Tuần 16. Người lái đò Sông Đà

Chia sẻ bởi Đoàn Thụy Bảo Châu | Ngày 09/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Thủ Thừa
Tổ: Ngữ văn
Giáo viên thực hiện:
Đoàn Thụy Bảo Châu
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
CÁC THÔNG TIN VỀ SÔNG ĐÀ
- Thượng nguồn: tỉnh Vân nam, Trung Quốc.
- Cửa sông: Ngã ba Hồng Đà (Tam Nông, tỉnh phú Thọ.
- Độ dài của sông: 910 km.
- Diện tích lưu vực: 52.900 km2.
Một số hỡnh ảnh đẹp về sông Dà
vẻ đẹp sông đà ngày nay
Thủy điện Sông Đà
18
Người lái đò sông Đà
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Tuân?
Nguyễn Tuân là người trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
- Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa và uyên bác.
Nguyễn Tuân là người có cá tính mạnh mẽ và phóng khoáng.
2. Tác phẩm:
Căn cứ vào phần tiểu dẫn, em hãy cho biết tùy bút “Sông Đà” ra đời trong hoàn cảnh nào?
a. Xuất xứ:
Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút.
Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958.
b. Thể loại: tùy bút
+ Chủ quan, tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng…
+ Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình
I – TÌM HIỂU CHUNG
*. Nội dung của tập tùy bút: Ghi lại :
+ Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình.
+ Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù.
18
3. Đọc và cảm nhận chung:
Có những hình tượng nào hiện lên trong đoạn trích? Em có nhận xét gì về văn phong của Nguyễn Tuân?
Hiện lên trong đoạn trích là hai hình tượng:
+ Hình tượng con sông Đà (Hung bạo và trữ tình)
18
+ Người lái đò (Tài trí, dũng cảm, tài hoa).
- Văn phong Nguyễn Tuân đa dạng, biến hóa, lúc trúc trắc, dồn dập khi êm đềm mượt mà như những giai điệu trữ tình
II. Phân tích
1.Hình ảnh sông Đà :
Sông Đà được nhà văn quan sát và miêu tả ở nhiều góc độ:
“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
(Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)
 Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà : như một nhân vật có cá tính độc đáo.
a. Về “lai lịch”
Toàn cảnh sông Đà
từ trên máy bay nhìn xuống
Sông Đà
hùng vĩ
b.Về tính cách :
b1. Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:
- Con sông dữ dội
( Bờ đá dựng thành vách, dòng sông lúc đúng ngọ như một cái hang tối, sâu và lạnh).
- Con sông luôn hung hăng, “ưa gây sự”.
- Nó luôn chờ đợi người lái đò nào đi qua để giáng tai họa cho họ.
Vách đá hai bên bờ sông
Những hút nước lòng sông
“Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như muốn đòi nợ xuýt một chiếc thuyền nào qua đó”.
B2: S«ng §µ hiÓm ¸c- m­u m«:
- Những dòng thác lao dòng, những thạch trận trên sông nhằm uy hiếp người lái đò.
+ âm thanh: “ Khi thì “oán trách van xin” , khi thì “ khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo”, khi thì “rống lên”, “reo như đun sôi”… .
=> Sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một,” sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa ác độc như dì ghẻ.
+ Đá :
.nhổm dậy để vồ lấy thuyền..
.hòn thì nhăn nhúm, hòn méo mó.
.trông nghiêng như hất hàm hỏi.hòn khác lùi lại, thách thức cái thuyền.
Nguyễn Tuân dùng nhiều câu văn góc cạnh, giàu tính tạo hình, những động từ mạnh, và lối nói ví von, ẩn dụ tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị của một nàh quay phim tài ba để khắc hoạ một hình tượng sông Đà cã tÝnh c¸ch nh­ con ng­êi: hung bạo-hiểm ác-mưu mô suèt ®êi lµm m×nh, lµm mÈy víi con ng­êi.
=> Niềm tự hào của tác giả về sự hùng vĩ của Tổ quốc. Đó cũng là âm hưởng của những khúc ca ca ngợi sức mạnh của tự nhiên.
b2. Một dòng sông thơ mộng - trữ tình:
- Về hình dáng :
+ “Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình…”
 Sông Đà như hình ảnh của thiếu nữ Tây Bắc kiều diễm và man sơ.
- Màu nước của dòng sông thay đổi theo mùa :
+ “Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích”.
+ “Mùa thu, nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa…”
- Ông còn dụng công tạo ra một không khí mơ màng qua biện pháp miêu tả khiến người đọc như lạc vào thế giới kì ảo
+ Con sông giống như một cố nhân lâu ngày gặp lại
+ + N¾ng trªn s«ng lµ n¾ng th¸ng ba §­êng thi. Nắng cũng “giòn tan” và cứ hoe hoe vàng mãi cái sắc Đường thi “yên hoa tam nguyệt”
+ Cảnh hai bên bờ sông Đà lặng tờ..
+ Mũi thuyền thì lặng lẽ trôi trên dòng nước lững lờ như thương như nhớ
+ Con hươu thơ ngộ ngĩnh trên áng cỏ sương
+ Bờ sông hoang dại và hồn nhiên như một bờ tiền sử...
+ Đàn cá dầm xanh trông như những thoi bạc trắng rơi rơi
Bình minh trên sông Đà
Hoàng hôn trên sông Đà
Thượng nguồn sông Đà
Dọc theo triền sông Đà
*Tãm l¹i: b»ng kh¶ n¨ng quan s¸t s¾c s¶o cña nhiÒu ngµnh nghÖ thuËt, trÝ t­ëng t­îng phong phó, thñ ph¸p so s¸nh, nh©n ho¸ tµi ba…NguyÔn Tu©n ®· dùng lªn mét dßng s«ng víi vÎ ®Ñp võa hïng vÜ, d÷ déi ,l¹i võa tr÷ t×nh.
Sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên tạo để nhiều dấu ấn cho những ai một lần biết đến.
Qua ®©y ta thÊy mét tÊm lßng nÆng t×nh , nÆng nghÜa víi non s«ng ®Êt n­íc, víi c¸i ®Ñp. C¸i gèc cña sù uyªn b¸c ë NguyÔn Tu©n chÝnh lµ c¸i t×nh cña mét c«ng d©n yªu n­íc.


