Tuần 16. Người lái đò Sông Đà

Chia sẻ bởi Đỗ Huy Đoàn | Ngày 09/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Tuần 16. Người lái đò Sông Đà thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

Tiết 46: Đọc văn
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Nguyễn Tuân
I .TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Sinh ngày 10. 7. 1910 tại xã Nhân Mục, thôn Thượng Dỡnh trong 1 gia đỡnh nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông mất ngày 28. 7. 1987 tại Hà Nội.
- Con người:
+ Là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc
+ í thức cá nhân phát triển rất cao.
+ Là một nghệ sĩ rất mực tài hoa.
+ Nguyễn Tuân thực sự biết coi trọng nghề van.
Nguyễn Tuân (1910 – 1987)
b. Tùy bút “Sông Đà”
- Hoàn cảnh sáng tác :
- Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút.Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958.
2. Tác phẩm”
a.Về thể loại tùy bút:
+ Chủ quan, tự do, phóng túng, biến hóa linh hoạt, giàu hình ảnh, nhạc điệu, từ ngữ phong phú, nhiều cách so sánh liên tưởng…
+ Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình
- Nội dung của tập tùy bút
Ghi lại :
+ Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình.
+ Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù.
+ “Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
Mọi dòng sông đều chảy về hướng đông
Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc).
Nguyễn Quang Bích
- Lời đề từ:
+ “Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”
(Vla-đi-xláp Brô-ni-ép-xki)
=> Tác giả giới thiệu tài nguyên phong phú của Tây Bắc và chủ yếu tập trung miêu tả: là con Sông Đà và vẻ đẹp trong lao động của con người Tây Bắc.
c. Tùy bút “ Người lái đò Sông Đà”
- Xuất xứ:
- Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960)
- Nội dung:
Bài tùy bút thể hiện:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh của Sông Đà hung bạo- trữ tình.
+ Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh của những người lái đò trên sông.
THẢO LUẬN NHÓM
(Chia lớp thành 5 nhóm, thời gian 5 phút)
Tìm các chi tiết, hình ảnh miêu tả các phương diện của con sông hung bạo? Thủ pháp nghệ thuật sử dụng? Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
- Nhóm 1: Đá dựng 2 bờ sông
Nhóm 2: Mặt ghềnh Hát Loóng
Nhóm 3: Những cái hút nước
Nhóm 4: Thác nước
Nhóm 5: Đá ở Sông Đà
SÔNG ĐÀ HUNG BẠO
Thác nước sông Đà
Những
cái
hút
nước
Mặt ghềnh Hát Loóng
Đá dựng hai bờ sông
Đá trên sông

Vách đá hai bên bờ sông
Đá dựng 2 bờ sông:
+ “Đá hai bên bờ sông dựng thẳng đứng như xây vách thành”.
+ “Ở đây người ta chỉ nhìn thấy mặt trời lúc đúng ngọ”.
+ “Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”.
+ “nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia”.
+ “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy như mình đang đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
- Thủ pháp nghệ thuật: sử dụng nhiều giác quan: thị giác, cảm xúc với sự so sánh độc đáo mới mẻ.
=> Độ cao, lòng sông hẹp, sự hiểm trở hùng vĩ, của Sông Đà.
- Mặt ghềnh Hát Loóng:
+ “mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, “Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như muốn đòi nợ xuýt một chiếc thuyền nào qua đó”.
Thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa,
điệp từ, điệp cấu trúc làm tăng nhịp gấp gáp như chuyển động của sóng và gió.

sức mạnh, dữ dội, sự nguy hiểm của Sông Đà

Những cái hút nước
- Những hút nước:
+ “Trên sông có những hút nước như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”

+ “nước thở và kêu tựa như của cống cái bị sặc”, “ cái giếng sâu nước ằng ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”.

+ “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.

+ Tưởng tượng về cú lia ngược của chiếc máy quay từ đáy cái hút nước  cảm thấy có một cái thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày.

Thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh liên tưởng, tưởng tượng
độc đáo, bất ngờ.
=> Đó là những cái bẫy nguy hiểm, khủng khiếp và dữ dội
- Thác Nước:
+“Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.”
+ “Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.
- Thủ pháp nghệ thuật:
so sánh, nhân hóa
=> Như một sinh thể dữ dằn, gào thét những âm thanh phong phú ghê sợ.
Đá sông Đà
- Đá ở sông Đà:
+“ Đá ở đây từ ngàn năm mai phục trong lòng sông”. “nhổm cả dậy để đòi ăn chết cái thuyền”. “Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, mặt hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó”

+ “nó đứng, nó ngồi, nó nằm tuỳ theo sở thích”, “đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền”.

+ Đá ở sông Đà đang bày thành những trùng vi“thạch trận”,(3 vòng vây) Nguyễn Tuân gọi đó là “bong ke chìm” và “pháo đài nổi” .

+ “Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái
thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác thì lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”.

-> Như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược tâm địa hiểm ác.
- Thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, ngôn ngữ ngành quân sự.
SÔNG ĐÀ HUNG BẠO
Thác nước Sông Đà
Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng, vận dụng tri thức nhiều ngành
-> Sông Đà như hung thần nham hiểm, mưu mô, kẻ thù số 1 của con người; đó cũng là nét đẹp hùng vĩ , dữ dôi của Sông Đà.
Những
cái
hút
nước
Mặt ghềnh Hát Loóng
Đá dựng hai bờ sông
Đá trên sông

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Huy Đoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)