Tuần 16. Người lái đò Sông Đà

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Hồng Nhung | Ngày 09/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Đọc văn
Bài:
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
NGUYỄN TUÂN
TÌM HIỂU CHUNG:
* Xuất xứ: Rút trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960)
* Hoàn cảnh sáng tác :“Người lái đò sông Đà” được viết sau chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc.
* “Người lái đò sông Đà” tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa.

Câu hỏi:
Giới thiệu về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài tùy bút “Người lái đò sông Đà”?
II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM:
1. Hình tượng con sông Đà.
2. Hình tượng người lái đò
3. Nghệ thuật
Hình tượng con sông Đà:
a. Hình tượng con sông Đà hùng vĩ và hung bạo:
- Con sông dữ dội, đá bờ sông “dựng vách thành” và “lúc đúng ngọ mới có mặt trời” diễn tả được độ cao và cái lạnh lẽo, âm u của những khúc sông có đá dựng thành vách.
Câu hỏi:
Nguyễn Tuân đã quan sát và ghi lại được những biểu hiện hùng vĩ và hung bạo nào của Đà giang?
- Chỗ “vách đá…như một cái yết hầu”
khắc họa sự hiểm trở bằng thủ pháp so sánh.
- Sự hung dữ của sông đà còn được tô đậm bằng thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc “ nước xô đá,….xô gió” con sông luôn hung hăng, “ưa gây sự”.
- Con sông được nhân hóa như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn “gùn ghè…qua đấy”.
- Bằng so sánh và nhân hóa con sông càng ghê gớm và độc ác với “cái hút nước” lúc thở, lúc kêu, lúc sặc, ặc ặc lên.
Cái hút nước

- Nguyễn Tuân đã nhân cách hóa con sông, nó như một sinh thể dữ dằn, gào thét với các âm thanh ghê sợ:oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo, rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn…
- Đá sông Đà như tên lính thủy hung tợn, trông ngỗ ngáo, nhăn nhúm…với những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm, sẵn sàng giao chiến.
Sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một,” sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa ác độc như dì ghẻ.
b. Hình tượng con sông Đà trữ tình:
Câu hỏi:
Vẻ đẹp trữ tình đa dạng của sông Đà được thể hiện như thế nào ?
- Về hình dáng :
+ “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình…”
+ “Sông Đà như một áng tóc mun…. vạn sải”.
Sông Đà như hình ảnh của thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm, trẻ trung, duyên dáng và man sơ.

- Màu nước của dòng sông thay đổi theo mùa, theo phong cảnh bên sông
+ “Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích”.
+ “Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”

- Naéng chieáu aùnh baïc gôïi nhôù thô Ñöôøng.
- Hai bên bờ sông: lặng tờ, hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích…
Sông Đà thật mỹ lệ với vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính và như “một cố nhân…” gợi cảm hứng nghệ thuật và cảm xúc; vừa Đường thi lại vừa hiện đại.
- Nguyên nhân làm nên chiến thắng:
+ Sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm.
+ Tài trí, kinh nghiệm của những người đã nhiều năm gắn bó với nghề sông nước.


* Bằng khả năng quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ điêu luyện… Nguyễn Tuân đã cho ta thấy sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên tạo, để nhiều dấu ấn cho những ai một lần biết đến.
2. Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà:
Thảo luận nhóm:
Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo.
Gợi ý:
+ Thế trận hai bên. + Chứng minh kết quả. + Nguyên nhân làm nên chiến thắng.
- Đây là cuộc chiến không cân sức:
+ Sông Đà dữ dội và hiểm độc: trùng trùng lớp lớp dàn trận bủa vây; hợp sức nhiều thế lực: sóng, nước, đá, gió,….
+ Con người: bé nhỏ, vũ khí chỉ là chiếc cán chèo trên con đò đơn độc.
- Kết quả trận chiến: con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên.

+ Con người cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận; đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.

+ Những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng qua bộ mặt xanh lè.
Câu hỏi:
Người lái đò được khắc họa với những vẻ đẹp gì?
* Người lái đò sông Đà là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí và lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi huy hoàng. Đấy chính là yếu tố làm nên chất vàng mười của con người Tây Bắc và người lao động nói chung.
3. Nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân :
+ Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác.
+ Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.
+Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.
+ Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xúc sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước.
Câu hỏi:
Nhận xét về tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân?
III. TỔNG KẾT:
(Đánh giá khái quát về tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.Tác dụng của bài học về nhận thức và tình cảm.) (Học sinh có thể ghi phần ghi nhớ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Hồng Nhung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)