Tuần 16. Người lái đò Sông Đà

Chia sẻ bởi Đào Minh Trung | Ngày 09/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Người lái đò sông Đà
(Nguyễn Tuân)
NGUYỄN TUÂN
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Vài nét về tập tùy bút Sông Đà
a. Hoàn cảnh sáng tác
Tập tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút. Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958.
b. Về thể loại tùy bút
- Chủ quan, tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng…
- Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
NGUYỄN TUÂN
c. Nội dung của tập tùy bút
- Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình.
- Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù.
2. Tùy bút “ Người lái đò sông Đà”
a.Xuất xứ
Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960) .
- Tác phẩm không những thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động ở vùng đất này.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
b.Bố cục:
2 phần
+ Phần 1:Sự hung bạo của sông Đà và tài nghệ của người lái đò
+ Phần 2:
Sông Đà trữ tình
NGUYỄN TUÂN
1.Hình ảnh sông Đà
II. PHÂN TÍCH
a. Về lai lịch :“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
 Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà : như một nhân vật có cá tính độc đáo.
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
b.Về tính cách :
b1.Một dòng sông hung bạo – hiểm ác:
- Con sông dữ dội
( Bờ đá dựng thành vách, dòng sông lúc đúng ngọ như một cái hang tối, sâu và lạnh).



-Con sông luôn hung hăng, “ưa gây sự”.
Nó luôn chờ đợi người lái đò nào đi qua để giáng tai họa cho họ.
Vách đá hai bên bờ sông
Những hút nước lòng sông
Miêu tả, so sánh làm nổi bật sự hùng vĩ, hiểm trở của hai bên sông; lòng sông hẹp,nước chảy xiết.
- Đoạn ghềnh Hát Loóng:
+ Nước xô đá, đá xô sóng,sóng xô gió
+ Luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt
Câu văn dài, điệp từ, điệp cấu trúc làm tăng sự gấp gáp như chuyển động của sóng to, gió lớn
- Những hút nước (xoáy nước):
+ Như cái giếng bê tông
+ Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
+ Nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào
So sánh, nhân hóa khiến sông Đà như loài quái thú, hung ác, dữ dằn
- Thác nước sông Đà:
+ Réo gần mãi,lại réo to mãi lên
+ Oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo
+ Cạm bẫy chết người
+ Rống lên như ngàn con trâu mộng, lồng lộn, phá tuông rừng lửa
Âm thanh được phóng to hết cỡ- âm vang cuồng loạn của con thác.
- Đá sông Đà – cả một chân trời đá
+ Mai phục hết trong lòng sông
+ Ngỗ ngược,nhăn nhúm, méo mó
+ Đứng, ngồi,nằm theo sở thích
+ Bày thạch trận trên sông
Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhân hóa độc đáo khiến những hòn đá, tảng đá có sinh khí, mang tư thế, dáng vẻ của con người.
-> Sông Đà thật khôn ngoan, xảo quyệt, nham hiểm, hung ác- kẻ thù số một của con người
+ Phối hợp với nước thác
=> Sông Đà “thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một,” sẵn sàng cướp đi mạng sống con người, có tâm địa ác độc như dì ghẻ.
* Nguyễn Tuân dùng nhiều câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những động từ mạnh, và lối nói ví von, ẩn dụ tượng trưng, liên tưởng đầy bất ngờ, chính xác, thú vị.
Sông Đà hung bạo
Hai bên bờ sông
Ghềnh thác trên sông
Những hút nước
Thác sông Đà
Đá sông Đà
b.Sông Đà trữ tình
- Nhìn từ máy bay :
Sông Đà tuôn dài tuôn dài như áng tóc trữ tình
=> Sông Đà như người phụ nữ Tây Bắc mềm mại, kiều diễm và duyên dáng
+ Mùa xuân: dòng xanh ngọc bích
+ Mùa thu:
Nước sông Đà lừ lừ chín đỏ
- Qua thời gian:
Vẻ đẹp độc đáo của sông Đà
- Qua cái nhìn của một “cố nhân”:
Dòng sông đậm chất thơ- nối giữa quá khứ và hiện tại
- Đi thuyền trên sông Đà:
+ Cảnh vật:
Một nương ngô…
Cỏ gianh đồi núi..búp nõn
Đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh
Cảnh vật hồn nhiên, hoang dại, đầy sức sống
+ Không khí :
Lặng tờ, yên ắng
Tiếng đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông
- Vẻ đẹp hoang sơ,con sông chảy qua năm tháng lịch sử mang dấu ấn văn hóa từ ngàn xưa
=> Sông Đà đẹp như một bài thơ,lãng mạn,đằm thắm, cổ kính, hoang dại…
Sông Đà trữ tình
(Qua điểm nhìn)
Từ máy bay
Theo thời gian
Cái nhìn của cố nhân
Đi thuyền trên sông
* Tóm lại, bằng khả năng quan sát sắc sảo,trí tưởng tượng phong phú, ngôn ngữ điêu luyện… Nguyễn Tuân đã cung cấp những kiến thức hết sức chi tiết về một dòng sông nổi tiếng ở Tây Bắc của Tổ quốc .

Sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên tạo để nhiều dấu ấn cho những ai một lần biết đến.
2. Hình ảnh người lái đò trên sông:
- Hình ảnh người lài đò chính là đối tượng của cái đẹp, lấp lánh ánh sáng của người nghệ sĩ tài hoa. Bởi lẽ, ở đây, lái đò - chở đò là cả một nghệ thuật cao cường trên sông nước.
Nghệ thuật ấy là sự nhập thân vào cả hai phương diện tâm hồn và tính cách của ông lái.
a. Ông lái đò:
* Về lai lịch :
- Ông đò là một ông già 70 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên ngay bên bờ sông Đà .

- Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một nghề đầy gia khổ và hiểm nguy.
“Quê ông ở ngay chỗ ngã tư sông sát tỉnh”.
“Thời Tây , Tàu …ông chở đò dọc tải chè mạn , chè cối từ Mường Lay cho đến hết cửa rừng hòa bình…”
*.Về hình dáng:
- Cái gian nan, khổ cực của nghề lái đò như “ chạm khắc”, làm nên một hình dáng rất đặc biệt của ông lái .
 Chỉ một vài nét, Nguyễn Tuân đã tạc nên một bức chân dung của lái đò không chỉ hình dáng bề ngoài mà cả nội tâm, phong thái của một người lao động có tâm hồn .
“ Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt gềnh… Nhỡn giới ông vòi vọi ….Cái đầu quắc thước…đặt trên một thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng, chất mun.”
Tài năng và tâm hồn:
+ Trong thời gian hơn chục năm “trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần…chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần”…
+ Ông am hiểu tường tận về con sông, về phương tiện đi lại, ông dùng mắt “ mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”;
Ông thuộc dòng sông như thuộc “ một trường thiên anh hùng ca…”
=> Là người từng trải, hiểu biết và rất thành thạo trong nghề lài đò.
- Bình tĩnh, ung dung đối đầu với những cơn cuồng bạo của thác gềnh ( nén đau, giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo lần lượt vượt qua các vòng vây của thủy trận sông Đà).
- Xử lý các tình huống nguy hiểm một cách tài tình, linh hoạt “ nắm chắc binh pháp của thần sông, thần núi…”.
- Động tác điêu luyện “ cỡi đúng ngay lên bờm sóng luồng nước, phóng thẳng thuyền vào giữa thác…”
=> Là người mưu trí, dũng cảm; bản lĩnh cao cường và tài ba.
Cảnh vượt thác sông Đà
- Ông không thích lái đò trên những khúc sông bằng phẳng. Ông bảo “Chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ”.
- Ông thích chạy đò qua những khúc sông có nhiều gềnh thác vì ông cảm nhận rằng “ hết gềnh thác, hình như sông Đà hết đậm đà với nhà đò”.
-Người lái đò coi việc chiến thắng thủy trận sông Đà là chiến công mà chỉ là một chuyện thường, là điều tất nhiên “ đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ đầm xanh…”
Là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu mến và tự hào với công việc.
Hình ảnh minh họa ông lái đò nghỉ ngơi khi dừng chèo

=> Ông lái đò là hình ảnh tuyệt đẹp về người lao động bình thường nhưng tài ba,trí dũng . Nhân vật ông lái được xây dựng trong mối tương quan với hoàn cảnh
( cuộc đối đầu dữ dội với sông Đà) để làm bật nổi phẩm chất và tính cách.
Nét độc đáo là Nguyễn Tuân đã sử dụng tri thức hội họa, điện ảnh, võ thuật, quân sự một cách tài hoa – uyên bác để diễn tả sinh động tài nghệ của nhân vật.
=> Qua đó , nhà văn đã dành cho nhân vật những tình cảm yêu mến và trân trọng, ngợi ca.
III. Kết luận
Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân,sông Đà hiện lên thật sinh động, cụ thể: vừa dữ dội cứng cỏi của võ thuật vừa bay bổng, trữ tình của văn chương, hội họa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Minh Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)