Tuần 16. Người lái đò Sông Đà

Chia sẻ bởi Lường Thị Hoài | Ngày 09/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Nguyễn Tuân
(Trích)
I.Giới thiệu.
1.Tác giả:
-Nguyễn Tuân (1910-1987), Hà Nội, trong gia
đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
-Là nhà văn, nghệ sĩ lớn suốt đời đi tìm cái
đẹp, ông có đóng góp quan trọng cho thể lọai kí
và ngôn ngữ văn học dân tộc.
-Tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938). Vang bóng
một thời (1940), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960)…
I.Giới thiệu.

1.Tác giả:
2.Tác phẩm: Ngừơi lái đò sông Đà (1960) là
kết quả chuyến đi thực tế tây Bắc và được in
trong tập Sông Đà.
I.Giới thiệu.
II.Đọc – hiểu văn bản.
1.Hình ảnh con sông Đà hung bạo.
-Dòng chảy : “ Chúng thủy giai đông tẩu-Đà giang độc bắc lưu”.
-Cảnh ven sông : “ đá bờ sông đà dựng thành vách…chẹt lòng sông đà như một cái yết hầu”.
-Những cái hút nước dìm thuyền bè : “mươi phút sau mới thấy tan xác ở khủynh sông dưới”.
-Hình ảnh đá và thác nước:
+Những đợt sóng trên sông Đà như những tên thủy quái: “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn..”
+Lối nhân hóa, đá và thác nước sông Đà như một thứ kẻ thù nguy hiểm: “ Tiếng nước thác nghe như là óan trách gì…..đàn trâu da cháy bùng bùng.”(nhịp điệu dồn dập).
+Đá nghiều hình dạng, kích thước “oai phong lẫm liệt”, mai phục, sẵng sàng vồ lấy thuyền. Đá xếp thành ba lớp trùng vi để đánh tan, tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ. (miêu tả chiến trận).
+Nước vừa reo hò, vừa liều mạng xông vào “đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm”.
-Nghệ thuật : nhân hóa, so sánh.
Nguyễn Tuân sử dụng nghệ thuật của một nhà quay phim tài ba khiến người đọc hồi hộp, căng thẳng mà không kém phần hào hứng. Ẩn hiện trong sự hung bạo của sông Đà là một vẽ đạp hùng tráng, kì vĩ của núi rừng Tây Bắc.
Giọng văn:mạnh mẽ, dữ dội, hùng hồn.
2.Hình ảnh con sông Đà trữ tình.
- Hình dáng mềm mại :“Con sông Đà… đốt nương xuân”. miêu tả, so sánh.
-Màu sắc: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích..Mùa thu sông Đà lừ lừ chín đỏ…” Sông Đà lóe lên một màu nắng tháng ba đường thi…
-Cảnh sắc: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn, bươm bướn trên sông Đà. Chao ôi, trông sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm...”. Đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm.Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sóng bụng trắng như bạc rơi thoi.
-Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, người cố nhân ấy lắm tật lắm chứng. Nhưng dù con sông Đà có làm mình làm mẩy hơn thế nữa thì người dân Tây Bắc vẫn sống đời với nó.
*Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp: áng tóc, mây trời, hoa ban, hoa gạo, mây khói.
*Giọng văn : chậm rãi, trữ tình tóat lên cảnh sắc yên bình.
3.Hình tượng người lái đò sông Đà.
-Lai lịch : ông làm nghề chở đò dọc đã mươi năm và thơi làm nghề cũng đã đôi chục năm”.
-Ngọai hình : “tay lêu nghêu như cái sào, chân lúc nào cũng khùynh khùynh gò lại như kẹp lấy một cái cuốn lái tưởng tượng.”
-Trí nhớ : ông thuộc lòng con sông Đà như thuộc lòng một bản trường ca, thuộc đến cả dấu chấm câu, chấm phẩy và những đọan xuống dòng.
=>Miêu tả ngọai hình, lai lịch, trí nhớ đã thể hiện rõ tính chất nghề nghiệp của người lao động.
-Ông là một người chỉ huy dũng cảm ,khôn ngoan và tài ba :“trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo của người cầm lái”.
-Ông nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, đưa con thuyền vượt trùng vi của đá và nước, tránh cửa tử một cách tài tình : “ đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”.
-Đây là một cuộc chiến đấu không cân sức giữa con người và thiên nhiên, cuối cùng con người đã chiến thắng.Chiến thắng không hề bí ẩn mà thể hiện rõ sự ngoan cường, ý chí quyết tâm và kinh nghiệm sông nước.
*Thái độ của nhà văn :
-Khâm phục và ca ngợi sự dũng cảm, khôn ngoan tài ba của người lái đò, một người lao động bình thường nhưng có tài điều khiển con đò vượt trên thác đá. Người lái đò không chỉ là một nghệ sĩ điêu luyện trên sông nước mà còn là một vị tướng tài ba, gan dạ ngày ngày giành lấy sự sống từ những cái cửa tử của ghềnh thác sông Đà.
-Cái mới của Nguyễn Tuân là ông tìm thấy, biểu dương và ca ngợi nét đẹp trong cuộc sống thường nhật của người lao động bình thường, chứ không phải những con người khác thường, những vẻ đẹp vang bóng một thời trong quá khứ.
=>Nhận xét về nhân vật: ông lái đò là biểu tượng của con người lao động mới. Những nét đẹp của hình tượng ông lái đò là yếu tố tạo nên chất vàng mười của nhân dân Tây Bắc và của người lao động nói chung.
4.Vài nét nghệ thuật.
-Tài quan sát tinh tế, tưởng tượng phong phú, liên tưởng và so sánh độc đáo.
-Huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực…
-Nghệ thuật nhân hóa, so sánh…
-Ngôn từ phong phú, diễn tả chính xác, sinh động…
-NT thể hiện cái tôi nghệ sĩ uyên bác, tài ba, độc đáo.
III.Chủ đề .
Qua hình tượng sông Đà và hình tượng người lái đò, NT đã thể hiện sâu sắc tình cảm đối với thiên nhiên đất nước, sự trân trọng đối với những người lao động bình dị và biết phát hiện những cái đẹp trong cuộc sống.
IV.Tổng kết. SGK.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lường Thị Hoài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)