 Sông Đà thật mỹ lệ và như “một cố nhân…lắm bệnh nhiều chứng” gợi cảm hứng nghệ thuật và cảm xúc; vừa Đường thi lại vừa hiện đại
2. Hình ảnh người lái đò trên sông:
- Hình ảnh người lài đò chính là đối tượng của cái đẹp, lấp lánh ánh sáng của người nghệ sĩ tài hoa. Bởi lẽ, ở đây, lái đò - chở đò là cả một nghệ thuật cao cường trên sông nước.
Nghệ thuật ấy là sự nhập thân vào cả hai phương diện tâm hồn và tính cách của ông lái.
Minh họa cho hình ảnh
ông lái đò
18
Người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà
VƯỢT THÁC
* Tài năng và tâm hồn:
- Vẻ đẹp trí dũng:
Ông am hiểu tường tận về con sông, về phương tiện đi lại, ông dùng mắt “ông lái đã nắm chắc…, đã thuộc…hiểm trở này”, “nhớ mặt … mở đường tiến”;
=> Là người từng trải, hiểu biết và rất thành thạo trong nghề lài đò.
- Vẻ đẹp tài hoa:
- Bình tĩnh, ung dung đối đầu với những cơn cuồng bạo của thác gềnh ( nén đau, giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo lần lượt vượt qua các vòng vây của thủy trận sông Đà).
- Xử lý các tình huống nguy hiểm một cách tài tình, linh hoạt “ nắm chắc binh pháp của thần sông, thần núi…”.
- Động tác điêu luyện “ cỡi đúng ngay lên bờm sóng luồng nước, phóng thẳng thuyền vào giữa thác…”
=> Là người mưu trí, dũng cảm; bản lĩnh cao cường và tài ba.
Cảnh vượt thác sông Đà
-Người lái đò coi việc chiến thắng thủy trận sông Đà là chiến công mà chỉ là một chuyện thường, là điều tất nhiên “đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ đầm xanh…”
Là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu mến và tự hào với công việc.
Hình ảnh minh họa ông lái đò nghỉ ngơi
khi dừng chèo
Tóm lại:
Ông lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động bình thường nhưng tài ba, trí dũng. Nhân vật ông lái được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh
( cuộc đối đầu dữ dội với sông Đà) để làm bật nổi phẩm chất và tính cách.
Nét độc đáo là Nguyễn Tuân đã sử dụng tri thức hội họa , điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa – uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
=> Qua đó , nhà văn đã dành cho nhân vật những tình cảm yêu mến và trân trọng, ngợi ca.
III/ TỔNG KẾT: ghi nhớ sgk/193
* Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua bài tùy bút:
- Qua bài tùy bút, ta thấy rõ phong cách của Nguyễn Tuân:
+ Cách nhìn và tả cảnh thiên nhiên thật đẹp ( thiên nhiên sông Đà vừa mang một vẻ đẹp dữ dội “như thiên anh hùng ca”, vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng…)
Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, vốn ngôn ngữ cực kỳ phong phú của nhà văn.
+ Cách nhìn và miêu tả con người lao động của nhà văn chú trong vào vẻ đẹp trí tuệ , tài năng và tâm hồn ( tấm lòng ông lái và cô lái đò thật chân chất, đôn hậu).
- Nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân thật đặc sắc :
+ Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác.
+ Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.
+Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.
+ Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xuc1 sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước.
Luyện tập: Học sinh viết lời đánh giá khái quát về tác phẩm ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.Tác dụng của bài học về nhận thức và tình cảm ( khoảng 8 dòng).

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thụy Bảo Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)