủ đề
Em hãy cho biết chủ đề của tác phẩm?
- Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc của nhà văn.
III. Tổng kết
- Người lái đò sông Đà là một áng văn được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chủ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kỳ tích lao động của con người.
IV.Củng cố và hướng dẫn học và soạn bài mới
1. Củng cố

2. Hướng dẫn học và soạn bài mới
- Học bài tùy bút người lái đò sông Đà
- Tìm hiểu trước bài “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”
+ Tác giả
+ Thể loại bút kí
+ Tác phẩm nói về điều gì?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thùy Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)